1. Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm
36 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn: tập đọc tiết: chim sơn ca và bông cúc trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
Theo con, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
Cho một số HS đóng lại tình huống.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn).
Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
Bài 3
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông?
Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu c.
Để làm tốt bài tập này, khi viết các con cần chú ý một số điều sau, chẳng hạn:
Con chim con định tả là chim gì? Trông nó thế nào (mỏ, đầu, cánh, chân…)? Con có biết một hoạt động nào của con chim đó không., đó là hoạt động gì?
Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS thực hành đáp lại lời cảm ơn của người khác trong cuộc sống hàng ngày. Những em nào chưa hoàn thành bài tập 3 thì về nhà làm tiếp.
Chuẩn bị: Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim.
Hát
2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài. HS cả lớp theo dõi.
Bạn HS nói: Không có gì ạ.
Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là một việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ.
Ví dụ: Có gì đâu hả bà, bà vui với cháu cùng qua đường sẽ vui hơn mà.
Một số cặp HS thực hành trước lớp.
1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ.
HS làm việc theo cặp.
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng. Tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu, bạn cứ đọc đi./ Không phải vội thế đâu, bạn cứ giữ mà đọc, bao giờ xong thì trả tớ cũng được./ Mình là bạn bè có gì mà cậu phải cảm ơn./ …
HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác (nếu có).
Một số đáp án:
b) Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn./ Bạn đừng nói thế, chúng mình là bạn bè của nhau kia mà./ Bạn không phải cảm ơn chúng tớ đâu, bạn nghỉ học làm mọi người nhớ lắm đấy./ …
c) Dạ, thưa bác, không có gì đâu ạ./ Dạ, có gì đâu ạ, bác cứ coi cháu như con ấy ạ./ Dạ, có gì đâu ạ, bác uống nước đi cho đỡ khát./ …
2 HS lần lượt đọc bài.
Một số HS lần lượt trả lời cho đến khi đủ các câu văn nói về hình dáng của chích bông.
- Đáp án: Chích bông là một con chim xinh đẹp. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
Hai chân nhảy cứ liên liến. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ tí hon gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt, khéo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.
Viết 2, 3 câu về một loài chim con thích.
HS tự làm bài vào vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Thứ ngày tháng năm 200……
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố về:Ghi nhớ các bảng nhân đã học bằng thực hành tính và giải bài toán.
- Tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
2Kỹ năng: Đo độ dài đọan thẳng. Tính độ dài đường gấp khúc.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Cách tính độ dài đường gấp khúc sau:
3 + 3 + 3 + 3 = cm
5 + 5 + 5 + 5 = dm
Nhận xét và cho điểm HS.
Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành
Trước hoặc trong quá trình HS làm bài, GV có thể kiểm tra việc ghi nhớ các bảng nhân đã học.
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS nêu cách làm bài (chẳng hạn, muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân vói với thừa số) rồi làm bài và chữa bài.
Bài 3: Cho HS nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
8 học sinh được mượn số quyển sách là:
5 x 8 = 40 (quyển sách) Đáp số: 40 quyển sách
Hoạt động 2: Thi đua.
Bài 5: Cho HS tự đo độ dài từng đọan thẳng của mỗi đường gấp khúc và tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
GV nhận xét – Tuyên dương
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Phép chia.
Hát
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 cm
5 + 5 + 5 + 5 = 20 dm
- HS làn bài, sửa bài
- HS làn bài, sửa bài
- HS làn bài, sửa bài
HS làn bài, sửa bài
HS 2 dãy thi đua.
Thứ ngày tháng năm 200……
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu
1Kiến thức: HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
2Kỹ năng: HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy em phải làm gì? Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè em phải làm sao?
Khi đi xe buýt, em tuân thủ theo điều gì?
GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Cuộc sống xung quanh.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn.
Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?
Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em – mỗi người đều làm một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không, hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài Cuộc sống xung quanh.
v Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình
Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
v Hoạt động 3: Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
Hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc?
(Miền núi, trung du hay đồng bằng?)
Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
Hỏi: Từ những kết quả thảo luận trên, các em rút ra được điều gì? (Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau?)
GV kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 4: Thi nói về ngành nghề
Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
Cách tính điểm:
+ Nói đúng về ngành nghề: 5 điểm
+ Nói sinh động về ngành nghề đó: 3 điểm
+ Nói sai về ngành nghề: 0 điểm
Cá nhân (hoặc nhóm) nào đạt được số điểm cao nhất thì là người thắng cuộc, hoạt động tiếp nối.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét cách chơi, giờ học của học sinh.
Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau.
Hát
- Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài,… khi tàu xe đang chạy.
- Khi đi xe buýt, chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe.
Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Chẳng hạn:
+ Bố em là bác sĩ.
+ Mẹ em là cô giáo.
+ Chú em là kĩ sư.
Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1: Trong hình là một phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ đó có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sỡ khác nhau.
+ Hình 2: Trong hình là những cô gái đang đi hái chè. Sau lưng cô là các gùi nhỏ để đựng lá chè.
+ Hình 3:…
HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1, 2: Người dân sống ở miền núi.
+ Hình 3, 4: Người dân sống ở trung du.
+ Hình 5, 6: Người dân sống ở đồng bằng.
+ Hình 7: Người dân sống ở miền biển.
HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1: Người dân làm nghề dệt vải.
+ Hình 2: Người dân làm nghề hái chè.
+ Hình 3: Người dân trồng lúa.
+ Hình 4: Người dân thu hoạch cà phê.
+ Hình 5: Người dân làm nghề buôn bán trên sông…
Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Chẳng hạn:
+ Rút ra kết luận: Mỗi người dân làm những ngành nghề khác nhau.
+ Rút ra kết luận: Mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau, làm những ngành nghề khác nhau.
- HS thi đua.
File đính kèm:
- TUAN 21.doc