- Nhận biết vai trò của số 0 trong phép trừ. 0 là kết quả phép trừ 2 số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó, biết thực hiện phép trừ có số 0, biết viết phps tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
I- Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán, Các mô hình vật thật phù hợp với hình vẽ trong tranh bài tập 3.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn : toán tuần: 11 số 0 trong phép trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN BÌNH GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ NGỌC ÁNH
MÔN : Toán
TUẦN: 11 Ngày dạy: 10/11/2012
SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ
Yêu cầu cần đạt:
Nhận biết vai trò của số 0 trong phép trừ. 0 là kết quả phép trừ 2 số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó, biết thực hiện phép trừ có số 0, biết viết phps tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
Đồ dùng dạy học:
Sử dụng bộ đồ dùng học toán, Các mô hình vật thật phù hợp với hình vẽ trong tranh bài tập 3.
Học sinh: Bộ đồ dùng học toán lớp 1, bảng con, vở, SGK.
Các hoạt động dạy học:
Ổn định: - Giới thiệu giáo viên (1’)
Kiểm tra bài cũ: (3’ – 5’)
Gọi 3 HS lên bảng làm: 5 – 1 – 2 = ; 5 – 1 = ; 5 – 4 . . . 2
Lớp làm bảng con: 5 – 2 =
Gọi 5 em mang vở lên chấm.
GV nhận xét ghi điểm – Nhận xét phần bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Số 0 trong phép trừ.
Hoạt động 1: (12’ – 15’)
Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau
a/ Giới thiệu phép trừ : 1 – 1 = 0
GV đính lên bảng và nói: Trên cành có một số quả cam. Đố các em có mấy quả cam?
Cô hái đi 1 quả cam. Hái đi 1 quả cam tức là bớt đi 1 quả cam, mà bớt là làm sao các em?
Vậy 1 quả cam bớt 1 quả cam còn mấy quả cam? Vậy một trừ một bằng mấy ?
GV ghi lên bảng: 1 – 1 = 0
b/ Giới thiệu phép trừ: 3 – 3 = 0
GV treo tranh và hỏi: Các em thấy tranh vẽ gì?
Như vậy trong chuồng có 3 con thỏ, 3 con thỏ đều chạy ra khỏi chuồng. Chạy ra 3 con thỏ tức là bới đi 3 con thỏ, mà bớt đi 3 con thỏ nghĩa là làm sao các em?
3 con thỏ bớt đi 3 con thỏ còn mấy con thỏ?
Vậy ta làm thế nào?
GV ghi lên bảng: 3 – 3 = 0
c/ Tương tự như vậy, các em dùng que tính hoặc ngón tay tính cho cô: 2 – 2 = . . .
4 – 4 = . . .
=> Qua các ví dụ vừa nêu, em nào cho cô biết: Một số trừ đi chính nó sẽ như thế nào?
Kết luận: Vừa rồi chúng ta đã biết được một số trừ đi chính nó thì bằng không. Vậy một số trừ đi không sẽ ra sao? Cô mời các em tiếp tục theo dõi.
Giới thiệu phép trừ
“Một số trừ đi 0”
a/ Giới thiệu phép trừ: 4 – 0 = 4
GV đính lên bảng và hỏi: Bên trái cô có mấy hình vuông?
Bên phải cô có mấy hình vuông?
Tất cả có mấy hình vuông?
Cô lấy đi số hình vuông bên phải, tức là cô bớt 0 hình vuông.
Vậy 4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn mấy hình vuông?
Vậy 4 – 0 = ?
GV ghi : 4 – 0 = 4
b/ Giới thiệu phép trừ : 5 – 0 = 5
Bên trái cô có mấy hình tròn?
Bên phải cô có mấy hình tròn?
Cô có tất cả mấy hình tròn?
Cô cũng lấy đi số hình tròn bên phải, hỏi còn mấy hình tròn?
Em nào lập cho cô phép trừ ứng với tình huống cô vừa nêu?
GV ghi: 5 – 0 = 5
c/ Tương tự như vậy, hãy tính cho cô :
1 – 0 =
3 – 0 =
=> Qua một số phép trừ cô vừa nêu, em nào biết : một số trừ đi 0 cho kết quả như thế nào?
- Cho HS đọc cá nhân: 1 – 1 = 0
3 – 3 = 0
4 – 0 = 4
5 – 0 = 5
Kết luận: Vừa rồi các em đã bước đầu nắm được 0 là kết quả của phép tình trừ hai số bằng nhau, và một số trừ đi 0, cho kết quả bằng chính số đó. Vậy các em phải ghi nhớ điều này để vận dụng vào làm tính nhanh, chính xác.
Giải lao (1’ – 2’ )
Hoạt động 2: (12’ – 15’ ) Thực hành
Bài 1: Tính: ( GV ghi sẵn lên bảng)
GV hỏi – HS trả lời miệng, GV nêu kết quả
1 – 0 = 1 – 1 = 5 – 1 =
2 – 0 = 2 – 2 = 5 – 2 =
3 – 0 = 3 – 3 = 5 – 3 =
4 – 0 = 4 – 4 = 5 – 4 =
5 – 0 = 5 – 5 = 5 – 5 =
- Các em nhận xét cho cô : Một số trừ đi 0 thì như thế nào?
- Ở cột 2 các em thấy một số mà trừ đi chính số đó thì như thế nào?
Bài 2: Tính ( HS làm bảng con )
GV làm mẫu: 4 + 1 = ?
Các em lấy bảng con, làm vào bảng con.
4 + 1 = 2 + 0 = 3 + 0 =
4 + 0 = 2 – 2 = 3 – 3 =
4 – 0 = 2 – 0 = 0 + 3 =
- Vậy một số cộng với 0 thì như thế nào?
- Một số trừ đi 0 thì như thế nào?
- Một số trừ đi chính số đóthì như thế nào?
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
a/GV treo tranh và gợi ý: Trong chuồng có 3 con hổ, số hổ này đã chạy ra ngoài. Vậy nó đã chạy ra ngoài mấy con?
Vậy muốn biết trong chuồng còn lại mấy con hổ các em cài cho cô phép tính tương ứng.
GV nhận xét bảng con
b/ Trên sân bay có mấy chiếc máy bay? Nó bay ra khỏi sân bay mấy chiếc? Vậy trong sân bay còn lại mấy chiếc máy bay? Muốn biết trên sân bay còn lại mấy chiếc máy bay các em làm thế nào?
Các em hãy viết phép tính tương ứng với tình huống vừa rồi vào vở.
Gọi 1 em lên bảng viết: 2 – 2 = 0
GV chấm vở – nhận xét
Củng cố dặn dò: (2’ – 3’)
Hôm nay em học toán bài gì?
Một số trừ đi chính nó sẽ bằng mấy?
Một số trừ đi 0 cho kết quả như thế nào?
Về nhà các em xem lại các bài tập chuẩn bị tiếp bài luyện tập để hôm sau học
Nhận xét tiết học
HS nhắc lại đề.
Có một quả cam
Trừ
Còn 0 quả cam
1 – 1 = 0
HS đọc cá nhân
Trong chuồng có 3 con thỏ
HS: Trừ
Còn 0 con thỏ
3 – 3 = 0
HS đọc cá nhân
HS trả lời: 2 – 2 = 0 : 4 – 4 = 0
Một số trừ đi chính số đó thì bằng 0.
Có 4 hình vuông
Có 0 hình vuông
4 hình vuông
Còn 4 hình vuông
4 – 0 = 4
HS đọc cá nhân
5 hình tròn
0 hình tròn
5 hình tròn
5 hình tròn
5 – 0 = 5
HS đọc cá nhân
1 – 0 = 1; 3 – 0 = 3
Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó.
HS đọc cá nhân, đồng thanh.
HS lắng nghe.
HS trả lời nối tiếp.
Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó
Một số trừ đi chính số đó thì bằng 0
4 + 1 = 5
HS làm bảng con 1 lần 2 bài
Một số cộng với 0 thì bằng chính số đó
Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó
Một số trừ đi chính số đó thì bằng 0
3 con
HS cài phép tính: 3 – 3 = 0
2 chiếc máy bay
2 chiếc máy bay
HS viết phép tính vào vở: 2 – 2 = 0
Số 0 trong phép trừ.
Một số trừ đi chính số đó thì bằng 0
Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó
File đính kèm:
- GIAO AN SO 0 TRONG PHEP TRU LOP 1 PHAM THI NGOC ANH.doc