- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, nhõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.Trả lời được câu hỏi
1, 2 ( SGK ) .
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc: ngôi nhà (2 tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền chữ s hay x.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh.
Giải
Xe lu, dòng sông
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
-------------------bad-------------------
Kể chuyện: BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I.Mục tiêu :
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
- Tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo với cha mẹ.
** HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Đồ dùng để đóng vai: khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già.
-Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC :
GV yêu cầu học sinh học mở SGK trang 81 để kể lại câu chuyện đã học. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :Qua tranh GTB và ghi tựa.
Hôm nay các em sẽ nghe câu chuyện cổ tích Nhật Bản có tên là: Bông hoa cúc trắng. Câu chuyện kể về một bạn nhỏ nhà nghèo rất hiếu thảo, yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đã làm cảm động cả thần tiên khiến thần tiên giúp bạn chữa khỏi bệnh cho mẹ. Vì sao truyện có tên là Bông hoa cúc trắng? Các em sẽ nghe cô kể lại câu truyện này để biết điều đó nhé.
Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.
Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.
Lời cụ già: ôn tồn.
Lời cô be: ngoan ngoãn lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đến các cánh hoa: “ Trời ! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa! ”.
Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
Hướng dẫn HS kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Sư tử và chuột nhắt”.
HS khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
Trong một túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Con mời thầy thuốc về đây”
Người mẹ ốm nói gì với con?
4 học sinh (thuộc 4 tổ) hoá trang theo vai và thi kể mẫu đoạn 1.
HS cả lớp nx các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai người mẹ, cụ già, cô bé để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Là con phải yêu thương cha mẹ.
Con cái phải chăm sóc yêu thương khi cha mẹ đau ốm.
Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên.
Tấm lòng hiếu thảo của cô bé giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện (các em có thể nói theo suy nghĩ của các em).
4 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
-------------------bad-------------------
TN-XH: CON MUỖI
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
- Nêu một số tác hại của muỗi.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ .
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
II.Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về con muỗi.
- Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài.
?Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
Nuôi mèo có lợi gì?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:GVgiới thiệu vàghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi.
Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo cặp 2 học sinh, em này đặt câu hỏi em kia trả lời và đổi ngược lại cho nhau.
Con muỗi to hay nhỏ?
Con muỗi dùng gì để hút máu người?
Con muỗi di chuyển như thế nào?
Con muỗi có chân, có cánh, có râu hay không?
Bước 2: Giáo viên treo tranh phóng to con muỗi trên bảng lớp và gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung và hoàn thiện cho nhau.
KL: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cách. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu của người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
MĐ: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động.
Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình.
Nội dung Phiếu thảo luận:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Câu 1: Muỗi thường sống ở:
Các bụi cây rậm.
Cống rãnh.
Nơi khô ráo, sạch sẽ.
Nơi tối tăm, ẩm thấp.
Câu 2: Các tác hại do muỗi đốt là:
Mất máu, ngứa và đau.
Bị bệnh sốt rét.
Bị bệnh tiêu chảy.
Bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiểm khác.
Câu 3: Người ta diệt muỗi bằng cách:
Khơi thông cống rãnh
Dùng bẩy để bắt muỗi.
Dùng thuốc diệt muỗi.
Dùng hương diệt muỗi.
Dùng màn để diệt muỗi.
Bước 2: Thu kết quả thảo luận:
Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Giáo viên bổ sung thêm cho hoàn chỉnh
Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ.
Mục đích: HS biết cách tránh muỗi khi ngủ.
Các bước tiến hành:
Giáo viên : Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
GV kết luận:Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
3.Củng cố : Hỏi tên bài:
Gọi HS nêu những tác hại của con muỗi.
Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Nhận xét. Tuyên dương.
4.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi.
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát tranh vẽ con muỗi và thảo luận theo cặp.
Con muỗi nhỏ.
Con muỗi dùng vòi để hút máu người.
Con muỗi bằng cánh.
Muỗi có chân, cánh, có râu.
Học sinh nhắc lại.
Thảo luận theo nhóm 4 em học sinh.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, c, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, d, e
Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi.
Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.
Hoạt động lớp: mỗi học sinh tự suy nghĩ câu trả lời và trình bày trước lớp cho các bạn và cô cùng nghe.
Khi ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt.
Khi ngủ cần dùng hương diệt muỗi để tránh muỗi đốt.
HS tự liên hệ và nêu như bài đã học
Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Thực hành nằm màn để tránh muỗi đốt.
--------------------bad-------------------
An toàn giao thông: Tiết 7 KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI NGỒI TRÊN THUYỀN
I.MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận thức được sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền
- Hình thành cho HS luôn có ý thức : Khi ngồi trên thuyền không được đùa nghịch và luôn mặc áo phao.
- HS thực hiện tốt LLATGT
II. CHUẨN BỊ: GV - Tranh, ảnh có liên quan đến bài học -
HS : Sách truyện tranh Thò và Rùa cùng em học ATGT (bài 7)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ : (5’) Đọc thuộc ghi nhớ bài 5
B. Bài mới :25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)HĐ1: Giới thiệu bài học : Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền
2.HĐ2 : Quan sát tranh, trả lời câu hỏi :
Chia lớp 3 nhóm, giao nhiệm vụ :
- Nhóm 1,2 quan sát và nêu nội dung của mỗi nội dung của 3 bức tranh
-Khi về thăm bà ngoại, mẹ và hai anh em An đi bằng phương tiện gì ?
-Mẹ đã làm gì cho 2 anh em An trước khi xuống thuyền?
- Khi ngồi trên thuyền, hai anh em An đã làm gì ?
- Việc làm của hai anh em An có nguy hiểm không, tại sao?
KL : Khi đi lại bằng thuyền tất cả mọi người đều phải mặc áo phao
-Khi ngồi trên thuyền các em phải ngồi ngay ngắn và không được đùa nghịch.
3.HĐ3 : Tổ chức trò chơi đi thuyền an toàn
- HD học sinh chơi (SGV trang 17)
Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài
4.Củng cố, dặn dò : (5)
Đọc lại ghi nhớ
Kể chuyện bài 7
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm lên trì nh bày
Nhận xét bổ sung
- Bằng thuyền
- Mặc áo phao
- Đùa nghịch
- Rất nguy hiểm
Có thể xảy ra tai nạn
Đọc theo
HS tham gia chơi
--------------------bad---------------------------------------bad-------------------
File đính kèm:
- TUAN 28 lop1.doc