Bài giảng Tập đọc: người gác rừng tí hon tuần 13

Đọc đúng: truyền sang, loach quách, lén chạy, rắc rối, loai hoai, trộm gỗi, chão

 - Đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

- Hiểu các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

 

doc32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc: người gác rừng tí hon tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt vải và khâu thành sản phẩm. Có thể đính khuy hoặc thêu trang trí sản phẩm). * Hoạt động 4 : HS thực hành làm sản phẩm tự chọn - Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS. - Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành. - HS thực hành nội dung tự chọn. GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành, hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng. * Hoạt động 4. Đánh giá kết quả thực hành và trình bày sản phẩm - Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK . - HS báo cáo kết quả đánh giá. - Trình bày sản phẩm đã hoàn thành - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân. - GV chẩm điểm các sản phẩm đã hoàn thành. - Tuyên dương những cá nhân học tích cực có sản phẩm hoàn chỉnh IV. Nhận xét – dặn dò - Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS. - Chuẩn bị cho tiết sau. ------------------------------------------------ Thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2009 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. Mục tiêu: - Củngg cố kiến thức về đoạn văn. - Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp II. Hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Chấm dàn ý bài trả người mà em thường gặp 2. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả người. 2- Hướng dẫn làm bài tập: - Gọi HS đọc bài tập - Đọc phần gợi ý. - Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn. GV gợi ý: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó. Các câu trong đoạn cần sắp xếp hợp lí. Câu sau làm rõ ý cho câu trước. Trong đoạn văn có thể tả thêm một số nét riêng tiêu biêu biểu về ngoại hình của nhân vật. - Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết 1 đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. - Chú ý: Đoạn văn nhưng cũng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn và câu văn câu sắp xếp hợp lý. - Yêu cầu HS làm bài. GV giúp đỡ 1 số HS - Gọi HS nêu dàn bài đã làm - 1 HS đọc to trước lớp - 4 HS đọc nối tiếp nhau - Học sinh làm bài - HS đọc đoạn văn của mình, nhận xét Đoạn văn VD: 1. Cô Thu còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng 30 tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan, trắng hồng của cô nổi bật đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp. 2. Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta hơn chúng bạn cùng lứa một cái đầu. CVách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng cười rất có duyên của cậu. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh viết lại đoạn văn nếu chưa đạt, chuẩn bị luyện tập làm biên bản cuộc họp. Toán CHIA MỘT SỐ PHẬP PHÂN CHO 10; 100; 1000;... I- Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết và vận dụng được quy tắc chia một số phập phân cho 10; 100; 1000;... II- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... a) Ví dụ1: GV yêu cầu đặt tính và thực hiện tính: 213,8 : 10 = - GV nhận xét. ? Em hãy nêu rõ SBC, số chia, thương trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38. ? Em có nhận xét gì về SBC 213,8 và thương 21,38. ? Vậy khi muốn tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương là bao nhiêu? - GV viết nhận xét lên bảng b) Ví dụ 2: GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính: 89,13 : 100. - Tiến hành tương tự như VD 1 ? Nêu số bị chia, số chia, thương của phép chia 89,13 : 100 = 0,8913. ? Em có nhận xét gì về SBC 89,13 và thương 0,8913. ? Vậy khi tìm thương phép chia 89,13 : 100 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào? - GV ghi nhận xét 2 lên bảng. GV nêu VD 125,6 : 1000 = ? Yêu cầu HS không thực hiện tính, hãy viết ngay kết quả của phép chia trên? ? Vì sao em viết ngay được kết quả trên? c) Quy tắc chia một số TP với 10, 100, 1000: ? Muốn chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... ta làm như thế nào? 3. Luyện tập, thực hành Bài 1: GV yêu cầu HS tính nhẩm - GV theo dõi, nhận xét. Bài 2a,b - GV yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài. - Cho HS nêu cách nhẩm. ? Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số TP cho 10 và nhân một số TP với 0,1. => GV chốt ý đúng. Bài 3: Gọi HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò: Làm VBT ở nhà. - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào nháp 213,8 13 3 8 80 0 10 21,38 + Số bị chia : 213,8 + Số chia : 10 + Thương : 21,38 - Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang trái 1 chữ số thì ta được thương là 21,38 - Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của 213,8 sang trái một chữ số ta đsược thương là 21,38. - 1 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp làm vào giấy nháp. 89,13 : 100 = 0,8913 + SBC là: 89,13 , số chia là 100, thương là 0,8913. + Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được thương 0,8913. - Ta chuyển dấu phẩy của 89,13 sang trái hai chữ số ta được thương là 0,8913 - HS nối tiếp nêu kết quả 125,6 : 1000 = 0,1256 - HS nêu: Chuyển dấu phẩy sang trái 3 chữ số - Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 1, 2 , 3 chữ số. - 3 HS nối tiếp nêu quy tắc chia ( SGK) - HS tính nhẩm, đọc kết quả trước lớp. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. - HS nêu: Đều chuyển dấu phẩy sang trái - 1 HS đọc đề toán - 1 HS lên bảng – lớp làm vở. Giải Số gạo đã lấy đi là : 537,25 : 10 = 53,725 ( tấn) Số gạo còn lại trong kho là: 537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn) Đáp số: 483,525 tấn - Nhận xét, chuẩn bị. Khoa học ĐÁ VÔI I- Mục tiêu: HS biết: - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của chúng. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II- Đồ dùng dạy học - Hình trang 54,55 (sgk). - Sưu tầm tranh ảnh về hang động đá vôi. - Một vài hòn đá vôi, ... III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim nhôm. ? Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì. 2- Bài mới 1. Giới thiêu bài: Ở nước ta có rất nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào? Đá vôi có tính chất và lợi ích gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Hoạt động1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 (sgk). Đọc tên các vùng núi đá vôi. ? Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi. GV nhận xét: ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử. - HS quan sát tranh trong SGK - HS nối tiếp kể tên những địa danh mình biết. + Động Hương Tích ở Hà Tây + Vịnh Hạ Long ởQuảng Ninh + Hang động Phong Nha ở Quảng Bình + Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng + Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi * Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, làm thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cọ hai hòn đá cuội và đá vôi vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét. - Gọi đại diện nhóm mô tả hiện tượng và trình bày kết quả thí nghiệm, nhóm khác bổ sung. Thí nghiệm 2: Dùng bơm tiêm hút dấm trong lọ nhỏ dấm vào đá vôi và đá cuội. - Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ? Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì? GV: Qua thí nghiệm chúng ta thấy đá vôi không cứng lắm có thể vỡ vụn. Trong giấm chua có a-xít. Đá vôi có tác dụng với a-xít tạo thnàh chất khác và khí các-bô-níc bay lên tạo thnàh bọt. Có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. - HS hoạt động nhóm 4 thực hiện thí nghiệm + Khi cọ xát một hòn đá cuội và hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị bào mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá vôi có màu trắng, đó là vụn của đá vôi. + Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội. - Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có hiện tượng gì, giấm bị chảy đi. + Đá vôi không cứng lắm, dễ bị bào mòn, khi nhỏ dấm vào thì sủi bọt. * Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi. - Yêu cầu HS thảo luận cặp trả lời: ? Đá vôi được dùng để làm gì? ? Trong quá trình sử dụng và khai thác chúng ta cần chú ý những điều gì? ? Nêú không thực hiện tốt điều đó sẽ có những ảnh hưởng gì đến đời sống của con người? GV ghi lên bảng. GVKL: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để xây nhà, lát đường, làm phấn viết, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, tạc đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hoá, nghệ thuật... 3. Củng cố- dặn dò: - Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ta làm thế nào? - Liên hệ: Lèn Quỳnh xuân. - Đọc mục Bạn cần biết Nhận xét tiết học - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. + Đá vôi dùng đẻ nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm... - Học sinh tiếp nối nhau nêu + Ta có thể cọ xát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ a-xít loãng hay giấm. - 3 HS nối tiếp đọc mục ghi nhớ Sinh hoạt : TUẦN 13 I Mục tiêu -Đáng giá hoạt động tuần 13 - Rút kinh nghiệm tuần sau -Vạch kế hoạch tuần 14 II Nội dung sinh hoạt 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 13 + Nề nếp + Sinh hoạt 15 phút + Lao động vệ sinh + Học tập ở nhà: Tương đối tốt 2 . GV đánh giá chung + Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ - Học tăng buổi đi đầy đủ + Sinh hoạt 15 phút: Tốt + Học tập: vắng 0 + Lao động vệ sinh : Tốt + Tổ dẫn đầu: tổ 3 3 Kế hạch thời gian tới :(Tuần 14) - Khắc phục tồn tại tuần 13 - Chăm sóc bồn hoa,cây cảnh. - Nạp các loại quỹ. - Khảo sát chất lượng tháng 11

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 13 KTKN.doc
Giáo án liên quan