1.Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời của các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
2. Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa
9 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc ( tiết 7) : một người chính trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :
- 1 em đọc đoạn 1 bài người ăn xin, trả lời câu hỏi. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương thế nào ?
- 1 em đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trong lịch sử, dân tộc ta có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện “ Một người chính trực các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta. Ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý.
2 Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 đoạn truyện đọc 2-3 lượt.
Đoạn 1 : Từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông
Đoạn 2 : Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3 : Phần còn lại
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS các từ : di chiếu, tham gia chính sự, giám nghị đại phu, trung tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Yêu cầu 1-2 em đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
* Phần đầu : Đọc giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành.
* Phần sau lời Tô Hiến Thành với giọng điềm đạm, dứt khoát, thái độ kiên định
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng và HS đọc thầm từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông
Hỏi : Đoạn này kể chuyện gì ?
+ Trong việc lạp ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 . HS đọc thầm hỏi
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3 lớp đọc thầm.
Hỏi :
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay cho ông dứng đầu triều đình ?
+ Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của Tô Hiến Thành biểu hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
=> HS và GV chốt lại : Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi cíh của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt, cho dân cho nước
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đọc
GV hướng dẫn HS tìm giọng và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn đối thoại theo sựu phân vai
- 1 em dẫn chuyện, 1 em trong vai Thái Hậu và 1 em trong vai Tô Hiến Thành như sau :
Một hôm, Đỗ Thái Hậu và vua tới thăm ông hỏi :
- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông ?
Tô Hiến Thành không do dự đáp :
- Có giám thị đại phu Trần Trung Tá. Thái Hậu ngạc nhiên nói :
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông sao ông không tiến cử, Tô Hiến THành tâu :
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường , còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá
* Lưu ý : Lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn, Lời Thái hậu ngạc nhiên
C. Củng cố-dặn dò :
- Hướng dẫn HS chôt lại nội dung chính , tìm đại ý của bài ?
- GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai.
* Bài sau : Tre Việt Nam
- HS lên bảng đọc và trả lời
- HS đọc nối tiếp 3 lượt 9 em
- HS ngắt và đọc câu đó 3em
- HS đọc theo cặp
- HSđọc cả bài.
- 1 HS đọc bài thành tiếng
- Lớp đọc thầm
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua
- Tô Hiến Thành không nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua
- 1 em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Quan giám thị đại phu Trần Trung Tá
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được ông tiến cử.
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- HS phát biểu.
- 3 em đọc nối tiếp 3 doạn của bài
- HS đọc theo phân vai
- Vài HS nhắc lại
Tập đọc ( tiết 8 ) : TRE VIỆT NAM ( Tr 41)
I. Yêu cầu :
1. Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc( ca ngợi cây tre Việt Nam ) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ
2. Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp – con người Việt Nam giàu tình thương yêu ngay thẳng, chính trực
3. Học thuộc lòng bài thơ em thích
4. Giáo dục các em lòng tự hào về đất nước và con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trong bài
- Bảng phụ viết câu, đoạn thơ còn hướng dẫn HS đọc
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :
- 1 em đọc đoạn 1 bài Một người chính trực
- 1 em đọc đoạn 3 và trả lời vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Cây tre rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người Việt Nam. Tre được dùng vào làm nhiều công việc … Tre có phẩm chất rất đáng quý, tượng trưng cho tính cách cao đẹp của con người Việt Nam. Bài thơ tre Việt Nam hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ như SGK
2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn thơ 2,3 lượt
Đoạn 1 : Từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi
Đoạn 2 : Tiếp theo đến hát ru lá cành
Đoạn 3 : Tiếp theo đến truyền đời cho măng
Đoạn 4 : Phần còn lại
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa, từ mới được chú thích cuối bài
Tự, tử
Áo cộc : áo ngắn
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
Tre xanh, khuất mình, luỹ thành, lưng trần….
- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, phù hợp với từng đoạn thơ, nghỉ hơi tự nhiên.
Ví dụ : Yêu nhiều/ nắng đỏ/ trời xanh
Tre xanh/ không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng/ thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu/ tre gần nhau thêm
Thương nhau / tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên/ hỡi người
Chẳng may thân gãy/ cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc/ truyền đời cho măng
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 -2 em đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài thơ. Giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
+ Đọc câu mở bài : Tre xanh // xanh tự bao giờ ? // giọng chậm và sâu lắng, gợi suy nghĩ liên tưởng.
+ Nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ, chuyện ngày xưa…// đã có bờ tre xanh.
+ Đoạn giữa bài các câu thơ lục bát : phát hiện của tác giả về phẩm chất cao đẹp của tre đọc giọng sảng khoái, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc : không đứng khuất mình, vẫn nguyên cái gốc, đâu chịu mọc cong, lạ thường , có gì lạ đầu
+ 4 dòng thơ cuối bài, thể hiện sự kế tiếp liên tục của các điệp từ, điệp ngữ, cần đọc ngắt nhịp đều đặn ở sau các dấu phẩy kết thúc mỗi dòng thơ. Tạo ra âm hưởng nối tiếp giữa các từ ngữ như các dấu luyến trong âm nhạc
Mai sau ,
Mai sau ,
Mai sau ,
Đất xanh/ tre xanh/ Xanh màu tre xanh
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài
Hỏi : Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam ?
=> Tre có từ rất lâu , từ bao giờ cũng không ai biết tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau.
hỏi : Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù ?
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam
=> Tre có tính chất như người : Biết thương yêu nhường nhịn, đùm bọc che chở cho nhau. Nhìn thế tre tạo nên luỹ nên thành, tạo nên sức mạnh bất lực.
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ?
=> Tre được tả trong bài thơ có tính cách như người : ngay thẳng bất khuất
- Yêu cầu HS đọc thầm , đọc lưu loát cả bài
+ Tìm những hình ảnh búp măng và cây tre mà em thích ? Vì sao em thích những hình ảnh đó.
C. Củng cố-dặn dò :
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc và trả lời câu hỏi 1 SGK
- Đọc và trả lời
- HS quan sát tranh.
- HS đọc 2-3 lượt : 12 em
- HS đọc theo cặp
- 1 em đọc thành tiếng lớp đọc thầm
- Tre xanh/ xanh tự bao giờ/ chuyện ngày xưa …..đã có bờ tre xanh
- HS đọc nối tiếp nhau.
- Cần cù đoàn kết, ngay thẳng
- Ở đâu tre cũng xanh tươi./ Cho dù đất sỏi đá đất voi bạc màu; Rễ siêng không chịu đất nghèo/ từ bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
- Khi bão bùng tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm/ thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ/ tre giàu đức hy sinh nhường nhịn. Lưng trần phơi nắng phơi sương, manh áo cộc tre nhường cho em.
-Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho cốc / măng luôn luôn mọc thẳng : Nòi tre đâu chịu mọc cong, Búp măng non đã mang dáng thắng thân tròn của tre
- HS đọc thầm cả bài
- Có manh áo cộc tre nhường cho con
- Ca ngợi nghững phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam giàu tình thương yêu ngay thẳng chính trực
BÀI 12 : CHÈN BIỂU TƯỢNG VÀ HÌNH ẢNH VÀO VĂN BẢN
I. Yêu cầu :
- Giúp HS biết cách chèn những ký hiệu, ký tự đặc biệt không có trên bàn phím và hính ảnh vào văn bản để trang trí văn bản đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo trình tin học
- Máy vi tính
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
+ Cách gõ các chỉ số ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Bài học hôm nay các em sẽ biết được cách chèn các biểu tượng đặc biệt không có trên bàn phím , và hình ảnh vào văn bản
a. Lý thuyết :
* Chèn biểu tượng
- Đưa con trỏ đến vị trí cần chèn
- Vào Insert chọn lênh Symbol
Hộp thoại xuất hiện
- Kích chuột vào ô Super script
Cách 2 :
Ấn tổ hợp phím
* Cách gõ chỉ số dưới
Cách 1 : Vào Format chọn Font
- Hộp thoại xuất hiện
- Kích chuột vào ô Subscript
Cách 2 :
Ấn tổ hợp phím
b. Thực hành
- HS làm các bài tập 1 trực tiếp trên máy
C. Củng cố-dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài
* Bài sau : Chèn biểu tượng và hình ảnh vào văn bản
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe. Theo dõi GV giới thiệu bài.
- HS theo dõi trên máy tính.
- Cả lớp theo dõi.
- 2 HS thực hiện thao tác
- HS thực hành
File đính kèm:
- tapdoc4l.doc