Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần : 30 -Tiết :53: Luyện tập

.MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Thông qua các bài tập hs hiểu thêm về mối quan hệ giữa các cạnh của một tam giác , bất đẳng thức tam giác.

 2. Kỹ năng : Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.

 3. Thái độ : HS vận dụng được mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thực tế.

II .CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

 + Phương tiện dạy học: Thước thẳng, thước đo góc, êke,compa.

 + Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần : 30 -Tiết :53: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân. 2.Chuẩn bị của học sinh: +Ôn tập các kiến thức: quan hệ giữa các cạnh của một tam giác , bất đẳng thức tam giác. + Dụng cụ:Thước đo góc. compa. III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tình hình lớp : (1’ ) + Kiểm tra sĩ số , tác phong của học sinh + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2.Kiểm tra bài cũ : (7’ ) Câu hỏi kiểm tra Dự kiến phương án trả lời của học sinh Điểm -Phát biểu định lí về bất đẳng thức tam giác và hệ quả của bất đẳng thức tam giác. -Áp dụng : Giải bài 18 SGK +Phát biểu đúng định lí về bất đẳng thức tam giác và hệ quả của bất đẳng thức tam giác. +Vẽ đúng tam giác có độ dài ba cạnh như câu a : 2cm, 3cm, 4cm +Giải thích đúng 2 trường hợp câu b và c không vẽ được hình. 3 3 4 - Gọi HS nhận xét ,đánh giá - GV nhận xét , đánh giá, sửa sai ,cho điểm . 3. Giảng bài mới : a) Giới thiệu bài (1’): Nhằm củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác. Biết vận dụng chúng để xét xem ba đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác hay không? b)Tiến trình bài dạy : Tg HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 29’ Hoạt động 1: Luyện tập 15’ Dạng 1: So sánh , tính độ dài đoạn thẳng Bài 1 (Bài 20 SGK) Một cách chứng minh khác của bất đẳng thức tam giác. -Gọi HS đọc đề bài ở SGK a) Giả sử BC là cạnh lớn nhất, hãy chứng minh AB + AC > BC - Goi HS lên bảng trình bày, cả lớp làm bài vào vở - Gọi HS nhận xét, góp ý , bổ sung bài làm của bạn b) Từ AB + AC > BC, hãy suy ra các bất đẳng thức tam giác còn lại. Bài 2 (Bài 19 SGK) Cho cân có:; Tính chu vi của ? -Yêu cầu HS đọc đề bài 19 SGK -Muốn tính chu vi của ta làm như thế nào ? - Nêu cách tính cạnh BC ? Có nhận xét gì về độ dài của BC ? -Gọi một học sinh lên bảng trình bày bài làm -Gọi HS nhận xét, góp ý -Nhận xét, bổ sung và chốt lại cách làm bài.này Bài 3 (Bài 26 SBT) -Treo bảng phụ nêu đề bài lên bảng Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa B và C .Chứng minh - Gợi ý: Dùng kiến thức BDT tam giác cho tam giác ABD và tam giác ACD .Cộng theo vế ta được điều phải chứng minh -Gọi HS lên bảng trình bày. -Gọi HS nhận xét, góp ý - Đọc đề và vẽ hình - HS.TB Khá lên bảng thực hiện. Cả lớp cùng làm vào vở - Vài HS nhận xét, góp ý , bổ sung bài làm của bạn -Đọc đề bài và suy nghĩ làm tiếp bài tập 19 SGK -Vài HS nêu cách làm của bài tập này - Áp dụng bất đẳng thức tam giác -HS.TBK lên bảng làm bài tập -Vài HS nhận xét, góp ý -Đọc ghi đề bài, vẽ hình , phân tích tìm hướng giải - Cả lớp làm bài vào vở. HS.TB lên bảng trình bày bài làm. - Vài HS nhận xét, góp ý Bài 1 (Bài 20 SGK) : () Nên AB >BH (1) (cạnh huyền lớn hơn cạnh góc vuông) Nên AC > CH (2) Từ (1) và (2) suy ra : AB + AC > BH + CH = BC Vậy AB + AC > BC Hs: AB + AC > BC BC + AC > AB BC + AB > AC Bài 2 (Bài 19 SGK) Theo bất đẳng thức tam giác Ta có: Hay Mà là tam giác cân Do đó BC = 7,9 Vậy chu vi của là: Bài 3 (Bài 26 SBT) Xét Ta có: AD < AB + DB (1) Xét Ta có AD < AC + DC ( 2) Từ (1) và (2) ta suy ra : 2AD <AB+DB+AC+DC 2AD < AB + AC + BC AD < Dạng 2 : Bài toán thực tế Bài 4 (Bài 22 SGK ) -Yêu cầu học sinh đọc đề bài bài tập 22 SGK -Treo bảng phụ đưa hình 20 SGK lên bảng -Biết ba thành phố A, B, C là ba đỉnh của một tam giác và.Khi đó khoảng cách BC phải thỏa mãn điểu kiện gì? -Nếu đặt tại C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 60km (hoặc 90km) thì tại thành phố nào nhận được tín hiệu? Vì sao? -Nhận xét, chốt lại cách giải thích -Đọc đề bài tập 22 SGK và quan sát hình 20 - Khi đó khoảng cách BC phải thỏa mãn điểu kiện; - Suy nghĩ, thảo luận nhóm nhỏ và xung phong trả lời câu hỏi a) b) kèm theo giải thích Bài 4 (Bài 22 SGK ) Để biết được thành phố B có nhận được tín hiệu hay không ta cần tính khoảng cách BC. Xét Ta có:90 – 30 < BC < 90 + 30 Hay: 60 < BC < 120. a) Do đó : a) Nếu đặt tại C máy phát sóng có bán kính hoạt động bằng 60km thì thành phố B không nhận được tín hiệu b) Nếu đặt tại C máy phát sóng có bán kính hoạt động bằng 120km thì thành phố B nhận được tín hiệu 5’ Hoạt động 3: Củng cố Bài 5 -Treo bảng phụ nêu đề bài Trong một tam giác cân, một cạnh bằng 10cm, cạnh kia bằng 4cm. Hỏi cạnh nào là cạnh đáy? -Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, trong thời gian 3 phút - Nhận xét , góp ý, bổ sung - Đọc, ghi đề suy nghĩ tìm tòi -Thảo luận nhóm (3em/nhóm) xung phong trả lời -Giả sử cạnh đáy bằng 10cm thì hai cạnh bên mỗi cạnh bằng 4cm. vậy lúc này ba cạnh của tam giác không thỏa mãn BĐT của tam giác vì 4 + 4 < 10 Vậy cạnh đáy không thể bằng 10cm . Do đó cạnh đáy là cạnh 4cm. 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’ ) + Ra bài tập về nhà: - Làm các bài tập 19, 20, 21, 22 SBT - Xem và làm lại các bài tạp đã giải tại lớp + Chuẩn bị bài mới - Nắm vững bất đẳng thức tam giác và hệ quả của nó. - Xem trước bài ‘’Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác’’ IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: Ngày soạn : 26.03.2014 Tiết 54 TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA TAM GIÁC I. MỤC TIÊU Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đường trung tuyến (xuất phát từ một đỉnh hoặc ứng với một cạnh) của tam giác và nhận thấy mỗi tam giác có ba đường trung tuyến .Thông qua thực hành cắt giấy và vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông phát hiện ra tính chất ba đường trung tuyến của tam giác, hiểu khái niệm trọng tâm của tam giác Kỹ năng: Luyện kỹ năng vẽ các đường trung tuyến của một tam giác. Thái độ: Biết vận dụng tính chất ba đường trung tuyến để giải một số bài tập đơn giản II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: + Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, tam giác bằng bìa + Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân.nhóm 2.Chuẩn bị của học sinh: + Ôn tập các kiến thức: Quan hệ giữa các cạnh của một tam giác , bất đẳng thức tam giác. + Dụng cụ:Thước thẳng. Tam giác bằng giấy. Giấy kẻ ô vuông III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tình hình lớp : (1’ ) + Kiểm tra sĩ số , tác phong của học sinh + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2.Kiểm tra bài cũ : (7’ ) Câu hỏi kiểm tra Dự kiến phương án trả lời của học sinh Điểm ChoABC, M là trung điểm của BC. Chứng minh: -Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA. Ta có:ABM =DC M(c.g.c) àAB=DC Xét ACD có: AD < AC + CD Hay: 2AM < AC + AB à 3 2 3 2 Gọi HS tự nhận xét đánh giá - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá, ghi điểm 3. Giảng bài mới : a) Giới thiệu bài (1’) : Tam giác ABC , M là trung điểm BC,(hình ở kiểm tra bài cũ) giới thiệu:đoạn thẳng nối đỉnh A và trung điểm M gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC. b) Tiến trình bài dạy Tg HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : Đường trung tuyến - Vẽ hình lên bảng và giới thiệu AM là đường trung tuyến của -Có nhận xét gì về 2 đầu mút của đường trung tuyến AM? -Thế nào là đường trung tuyến của tam giác? -Nêu cách vẽ đường trung tuyến của tam giác ? -Mỗi tam giác có mấy đường trung tuyến ? - Yêu cầu HS vẽ tiếp hai đường trung tuyến còn lại -GV kết luận và chuyển mục -Vẽ hình vào vở và quan sát hình vẽ , nêu nhận xét - Vài HS phát biểu định nghĩa và nêu cách vẽ đường trung tuyến của tam giác - Có 3 đường trung tuyến - Cả lớp vẽ tiếp hai đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh B, C vào vở .một HS lên bảng thực hiện 1. Đường trung tuyến AM là đường trung tuyến của a) Định nghĩa: Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng nối đỉnh của tam giác với trung điểm của cạnh đối dicuarb b) Chú ý : Mỗi tam giác có 3 đường trung tuyến 15’ Hoạt động 2: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác -Yêu cầu học sinh thực hành gấp giấy theo hướng dẫn của SGK -Ba đường trung tuyến của tam giác có đi qua một điểm không? - Dùng bảng phụ (có kẻ ô vuông) vẽ hình 22 (SGK) yêu cầu học sinh làm thực hành 2 - Nêu cách xác định trung điểm E và F của AC và AB? -Tại sao khi xác định như vậy E, F là TĐ của AC và AB ? - Yêu cầu học sinh làm ?3 SGK -Qua các thực hành trên, em có nhận xét gì về tính chất 3 đường trung tuyến của một tam giác? -Giới thiệu định lý và khái niệm trọng tâm G -Có mấy cách xác định trọng tâm G của tam giác ? GV kết luận. -Đọc nội dung thực hành 1 SGK và thực hành gấp giấy - Ba đường trung tuyến đi qua một điểm - Cả lớp vẽ trên giấy kẻ ô vuông như hình 22 SGK -Vài HS nêu cách xác định trung điểm E và F. Giải thích vì sao khi xác định như vậy E, F là trung điểm của AC và AB -Thực hiện ?3 vào vở. Một HS đứng tại chỗ trả lời . - Vài HS rút ra tính chất của ba đường trung tuyến của một tam giác - HS.TB nêu các cách để xác định trọng tâm của một tam giác 2. Tính chất: a) Thực hành: - Thực hành 1: Gấp giấy - Thực hành 2: ?3: - Ta có : AD là đường trung tuyến của -và : b) Tính chất: - Định lý: SGK - G là trọng tâm của 18’ Hoạt động 3: Luyện tập-củng cố Bài 23 SGK - Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 23 và 24-SGK (Đề bài và hình vẽ đưa lên bảng phụ) -Gọi đại diện học sinh đứng tại chỗ nêu kết quả - Gọi đại diện nhóm khác nhân xét, bổ sung - Hỏi thêm: +Bài 23 + Bài 24 Nếu thì MG, GR, NG, GS bằng ? - Vài HS nhắc lại tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Hoạt động nhóm làm bài tập 23 và 24 SGK trong 3 phút -Đại diện các nhóm trình bày kết quả của bài tập -Đại diện nhóm khác nhân xét, bổ sung - Quan sát hình vẽ, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi thêm Bài 23 SGK Có G là trọng tâm của Khi đó: Bài 24 SGK 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 2’) + Ra bài tập về nhà: - Làm các bài tập 25, 26, 27, 28 SGK và 31, 33 (SBT) - Xem và làm lại các bài tạp đã giải tại lớp - Hướng dẫn: Bài 25 : - Áp dụng định lí Pytago tính BC ? - Theo đề bài ta có: AD = BC nên AD = ? àAG = AD = ? + Chuẩn bị bài mới - Nắm vững tính chất ba đường trung tuyến của tam giác; Cách xác định trọng tâm của tam giác. - Xem lại các bài tập đã giải và làm các bài tập - Đọc phần: “Có thể em chưa biết” (SGK-67) IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTUAN 30 HINH 7 1314 BON COT.doc