MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1
1.1. Khái niệm phương pháp dạy học 2
1.1.1. Khái niệm về phương pháp hoạt động 2
1.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học 2
1.1.3. Các cấp độ của phương pháp dạy học 4
1.2. Bản chất và cấu trúc của phương pháp dạy học 6
1.2.1. Bản chất của phương pháp dạy học 6
1.2.2. Cấu trúc của phương pháp dạy học 9
1.2.3. Vai trò, vị trí của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học 9
1.3. Phân loại phương pháp dạy học 10
1.3.1. Một số cách phân loại phương pháp dạy học truyền thống 10
1.3.1.1. Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong QTDH 10
1.3.1.2. Phân loại theo con đường tiếp nhận tri thức: 11
1.3.1.3. Phân loại theo hướng tiếp cận: 11
1.3.1.4 Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học 11
1.3.2. Những điều kiện qui định việc lựa chọn phương pháp dạy học 15
1.4. Khái quát và so sánh một số quan điểm dạy học hiện nay 16
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai phương pháp dạy học hiệu quả 24
2.1.1. Những yêu cầu thay đổi của môi trường và đặc tính cần có của nguời học hiện nay 24
2.1.2 Vai trò mới của người dạy 26
2.2. Các mô hình dạy học 60
2.2.1. Dạy học trực tiếp 61
2.2.1.1. Khái niệm: 61
2.2.1.2. Đặc điểm: 61
2.2.1.3. Các bước tiến hành 61
2.2.2. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề 62
2.2.2.1. Khái niệm 62
2.2.2.2. Quá trình triển khai PBTL bao gồm: 62
2.2.2.3. Vai trò của người dạy trong PBTL là gì? 63
2.2.3. Dạy học dựa trên nghiên cứu (Research Based-Teaching/Learning-RBTL) 65
2.2.3.1. Khái niệm 65
2.2.3.2. Đặc điểm 66
2.2.3.3. Các bước tiến hành 67
2.3. Kỹ thuật triển khai các phương pháp dạy học tích cực 72
2.3.2. Phương pháp làm việc nhóm 74
2.3.3. Phương pháp tình huống 76
2.3.4. Phương pháp dạy học cho lớp đông 78
2.3.5. Phương pháp dạy học qua đóng vai 80
2.3.6. Phương pháp thuyết trình (tích cực) 81
2.3.7. Phương pháp đánh giá bài giảng 84
2.4. Lập đề cương chương trình môn học, kế hoạch bài giảng. 86
2.4.1. Khái niệm giờ dạy hiệu quả, tích cực 86
2.4.2. Lập đề cương chương trình môn học (syllabus) 86
2.4.3. Lập kế hoạch bài giảng (giáo án) 87
2.5. Vấn đề quản lý lớp học 89
2.6. Rèn luyện phong cách khoa học trong học tập cho học sinh 92
2.6.1. Nghe giảng 92
2.6.2. Ghi chép 94
2.6.3.Tự học 97
2.6.4. Biết cách học còn là biết tranh luận 101
2.6.5. Thực tập 102
2.6.6. Làm bài, viết báo cáo 105
2.6.7. Thuyết trình 108
2.7. Rèn luyện những đức tính cần thiết cho công tác khoa học cho HS 110
2.7.1. Óc quan sát 111
2.7.2. Trí nhớ nhanh, bền 112
2.7.3. Tính tò mò, tìm hiểu 114
2.7. 4. Trí tưởng tượng phong phú 115
2.7.5. Nghị lực kiên trì 117
CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG TIỆN TRONG QTDH 122
3.1. Dạy và học theo quan điểm truyền thông tin 123
3.1.1. Quá trình truyền tin 123
3.1.2. Dạy học là quá trình truyền tin hai chiều 123
3.2. Công nghệ dạy học và phương tiện dạy học 124
3.2.1. Quan niệm về công nghệ dạy học và phương tiện dạy học 124
3.2.2. Phân loại công nghệ và phương tiện dạy học 125
3.2.3. Vai trò của công nghệ và phương tiện dạy học 126
3.2.4. Cách lựa chọn công nghệ và phương tiện trong dạy học 127
3.2.4.1. Cách lựa chọn 127
3.2.4.2. Các nguyên tắc sử dụng phương tiện 129
3.2.5. Xu hướng sử dụng công nghệ trong dạy học, mặt mạnh và mặt yếu 130
3.3. Các loại phương tiện dạy học truyền thống 131
3.3.1. Bảng viết 131
3.3.2. Bảng trình bày 132
3.4. Về việc sử dụng một số loại phương tiện và công nghệ truyền thống trong dạy học 132
3.4.1. Các phương tiện nghe nhìn 132
3.4.1.1. Hình tĩnh 132
3.4.1.2. Vật thật 133
3.4.1.2. Phim và TV 133
3.4.2. Về công nghệ sử dụng máy chiếu hắt (overhead) 134
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỚI 136
4.1. Đa phương tiện và các công cụ dạy học hiện đại 137
4.1.1. Sự phát triển của CNTT và truyền thông mới (NICT) - vai trò của chúng trong giáo dục 137
4.1.2. Đa phương tiện và công cụ lưu trữ, ghi chép, trình diễn thông tin 139
4.1.3. CD-ROM và các cơ sở dữ liệu có thể khai thác để dạy và học 141
4.1.4. Các thành tựu của các ngành khoa học kỹ thuật khác nhờ tác động của CNTT có tác động đến việc dạy và học 141
4.2. Sự phát triển và vai trò của NICT trong giáo dục 143
4.2.1. Mạng máy tính và Internet 143
4.2.2. E-Learning 144
4.2.3. Thời đại mới và cuộc cách mạng trong giáo dục 146
4.2.4. Yêu cầu đối với nhà giáo, vai trò và vị trí của nhà giáo 148
hệ mới đem lại.
- Nhiều trường đại học ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thế giới và bắt đầu xuất hiện ở nước ta, trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet. Triển vọng của loại hình học tập này rất to lớn, vì nó giúp thực hiện được giấc mơ gần như huyền thoại của mọi người học là có thể hấp thụ một nền giáo dục chất lượng cao đối với bất cứ người nào, bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời điểm nào.
Lớp học ảo của AT&T cho thấy công nghệ máy tính đang thay đổi cách thức truyền thụ kiến thức trong giáo dục-đào tạo. Học sinh từ các lớp tiểu học cho đến đại học đều có thể tận dụng sự linh hoạt và những lựa chọn được cung cấp qua Web. Việc sử dụng lớp học trực tuyến (on-line) để bổ trợ cho giáo dục đang trên đà phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong các xu hướng mới trong giáo dục hiện nay, có nhiều người cho rằng học tập trực tuyến sẽ trở thành một phần chính trong quá trình học tập của mỗi người trong thế kỷ mới.
Chương trình lớp học ảo của AT&T được tiến hành hoàn toàn trên mạng và dành cho tất cả các trường có truy cập Internet. Chương trình này đang trở thành một phương tiện "học mà chơi, chơi mà học" giúp cho học sinh tận dụng Internet để học thông qua Web và đồng thời cung cấp thông tin nhiều chiều tới học sinh.
Hiện nay, tại các trường đại học như California, cung cấp khoảng 17.000 khoá học trên Internet, cho phép đặt mua giáo trình, tương tác với bạn cùng lớp bằng hình thức thảo luận theo luồng, ngoài ra còn trợ giúp luyện thi vào trường đại học trên Examweb.com. Đại học Columbia (Mỹ) và London School of Economics còn mời những nhà khoa học đạt giải Nobel để soạn thảo các chương trình giảng dạy trên mạng.
4.2.3. Thời đại mới và cuộc cách mạng trong giáo dục
Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có có tổng kết 3 mô hình giáo dục trong bảng 1. Trong các mô hình trên, mô hình "tri thức" là mô hình giáo dục hiện đại nhất hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của NICT - mạng Internet (Bảng 1). Cùng với mô hình mới nhất này những yếu tố thay đổi sâu sắc sau đây trong giáo dục đang xuất hiện:
Yếu tố thời gian sẽ không còn ràng buộc chặt chẽ: xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ;
Yếu tố không gian sẽ không còn quá câu thúc: xuất hiện khả năng sinh viên tham gia học tập mà không cần đi đến trường đại học;
Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều, vì xuất hiện các lớp ảo có quy mô lớn mà không cần trường lớp kiểu thông thường;
Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục nữa: sinh viên phải học cách truy tìm thông tin họ cần, đánh giá và xử lý thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp;
Mô hình
Trung tâm
Vai trò người học
Công nghệ
Truyền thống
Người dạy
Thụ động
Bảng/TV/Radio
Thông tin
Người học
Chủ động
PC
Tri thức
Nhóm
Thích nghi
PC + mạng
Mối quan hệ người dạy- người học theo chiều dọc sẽ được thay thế bởi quan hệ theo chiều ngang, người dạy trở thành người thúc đẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thật sự chủ động và thích nghi. Nhóm trở nên rất quan trọng vì là môi trường để đối thoại, tư vấn, hợp tác.
Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hoá vì không còn bị ràng buộc về không gian và thời gian. Ngôn ngữ trở thành một yếu tố thúc ép mạnh.
Việc đánh giá không còn dựa nhiều vào kết quả thi cử như trước nay, mà dựa nhiều hơn vào quá trình tiêu hoá tri thức để trở thành lành nghề, biểu hiện ở năng lực tiến hành nghiên cứu, thích nghi, giao tiếp, hợp tác.
Sự khác biệt giữa các loại hình và cấp bậc giáo dục (tiểu học, trung học, đại học, dạy nghề..) sẽ ít quan trọng hơn trước đây, và giáo dục thường xuyên sẽ trở thành quan trọng nhất.
Nói tóm lại, ở bước ngoặt đi vào nền văn minh trí tuệ hiện nay, NICT đang tạo ra những thay đổi mang mầm mống của một cuộc cách mạng giáo dục thực sự, ở đó những cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ "không gian-thời gian-trật tự thang bậc" sẽ bị phá vỡ.
Nhận thức được vai trò của NICT trong việc thúc đẩy giáo dục nói riêng và sự hình thành nền kinh tế tri thức nói chung, một số quốc gia đã hết sức lưu ý đến việc tạo điều kiện tận dụng triệt để công nghệ mới đó trong giáo dục. Xin nêu vài ví dụ.
- Trong "Chiến lược mới về giáo dục"5) của Hàn Quốc được xây dựng vào cuối thế kỷ 20 có đặt mục tiêu là xây dựng một nền giáo dục sao cho bất cứ người dân nào của Hàn Quốc đều có thể hấp thụ một nền giáo dục chất lượng cao bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời điểm nào. Và chính vì mong muốn đạt được mục tiêu gần như huyền thoại ấy mà trong chiến lược giáo dục nói trên, cựu Tổng thống Hàn quốc Kim Yung Sam đã quyết định thành lập một Trung tâm công nghệ đa phương tiện (multimedia) phục vụ giáo dục tại Xêun mà chính ông làm Trưởng ban trù bị xây dựng. Chiến lược này có kỳ vọng lớn là biến xã hội Hàn quốc thành một xã hội học tập, các công dân tương lai của Hàn quốc thành những người "công dân của thế giới", có khả năng sống hoà hợp và khả năng cạnh tranh với các dân tộc khác.
- ở Nhật Bản tại Học viện Quốc gia Giáo dục Đa phương tiện (National Institute of Multimedia Education - NIME) tại Tokyo có xây dựng một Hệ thống Hợp tác Không gian SCS (Space Collaboration System) bao gồm mạng lưới vệ tinh liên đại học của Nhật Bản với 133 đầu cuối đặt tại 100 trường đại học Nhật Bản (1998) và trung tâm đặt tại NIME, dùng công nghệ thực tại ảo (virtual reality) liên kết đào tạo sau đại học và đại học. SCS có thể được sử dụng để cùng chia sẻ các lớp học, các cuộc thảo luận, các hội thảo từ các địa điểm xa nhau.
4.2.4. Yêu cầu đối với nhà giáo, vai trò và vị trí của nhà giáo
Theo các mô hình thông tin và mô hình tri thức vai trò của nhà giáo thay đổi một cách cơ bản so với theo mô hình truyền thống, họ không còn là người truyền thụ kiến thức, mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Từ đó có người hỏi: vậy thì vị trí của nhà giáo trong thời đại mới như thế nào, họ có bị “ra rìa” không, câu ngạn ngữ "không thầy đố mày làm nên" của dân ta có còn đúng nữa không?
Chúng tôi cho rằng vai trò của nhà giáo thay đổi, nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới.
Tác dụng của sự tương tác trong việc dạy và học được nhấn mạnh ở mọi nơi, đặc biệt trong mô hình tri thức qua vai trò của nhóm. Có thể nói khi nhấn mạnh sự tương tác, vị trí của một đối tác có bề dày về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xử lý thông tin sẽ nổi trội, sự đóng góp của đối tác đó cho tập thể sẽ rất lớn không phải bằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự uyên bác của mình. Rõ ràng là nhà giáo đại học có thể và cần phải khẳng định vị trí của mình trong các mối tương tác đó.
Nhà giáo đại học hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục nói trên. Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo đại học lên rất nhiều so với trước đây. Với cơ hội mà NICT đưa lại, những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo có giá trị thật sự của bất kỳ một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn trong bốn bức tường lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo đại học thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây.
Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin không hề giảm, và có cơ hội tăng lên. Tuy nhiên việc có giữ vững và nâng cao được vị trí đó hay không còn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Câu hỏi và bài tập
1. Công nghệ mới đóng vai trò như thế nào trong các cuộc cải cách giáo dục hiện nay? Anh (chị) hãy chứng minh tính ưu việt của các công nghệ đó trong việc dạy và học môn chuyên ngành của mình.
2. Thực hành: Anh (chị) hãy chọn 1 bài trong chương trình phổ thông thuộc chuyên ngành của mình và chuẩn bị dạy học bài học đó theo các nội dung sau:
a. Xác định kiến thức cơ bản của bài học.
b. Xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt.
c. Xác định các khó khăn trong việc dạy và học bài học đó.
d. Xây dựng giải pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn đó (lựa chọn phương tiện gì, sử dụng chúng như thế nào?...).
e. Thiết kế các đồ dùng dạy học cho các phương tiện dạy học đã chọn (Các bản chiếu cho Overhead, Slide trên PowerPoint, các trang Web...).
f. Thực hiện dạy học bài học trên.
tài liệu tham khảo
tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Jean-Marc Denomme & Madeleine Roy. Tiến tới một sư phạm tương tác. NXB Thanh niên, 2000
2. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại. NXB ĐHQGHN, 2001
3. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê. Giáo dục học đại cương. NXB GD, 1997
4. Sổ tay PPSP hành chính. NXB Thống kê, 2000
5. Sổ tay PPL dạy học. Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội. Helvetas Vietnam, 2002
6. Giáo dục học đại học. Tài liệu bồi dưỡng NVSP. KSP ĐHQGHN, 2003
7. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB GD, 1998
8. Allan C. Ornstein. Strategies for Effective teaching. New York, 1990
9. Susan Capel, Marilyn Leask & Tony Turner. Learning to Teach in the Secondary School. 2000
10. Richard I. Arrends. Learning to Teach. Mc Graw Hill, 1998
tài liệu tham khảo lựa chọn
1. Richard I. Arends. Exploring Teaching. Mc. Graw Hill, 1998
2. Dale H.Schunk. Learning Theories. 2000
3. Madeline Hunter. Mastery Teaching: Increasing Instructional Effectiveness in Elementary, Secondary School, Colleges and Universities. 2000
4. Lorin W. Anderson & David R. Krathwohl. A taxonomy for Learning, Teaching and Assessing. 2001
5. А.В. Хуторской. Современная дидактика. Москва, 2003
6. Педагогика (под ред. ак. П.И.Пидкасистого). Москва, 2002.
Các loại học liệu khác
- Băng hình các giờ dạy mẫu của Bộ GD-ĐT, của Khoa Sư phạm-ĐHQGHN phát hành; băng ghi hình giờ thao giảng giáo viên dạy giỏi các cấp; băng ghi hình giờ thực hành của sinh viên các khoá trước (tại Khoa cũng như tại các cơ sở TTSP)
- Băng hình các giờ dạy của giáo viên nước ngoài
- Một số phần mềm hỗ trợ dạy học