I - Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm vững quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của 1 tam giác, từ đó biết được ba đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể vẽ tam giác.
- Kĩ năng: Biết cách chứng minh định lý bất đẳng thức tam giác. Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.
- Tư duy: Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào các bài toán thực tế.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần 29 - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÌNH HỌC 7 MAI VĂN DŨNG
Tuần 29 Ngày soạn: 17/03/2014
Tiết 51 Ngày dạy: 18/03/2014
QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC
BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC
I - Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm vững quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của 1 tam giác, từ đó biết được ba đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể vẽ tam giác.
- Kĩ năng: Biết cách chứng minh định lý bất đẳng thức tam giác. Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.
- Tư duy: Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào các bài toán thực tế.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.
II - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung kiến thức,
2. Học sinh: Theo hướng dẫn tiết trước.
III - Phương pháp;- Đàm thoại nêu vấn đề.
IV - Tiến trình dạy học
1. Các hoạt động trên lớp:
Bài cũ: Tam giác ABC có AH vuông góc với BC.
So sánh BA và BH, CA và CH
So sánh AB và AC biết BH = 2cm, CH = 3cm
Hoạt động của GV-HS
Ghi bạng
Hoạt động 1: Bất đẳng thức tam giác.
- GV cho HS làm ?1
- GV đặt vấn đề: Trong tam giác độ dài ba cạnh của nó có mối quan hệ g?
- Trong hình vẽ đầu bài theo em để đi từ A đến C thì đi theo con đường nào ngắn hơn: Đi AàC hay đi theo A àBàC?Từ đó hãy cho biết dự đoán trong tam giác tổng độ dài hai cạnh quan hệ thế nào với độ dài cạnh còn lại?
-HS: Trả lời và nêu dự đoán.
- GV gợi ý vẽ thêm điểm D như hình vẽ
- Yêu cầu HS hãy so sánh góc D và góc ACD, so sánh góc D và góc BCD, từ đó so sánh BD và BC?
- Lưu ý rằng BD = AB + AD và AD = AC từ đó hãy so sánh AB + AC với BC.
- HS hoạt động theo nhóm giải như SGK.
- HS rút ra kết luận từ bài toán
- GV: Tương tự ta có AB+BC>AC hay AC+BC>AB
- Qua đó GV cho HS ghi giả thiết, kết luận.
1) Bất đẳng thức tam giác:
Định lý:
(SGK)
GT
ABC
KL
AB+AC>BC
AB+BC>AC
AC+BC>AB
Hoạt động 2: Hệ quả
Dựa vào 3 BDT trên GV cho HS suy ra các BDT nhờ qui tắc chuyển vế :
*AB+AC>BC
=>AB>BC-AC hoặc AC>BC-AB
*AB+BC>AC
=>AB>AC-BC hoặc BC>AC-AB
*AC+BC>AB
=> AC>AB-BC hoặc BC>AB-AC
-GV giơi thiệu các BDT trên gọi là các BDT tam giác.
- GV : Kết hợp các BDT trên ta có:
AB-AC<BC<AB+AC
AB-BC<AC<AB+BC
AC+BC<AB<AC+BC
- Từ 3 BDT trên yêu cầu HS phát biểu tổng quát về độ dài một cạnh so với tổng, hiệu độ dài hai cạnh còn lại?
- HS nêu như SGK
2/ Hệ quả của bất đẳng thức tam giác:
Hệ quả: SGK
Nhận xét: SGK
Tam giác ABC:
AB-AC<BC<AB+AC
AB-BC<AC<AB+BC
AC+BC<AB<AC+BC
Hoạt động 3: Cũng cố.
Bài 15 SGK/63:
a) 2cm; 3cm; 6cm
b) 2cm; 4cm; 6cm
c) 3cm; 4cm; 6cm
Bài 16 SGK/63:
Cho ABC với BC=1cm, AC=7cm. Tìm AB biết độ dài này là một số nguyên (chứng minh), tam gíac ABC là tam giác gì?
Bài 15 SGK/63:
a) Ta có: 2+3<6
nên đây không phải là ba cạnh của một tam giác.
b) Ta có: 2+4=6 nên đây không phải là ba cạnh của một tam giác.
c) Ta có: 4+4>6
nên đây là ba cạnh của một tam giác.
Bài 16 SGK/63:
Dựa vào BDT tam giác ta có:
AC-BC<AB<AC+BC
7-1AB=7cm
ABC có AB=AC=7cm nên ABC cân tại A
2.ớHngs dẫn về nhà:
Làm bài 17, 18, 19 SGK/63.
Chuẩn bị bài luyện tập.
Rút kinh nghiệm và bổ sung:
File đính kèm:
- TIET51.doc