Mục tiêu:
1. HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó có vần: ai, ay, ương, cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.
2. Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng nói được câu chứa vần ai, ay.
3. Hiểu được các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết.
-Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn : tập đọc bài: trường em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quan saùt chöõ B hoa treân baûng phuï vaø trong vôû taäp vieát.
Hoïc sinh quan saùt giaùo vieân toâ chöõ B hoa treân khung chöõ maãu.
Vieát baûng con.
Hoïc sinh ñoïc caùc vaàn vaø töø ngöõ öùng duïng, quan saùt vaàn vaø töø ngöõ treân baûng phuï vaø trong vôû taäp vieát.
Vieát baûng con.
Thöïc haønh baøi vieát theo yeâu caàu cuûa giaùo vieân vaø vôû taäp vieát.
Neâu noäi dung vaø quy trình toâ chöõ hoa, vieát caùc vaàn vaø töø ngöõ.
Hoan ngheânh, tuyeân döông caùc baïn vieát toát.
Môn : Mĩ Thuật
BÀI : XEM TRANH CÁC CON VẬT
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
-Tập quan sát nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẽ đẹp của tranh.
-Thêm gần gũi và yêu thích các con vật.
II.Đồ dùng dạy học:
-Trang các con vật của một số hoạ sĩ.
-Tranh các con vật của thiếu nhi.
-Học sinh: Vở tập vẽ 1.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC :
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh xem tranh:
Giới thiệu cho học sinh xem một số tranh, ảnh các con vật, tranh ở vở tập vẽ 1 và gợi ý để học sinh quan sát nhận biết:
Tranh các con vật, sáp màu và bút dạ của Phạm Cẩm Hà.
Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào?
Những hình ảnh nào nổi rõ nhất ở trong tranh?
Những con bướm, con mèo, con gà … trong tranh như thế nào?
Trong tranh còn có hình ảnh nào nữa?
Nhận xét về màu sắc trong tranh?
Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao?
Tranh đàn gà. Sáp màu bút dạ của Thanh Hữu.
Tranh vẽ những con gì?
Những con gà ở đây như thế nào?
Em cho biết đâu là gà trống đâu là gà mái, đâu là gà con?
Em có thích tranh đàn gà của Thanh Hữu không? Vì sao?
Giáo viên kết luận:
Các em vừa xem những bức tranh đẹp. Hãy quan sát các con vật và vẽ theo ý thích của mình.
3.Nhận xét đánh giá:
Khen những học sinh tích cực trong học tập, phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
4.Dặn dò: Quan sát hình dáng và màu sắc các con vật. Vẽ một con vật mà em yêu thích.
Vở tập vẽ, tẩy, chì…
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh QS tranh ảnh các con vật để nhận biết và trả lời các câu hỏi trên.
Gà, trâu, mèo, bướm, chim.
Mèo, gà nổi bật nhất trong tranh.
Rất đẹp.
Ông mặt trời đang chiếu nắng xuống mặt đất và cây nấm dể thương.
Hài hoà đẹp mắt.
Thích, vì rất đẹp.
Gà, trâu, chim.
Rất xinh.
Học sinh chỉ vào tranh và nêu.
Thích, vì rất đẹp.
Học sinh nêu những con vật mà gia đình nuôi và em được chăm sóc.
Vỗ tay tuyên dương các bạn.
Học sinh vẽ con vật em thích ở nhà.
Thứ sáu ngày… tháng… năm 2004
Môn : TẬP ĐỌC
BÀI : CÁI NHÃN VỞ
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắm nót, viết, ngay ngắn, khen.
Ôn các vần ang ac; tìm được tiếng có vần ang và ac.
Hiểu từ ngữ trong bài: Nắn nót, ngay ngắn.
-Biết viết nhãn vở. Hiểu tác dụng của nhãn vơ.
-Tự làm và trang trí được một nhãn vở.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng nam châm.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
-Một số bút màu để học sinh tự trang trí nhãn vở.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 3,4 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: Tặng cháu và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
Nhận xét học sinh đọc và cho điểm.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, rút ra tựa bài học và ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Nhãn vở: (an ¹ ang)
Trang trí: (tr ¹ ch)
Nắn nót: (ot ¹ oc)
Giảng từ: Nắn nót:
Ngay ngắn: (ăn ¹ ăng) :
Gọi đọc lại các từ đã trên bảng.
Luyện đọc câu:
Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu.
Luyện đọc tựa bài: Cái nhãn vở.
Câu 1: Gọi đọc từ đầu - > vở mới
Câu 2: Tiếp - > rất đẹp.
Câu 3: Tiếp - > nhãn vở.
Câu 4: Còn lại.
Nhận xét học sinh ngắt nghỉ các câu và sửa sai.
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn:
Đoạn 1 gồn 3 câu đầu.
Đoạn 2 gồm câu còn lại.
Cho điểm động viên học sinh đọc tốt đoạn.
Thi đọc đoạn.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1:
Tìm tiếng trong bài có vần ang ?
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có ang, ac?
Gọi học sinh đọc bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và nêu câu hỏi:
Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
Nhận xét học sinh trả lời.
Cho học sinh tự làm và trang trí cái nhãn vở.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ.
Học sinh giải nghĩa: Nắn nót: Viết cẩn thận cho đẹp.
Ngay ngắn: Viết cho thẳng hàng và đẹp mắt.
Có 4 câu.
2 em đọc.
3 em đọc
2 em đọc.
3 em đọc
2 em đọc.
Mỗi dãy : 5 em đọc.
Mỗi đoạn đọc 2 em.
Đọc nối tiếp đoạn: 2 em.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc đoạn 1
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Giang, trang.
Đọc mẫu từ trong bài.
Cái bảng, con hạc, bản nhạc.
Học sinh đọc câu mẫu trong bài, hai nhóm thi tìm câu có vần có tiếng mang vần ang, ac.
2 em.
Cái nhãn vở.
2 em.
Tên trường, tên lớp, họ và tên của em.
Con gái đã tự viết được nhãn vở.
Học sinh trang trí nhãn vở của mình.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Môn : Kể chuyện
BÀI : RÙA VÀ THỎ
I.Mục tiêu :
-Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó,kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của Rùa, của Thỏ và lời người dẫn chuyện.
-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Mặt nạ Rùa, Thỏ cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC :
Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh học kể chuyện đối với môn kể chuyện tập 2, do yêu cầu cao hơn nên các em cần chú ý hơn để học tốt môn học này.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Rùa tuy chậm chạp, Thỏ có tài và nhanh nhẹn. Nhưng trong cuộc chạy đua giữa Rùa và Thỏ các em có biết ai thắng cuộc không? Thật bất ngờ người thắng cuộc lại là Rùa. Qua câu chuyện này các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng cuộc.
Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Lời Thỏ đầy kêu căng ngạo mạn, mĩa mai. Lời Rùa chậm rãi, khiêm tốn nhưng đầy tự tin.
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
Thỏ nói gì với Rùa?
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em (vai Rùa, Thỏ và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Rùa, thành Thỏ, người dẫn chuyện quàng khăn giống một bà cụ.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại. Hãy học tập Rùa, tuy chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh.
Rùa tập chạy, Thỏ vẽ mĩa mai coi thường nhìn theo Rùa.
Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa?
Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy.
Học sinh hoá trang theo vai và thi kể theo nhóm 3 em.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 2 học sinh đóng vai Rùa, Thỏ để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kêu ngạo, coi thường bạn. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (3 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
Môn : Hát
BÀI : ÔN TẬP BÀI: BẦU TRỜI XANH - TẬP TẦM VÔNG.
I.Mục tiêu :
-Học sinh thuộc 2 bài hát.
-Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca, biết vừa hát vừa kết hợp trò chơi (bài Tập tầm vông).
II.Đồ dùng dạy học:
-Giáo viên thuộc và hát chuẩn xác 2 bài hát.
-Nhạc cụ quen dùng.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ
Gọi học sinh hát trước lớp.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới :
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Ôn tập bài hát : Bầu trời xanh.
Hoạt động 2 :
Ôn tập bài hát : Tập tầm vông.
Hoạt động 3 : Nghe hát.
Giáo viên dùng băng nhạc cho học sinh nghe 1 bài hát thiếu nhi tự chọn hoặc bản nhạc không lời.
4.Củng cố :
Cho học sinh hát lại kết hợp vận động phụ hoạ “đố nhau” bài Tập tầm vông.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Thực hành bài hát và đố những người trong gia đình cùng tham gia trò chơi.
Chuẩn bị tiết sau.
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp bài: Tập tầm vông.
HS khác nhận xét bạn hát.
Lớp hát tập thể 1 lần có phụ hoạ trò chơi.
Vài HS nhắc lại
Hát và vỗ tay đệm theo phách tiết tấu lời ca và vận động phụ hoạ.
Từng nhóm tập biểu diễn trước lớp.
Hát và tổ chức trò chơi “Có – Không” kết hợp bài hát.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách hoặc nhịp 2.
Học sinh nghe theo băng nhạc.
Múa hát tập thể và đố nhau.
File đính kèm:
- Giao an tuan 23lop 1 cktkn.doc