- Chủ yếu là kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng .Học sinh đọc thông thạo các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2 (phát âm rõ , tốc độ đọc tối thiểu 45 , 50 chữ trên phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu)
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu . Học sinh cần trả lời được 1->2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
110 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÏC :
Hoạt động 1 : Bài cũ : Điện thoại
Gọi 2 học sinh đọc bài :
Nói những điều cần ghi nhớ khi nói chuyện qua điện thoại hoặc kể về việc học sinh đã thực hành nói chuyện điện thoại như thế nào (với học sinh ở nhà có điện thoại)
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài
Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài
Hướng dẫn học sinh luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng dòng thơ
Luyện đọc các từ : cũng mệt , kẽo cà , tiếng võng ,mẹ quạt , giấc tròn .
Đọc từng đoạn trước lớp
Đoạn 1 : 2 dòng đầu
Đoạn 2 : 6 dòng tiếp
Đoạn 3 : còn lại
Hướng dẫn ngắt nhịp
Lặng rồi / cả … ve /
Con ve cũng mệt / vì …oi /
Những … sao / thức … kia/
Chẳng bằng mẹ / đã … con /
Giải nghĩa từ : nắng oi , giấc tròn SGK
Giáo viên : con ve : loài bọ có cánh trong suốt sống trên cây , ve đực kêu “ve ve” vào mùa hè .
Võng : đồ dùng để nằm được bện , tết bằng sợi hay làm bằng vải , hai đầu mắc vào tường cột nhà hoặc thân cây .
Đọc từng đọan trong nhóm .
Thi đọc giữa các nhóm
Đọc đồng thanh .
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Thảo luận nhóm các câu hỏi
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức ?
Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc ?
Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?
Học sinh theo dõi
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng (hoặc liền 2 dòngHọc sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Học sinh luyện đọc ở bảng ph
Nhóm trưởng phân công mỗi bạn đọc một đoạn .
Học sinh đọc tiếp sức (cá nhân , đồng thanh) theo đoạn
Cả lớp đọc
… tiếng ve cũng lặng đi vì ve cũng mệt trong đêm hè oi bức
… mẹ vừa đưa võng vừa hát ru , vừa quạt cho con mát .
… hình ảnh những ngôi sao “ thức ” trên bầu trời đêm ; ngọn gió mát lành .
Học thuộc lòng bài thơ
Học sinh tự đọc nhẩm bài thơ 2 , 3 lần .
Giáo viên ghi bảng các từ đầu dòng thơ : Lặng rồi … Con ve …
Từng cặp học sinh : 1 em nhìn bảng đọc thuộc từng đoạn , em kia nghe và kiểm tra – Sau đó đổi vai
Các nhóm cử đại diện thi đọc thuộc lòng bài thơ – Giáo viên ghi điểm .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Bài thơ giúp em hiểu về người mẹ như thế nào ? Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ?
Giáo viên nhấn mạnh nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ giành cho con .
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .
CHÍNH TẢ
Mẹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Chép lại chính xác một đoạn trong bài thơ Mẹ . Biết viết hoa chữ đầu bài , đầu dòng thơ . Biết trình bày các dòng thơ lục bát .
Làm đúng các bài tập phân biệt iê / yê / ya ; gi / d (hoặc thanh hỏi , thanh ngã)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Viết bài tập chép theo mẫu lên bảng .
Viết nội dung bài tập 2 .
Vở bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Học sinh viết bảng các từ : suy nghĩ , lười nhác , nhút nhát .
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn tập chép
Hướng dẫn chuẩn bị
Giáo viên đọc bài
Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?
Yêu cầu học sinh nhận xét
Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả ?
Nêu cách viết các chữ đầu mỗi dòng thơ ?
Hướng dẫn viết từ khó : quạt , ngôi sao , giấc tròn , suốt đời .
Học sinh chép bài vào vở
Giáo viên lưu ý cách trình bày
c) Chấm , chữa bài
2 học sinh đọc lại
… những ngôi sao trên bầu trời , ngọn gió mát .
… bài thơ viết theo thể lục bát – Cứ 1 dòng 6 chữ , 1 dòng 8 chữ
… viết hoa chữ cái đầu câu . Chữ bắt đầu dòng 6 thì lùi vào 1 ô so với chữ bắt đầu dòng 8 .
Học sinh nhìn bảng chép bài .
Học sinh theo dõi , chữa bài
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2 :
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Gọi đại diện 3 nhóm lên làm bài , cả lớp làm bài vào vở nháp .
Chữa bài : Đêm đã khuya . Bốn bề yên tĩnh . Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng mây . Nhưng từ gian nhà nhỏ vẩn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt , tiếng mẹ ru con .
Bài 3b
Gọi học 3 sinh làm bảng lớn , cả lớp làm vở nháp
Sửa bài : Những tiếng có thanh hỏi : cả , chẳng , ngủ , của
Những tiếng có thanh ngã : cũng , vẫn , kẽo , võng , những , đã .
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Giáo viên củng cố cách viết iê , yê , ya
Về nhà sửa lỗi (nếu có)
TOÁN
Tiết 60 : Luyện tập
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Củng cố bảng trừ (13 trừ đi một số , trừ nhẩm)
Củng cố kĩ năng trừ có nhớ .
Vận dụng các bảng trừ để làm tính và giải toán .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2 : Bài mới
Bài 1
Gọi 1 học sinh đọc bài
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài .
Nhận xét , cả lớp cùng sửa bài
Bài 2
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài
Cho học sinh tự làm bài , chữa bài
Bài 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tính từ trái sang phải
Giáo viên làm mẫu cột đầu
Giáo viên cho học sinh nêu cách làm . Lấy 33 – 9 (có thể cho học sinh đặt tính và tính ở giấy nháp) còn lại 24 , sau đó lấy 24 trừ tiếp 4 còn lại 20 . Tương tự với 33 – 13 = 20
Cho học sinh làm các bài còn lại rồi chữa bài
Giáo viên giúp học sinh nhận ra 33 – 9 – 4 cũng bằng 33 – 13
Bài 4
Gọi 1 học sinh đọc đề
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài
Bài 5
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính trừ rồi đối chiếu kết quả với từng câu trả lời. Chọn ra câu trả lời đúng . Khoanh vào chữ C
Tính nhẩm
13 – 4 = 9
13 – 5 = 8
13 – 6 = 7 …
Đặt tính rồi tính
63 – 35 ; 73 – 29
73
35 29
44
Tính
33 – 9 – 4 = 20
33 – 13 =20
63 – 7 – 6 = 50
63 – 13 = 50
44 – 8 – 4 = 32
44 – 12 = 32
Tóm đề
Cho : 63 quyển vở
Phát : 48 quyển vở
Còn : … quyển vở
Bài giải
Số quyển vở cô giáo còn là :
63 – 48 = 15 (quyển vở)
Đáp số : 15 quyển vở
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
43 Kết quả của phép tính trên
26 A : 27
17 B : 37
C : 17
D : 69
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học .
TẬP LÀM VĂN
Gọi điện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng đọc và nói
Đọc hiểu bài Gọi điện , nắm được một số thao tác khi gọi điện .
Trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc làm khi gọi điện , tín hiệu điện thoại , cách giao tiếp qua điện thoại
Rèn kĩ năng viết
Viết được 4 , 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi học sinh
Biết dùng từ , đặt câu đúng , trình bày sáng , rõ các câu trao đổi qua điện thoại .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Máy điện thoại (máy thật)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Gọi 1 , 2 học sinh làm lại bài tập 1 (tuần 11) . Đọc tình huống trả lời
Gọi 1 , 2 học sinh đọc bức thư ngắn (như bưu thiếp) thăm hỏi ông , bà (bài tập 3)
Hoạt động 2 : Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 (Miệng)
Gọi 2 học sinh đọc bài .
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời từng câu .
Yêu cầu học sinh trả lời ý b
Yêu cầu học sinh trả lời ý c
Gọi học sinh trả lời miệng (trao đổitheo cặp hay nhóm nhỏ, cử đại diện nêu ý kiến)
Bài 2
1 học sinh đọc yêu cầu của bài và 2 tình huống
Gợi ý trả lời
Tình huống a)
Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì ?
Bạn có thể sẽ nói với em như thế nào ?
Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi , em sẽ nói lại thế nào ?
Tình huống b)
Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì ?
Bạn rủ em đi đâu ?
Em hình dung bạn sẽ nói với em thế nào ?
Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học , em sẽ trả lời bạn ra sao ? (Em cần từ chối khéo léo , không làm mất lòng bạn)
Giáo viên chọn 1 trong 2 tình huống viết 4 , 5 câu trao đổi qua điện thoại . Nhắc học sinh trình bày đúng lời đối thoại (ghi dấu gạch ngang đầu dòng trước mỗi lời nhân vật)
Gọi học sinh đọc bài .
Giáo viên và học sinh nhận xét
2 học sinh đọc , cả lớp theo dõi đọc thầm lại để trả lời các câu hỏi a , b , c sách giáo khoa
Sắp xếp lại thứ tự các việc làm khi gọi điện:
Tìm số máy của bạn trong sổ .
Nhấc ống nghe lên .
Nhấn số .
Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì ?
“Tút” ngắt liên tục : máy đang bận (người ở đầu dây bên kia đang nói chuyện)
“Tút” dài , ngắt quãng : chưa có ai nhấc máy (người ở đầu dây bên kia chưa kịp cầm máy hoặc đi vắng)
Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy , em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
Chào hỏi bố (mẹ) của bạn và tự giới thiệu : tên , quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện ?
Xin phép bố (mẹ) của bạn cho nói chuyện với bạn .
Cảm ơn bố (mẹ) bạn .
Học sinh đọc bài
… rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm
VD : Nam đấy à , mình là Tâm đây ! Này , bạn Hà vừa bị ốm đấy , bạn có cùng đi với mình đến thăm Hà được khâng ?
VD : Đúng 5 giờ chiều nay mình sẽ đến nhà Tâm rồi cùng đi nhé !
… học bài
… đi chơi
VD : Alô ! Thành đấy phải không ? Tớ là Quân đây ! Cậu đi thả diều với chúng tớ đi !
VD : Không được Quân ơi , tớ đang học bài . Cậu thông cảm vậy nhé .
Học sinh làm bài vào vở
4 học sinh đọc bài viết
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Gọi học sinh nhắc lại một số việc cần làm khi gọi điện , cách giao tiếp qua điện thoại.
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 2.doc