Bài giảng Môn: tập đọc tiết: kho báu

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp

doc38 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn: tập đọc tiết: kho báu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắng để đoạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá. Cảm ơn các bạn nhiều lắm./… 10 cặp HS thực hành nói. 2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm theo. Quan sát. HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp. VD: HS 1: Quả măng cụt hình gì? HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam. HS 1: Quả to bằng chừng nào? HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em. HS 1: Quả măng cụt màu gì? HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ. HS 1: Cuống nó ntn? HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả. 3 đến 5 HS trình bày. Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2). Tự viết trong 5 đến 7 phút. 3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình. Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TOÁN Tiết: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS biết: Cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110 là gồm: 1 trăm, 0 chục và các đơn vị. Đọc và viết các số từ 101 đến 110. 2Kỹ năng: So sánh được các số từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự của các số này. 3Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV:Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132. Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Các số tròn chục từ 110 đến 200. GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 110. Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101. Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101. Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110. Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét, cho điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau. Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102. Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102. Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102. Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101. Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn đó nói đúng hay sai? Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau. Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau. Bài 4: Nêu yêu cầu và cho HS tự làm bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. Hát Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 và cột trăm. Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. HS viết và đọc số 101. Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. Làm bài theo yêu cầu của GV. Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống. Chữ số hàng trăm cùng là 1. Chữ số hàng trăm cùng là 0 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1. Làm bài. Bạn HS đó nói đúng. 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101. Làm bài theo yêu cầu, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp Thứ ngày tháng năm 200…… MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I. Mục tiêu 1Kiến thức: Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn. Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật sống hoang dã. 2Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả. 3Thái độ: Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm. II. Chuẩn bị GV: Ảnh minh họa trong SGK phóng to. Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng. HS: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) Chơi trò chơi: mắt, mũi, mồm, tai GV điều khiển để HS chơi. HS đứng lên tại chỗ, 2 bạn: Lớp trưởng và lớp phó đứng lên quan sát xem bạn nào chơi sai. Những bạn vi phạm sẽ bị phạt hát và múa bài “Con cò bé bé”. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Một số loài vật sống trên cạn. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài Động vật sống ở khắp mọi nơi như trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không. Có thể nói động vật sống trên mặt đất chiếm số lượng nhiều nhất. Chúng rất đa dạng và phong phú. Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu về loài vật này qua bài Một số loài vật sống trên cạn. v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh trong SGK Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: Nêu tên con vật trong tranh. Cho biết chúng sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì? Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú? Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói. GV đưa thêm một số câu hỏi mở rộng: + Tại sao lạc đà đã có thể sống ở sa mạc? + Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất. + Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm? * Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt một số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời… GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ … có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun … Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm. v Hoạt động 3: Động não Con hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật? (Mỗi HS tự đứng lên nói ý kiến của mình, khi bạn ngồi xuống bạn khác đứng lên trả lời). GV ghi nhanh … GV nhận xét những ý kiến đúng. Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh Chia nhóm theo tổ. Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to. Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm tự chọn. GV có thể gợi ý: + Sắp xếp theo điều kiện khí hậu: Sống ở vùng nóng Sống ở vùng lạnh + Nơi sống: Trên mặt đất. Đào hang sống dưới mặt đất. + Cơ quan di chuyển: Con vật có chân. Con vật vừa có chân, vừa có cánh Con vật không có chân. + Ích lợi: Con vật có ích lợi đối với người và gia súc. Con vật có hại đối với người, cây cối … * Bước 2: Làm việc cả lớp. Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình. GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. Ví dụ: Bạn cho biết con gà sinh bằng cách nào? Nhóm bạn có sưu tầm được tranh con hươu. Vậy hươu có lợi ích gì? Bạn cho biết con gì không có chân? Con vật nào là vật nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dại? … GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt. Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật. Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia. Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt chước theo tiếng con vật đã được ghi trong phiếu. GV nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Hát HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV. HS quan sát, thảo luận trong nhóm. + Hình 1: Con lạc đà, sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú. + Hình 2: Con bò, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình. + Hình 3: Con hươu, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và sống hoang dại. + Hình 4: Con chó. Chúng ăn xương, thịt và nuôi trong nhà. + Hình 5: Con thỏ rừng, sống trong hang. Chúng ăn cà rốt và sống hoang dại. + Hình 6: Con hổ, sống trong rừng. Chúng ăn thịt và sống hoang dại, hoặc được nuôi trong vườn thú. + Hình 7: Con gà. Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà. HS trả lời cá nhân. + Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng. + Thỏ, chuột, … + Con hổ. Trả lời: Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống … Tập hợp tranh, phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn và trang trí. Báo cáo kết quả. Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời. 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia. HS thi đua.

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc
Giáo án liên quan