Bài giảng Tập đọc cây bàng tuần học 33

Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

-Bước đầu biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

2. Ôn các vần oang, oac; tìm được tiếng trong bài có vần oang, tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oa.

3. Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc cây bàng tuần học 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bài vẽ đã học. *Phầnbổsung:……………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (sgk / 174 – TGDK: 40̕ ) I.Mục tiêu : - Biết đọc, viết, đếm các số đến 100. - Biết cấu tạo số có hai chữ số. - Biết cộng và trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. II.Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng học toán 1. III.Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động đầu tiên:KTBC: - Gọi học sinh chữa bài tập số 4 trên bảng lớp - Nhận xét KTBC của học sinh 2. Hoạt động dạy – học bài mới: * Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập + Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hành ở VBT. Gọi học sinh đọc lại các số vừa được viết. * Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hành trên bảng từ theo hai tổ. Gọi học sinh đọc lại các số được viết dưới vạch của tia số. * Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: (cột 1, 2, 3) Cho học sinh làm VBT và tổ chức cho các nhóm thi đua hỏi đáp tiếp sức bằng cách: 45 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 45 gồm 4 chục và 5 đơn vị. + Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài: (cột 1, 2, 3, 4) Cho học sinh thực hiện VBT và chữa bài trên bảng lớp. 3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Hỏi tên bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. - Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. *Phầnbổsung:……………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 01 tháng 5 năm 2009 Kể chuyện CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN (sgk / 135 – TGDK: 40̕ ) I.Mục tiêu : -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, kể lại được từng đoạn câu chuyện dưa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh(HS giỏi) - Biết được lời khuyên cuả truyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ bị cô độc. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý. -Dụng cụ hoá trang: Mặt nạ gà trống, gà mái, vịt, chó con. -Bảng nghi nội dung chinh 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động đầu tiên: KTBC : - Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”. - Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét bài cũ. 2. Hoạt động dạy – học bài mới: * Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Hôm nay, các em nghe cô kể câu chuyện có tên là “Cô chủ không biết quý tình bạn”. Với câu chuyện này các em sẽ hiểu: Người nào không biết quý tình bạn, thích thay đổi bạn, “có mới nới cũ”, thì sẽ gặp chuyện không hay. * Hoạt động 1: Kể chuyện - GV kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để HS dễ nhớ câu chuyện: + Kể lần 1 để HS biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú. + Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp HS nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hoá để đổi chác. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: - Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1. Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4 * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể toàn câu chuyện Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. + Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì 3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. *Phầnbổsung:……………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chính tả (Nghe - viết) ĐI HỌC (TGDK: 40̕ ) I.Mục tiêu: -HS nghe viết chính xác,trình bày đúng hai khổ thơ đầu bài thơ Đi học Trong khoảng 15 – 20 phút. Điền đúng vần ăn hay ăng, chữ ng hay ngh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (sgk). II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ- Nội dung hai khổ thơ cần chép và bài tập 2 và 3. III.Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động đầu tiên: KTBC : - Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. - GV đọc cho HS cả lớp viết các từ ngữ sau: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non. - Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2. Hoạt động dạy – học bài mới: * GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Đi học”. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả - HS đọc lại hai khổ thơ đã được GV chép trên bảng. - Cho HS phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con. - Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp. - GV đọc từng dòng thơ cho học sinh viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: + GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. - Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn b/t giống nhau của các bài tập. - Gọi HS làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. *Phầnbổsung:……………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………… Thủ công CẮT DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 2)(TGDK: 35̕ ) I.Mục tiêu: - HS biết vận dụng kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà. - Cắt dán được ngôi nhà yêu thích.Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. II.Đồ dùng dạy học: - Bài mẫu một số học sinh có trang trí. - Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán, 1 tờ giấy trắng làm nền. - Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … . III.Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động đầu tiên:KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. - Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 2. Hoạt động dạy – học bài mới: * Giới thiệu bài, ghi tựa. * Hoạt động 1: Kẻ, cắt hàng rào, hoa, lá, Mặt trời, … - Gọi HS nêu lại cách kẻ và cắt các nan giấy để dán thành hành rào. - GV gợi ý HS vẽ và cắt hoặc xé những bông hoa có lá có cành, mặt trời, mây, chim, … bằng nhiều màu giấy để trang trí cho thêm đẹp. - Tổ chức cho các em thực hành yêu cầu 1. * Hoạt động 2: HS thực hiện dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy - GV nêu trình tự dán và trang trí. + Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau + Dán các cửa ra vào và cửa sổ. + Dán hàng rào hai bên nhà cho thêm đẹp. + Trên cao dán ông Mặt trời, mây, chim, … + Xa xa dán các hình tam giác làm các dãy núi cho bức tranh thêm sinh động. - Quan sát giúp HS yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp và tổ chức trưng bày sản phẩm. 3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương các em về kĩ năng cắt dán các hình. - Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán… để kiểm tra chương III Kĩ thuật cắt dán giấy. *Phầnbổsung:……………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sinh hoạt tập thể Đánh giá nhận xét tình hình học tập và rèn luyện trong tuần: * HS tự đánh giá theo tổ. * Nêu trước lớp – các tổ khác nhận xét. * GV đánh giá chung: 1.Về nề nếp: HS đi học chuyên cần, đúng giờ , ra vào lớp trật tự. 2.Về học tập: Qua phần tập đọc đa số các đọc bài tốt, học bài và làm bài đầy đủ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, một số em làm bài còn chậm (Hiếu, Tùng, Mai) 3.Về vệ sinh: HS đi học mặc đồng phục sạch sẽ, gọn gàng, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. II. Kế hoạch tuần 34: Đi học chuyên cần, đúng giờ. Nghỉ học phải xin phép. Trật tự khi nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của cô giáo. Thực hiện tốt việc ôn bài đầu buổi theo hướng dẫn của GV và đôi bạn cùng tiến. Tăng cường ôn tập để kiểm tra cuối năm đạt kết quả cao. Trật tự, nhanh nhẹn khi ra vào lớp. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Không nói tục, chửi thề. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ : GV chia mỗi tổ làm trực nhật 1 buổi. Tiếp tục tiết kiệm tiền ăn quà(2 tuần 1 lần) để nuôi heo đất giúp bạn nghèo. Thực hiện tốt ATGT. KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docTuan 33.doc
Giáo án liên quan