Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần: 25 tiết 43: Bài 9: Thực hành ngoài trời (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1 Kiến thức

- Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.

 2. Kĩ năng

- Luyện cách dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.

3. Thái độ

 - Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học ; Rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức, kỉ luật.

 

docx7 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Tuần: 25 tiết 43: Bài 9: Thực hành ngoài trời (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/2014 Ngàydạy: Tuần: 25 Tiết 43: BÀI 9: THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1 Kiến thức - Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. 2. Kĩ năng - Luyện cách dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng. 3. Thái độ - Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học ; Rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức, kỉ luật. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, địa điểm thực hành, giác kế, thước, cọc tiêu, dây đo. Mẫu báo cáo thực hành. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập. Xem trước bài thực hành. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giáo viên yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị dụng cụ thực hành của tổ. b. Tổ chức thực hành: - Giáo viên cho học sinh tới địa điểm thực hành, phân công vị trí cho từng tổ Lưu ý: bố trí hai tổ cùng đo một cặp điểm A B để đối chiếu kết quả. - Các tổ tiến hành thực hành. Mỗi tổ có thể chia thành 2 hoặc 3 nhóm tiến hành làm để tất cả học sinh đều nắm được cách làm. - Giáo viên kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm học sinh. 4. Củng cố: * Nhận xét, đánh giá : - Các tổ họp bình điểm và ghi vào báo cáo thực hành của tổ. - Giáo viên thu báo cáo thực hành, nhận xét và cho điểm các tổ. BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 43 - 44 HÌNH HỌC Tổ:.; Lớp: 7.. Kết quả: AB = ; Điểm thực hành của tổ: STT Tên học sinh Điểm chuẩn bị dụng cụ (3đ) Ý thức kỉ luật (3đ) Kĩ năng thực hành (4đ) Tổng điểm (10đ) 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập thực hành 102 (SBT-Trang 110). - Trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương. - Bài tập 67, 68, 69 (SGK-Trang 140, 141). ************************™&˜************************ Ngày soạn: 15/2/2014 Ngày dạy: Tuần: 25 Tiết 44: ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1 Kiến thức - Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng các góc của một tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, tính toán, vẽ hình ... 3. Thái độ - Rèn tính chính xác, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK. Compa, thước thẳng, thước đo độ. Bảng phụ bài tập. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập. Soạn các câu hỏi ôn tập chương. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 (tr139-SGK) - 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Giáo viên treo bảng phụ nội dung bài tập 68 lên bảng (chỉ có câu a và câu b) - Học sinh suy nghĩ trả lời. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 67. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày. - Cả lớp nhận xét. - Với các câu sai giáo viên yêu cầu học sinh giải thích. - Các nhóm cử đại diện đứng tại chỗ giải thích. - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu 2-SGK. - 2 học sinh đứng tại chỗ trả lời. ? Trả lời câu hỏi 3-SGK. - 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 69 - Học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT, Kl. - Giáo viên gợi ý phân tích bài. - Học sinh phân tích theo sơ đồ đi lên. AD A AHB = AHC ABD = ACD - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày. - Học sinh nhận xét. I. Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác: - Trong ABC có: - Tính chất góc ngoài: Góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó. Bài tập 68 (tr141-SGK) - Câu a và b được suy ra trực tiếp từ định lí tổng 3 góc của một tam giác. Bài tập 67 (tr140-SGK) - Câu 1; 2; 5 là câu đúng. - Câu 3; 4; 6 là câu sai II. Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác: Bài tập 69 (tr141-SGK) 2 1 2 1 a H B A C D GT ; AB = AC; BD = CD KL AD a Chứng minh: Xét ABD và ACD có AB = AC (GT) BD = CD (GT) AD chung ABD = ACD (c.c.c) (2 góc tơng ứng) Xét AHB và AHC có:AB = AC (GT); (CM trên); AH chung. AHB = AHC (c.g.c) (2 góc tơng ứng) mà (2 góc kề bù) 2 Vậy AD a 4. Củng cố Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. 5.Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục ôn tập chương II. - Làm tiếp các câu hỏi và bài tập 70 73 (tr141-SGK) - Làm bài tập 105, 110 (tr111, 112-SBT) Kiểm tra, ngày 22/2/2014. Tuần: 24 Ngày soạn: 17/02/2013 Tiết: 45 Ngày dạy: 20/02/2013 ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1 Kiến thức - Học sinh ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân. 2. Kĩ năng - Vận dụng các biểu thức đã học vào bài tập vẽ hình, tính toán chứng minh, ứng dụng thực tế. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK. Compa, thước thẳng, thước đo độ. Bảng phụ bài tập. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập. Soạn các câu hỏi ôn tập chương. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Trong chương II ta đã học những dạng tam giác đặc biệt nào. - Học sinh trả lời câu hỏi. ? Nêu định nghĩa các tam giác đặc biệt đó. - 4 học sinh trả lời câu hỏi. ? Nêu các tính chất về cạnh, góc của các tam giác trên. ? Nêu một số cách chứng minh của các tam giác trên. - Giáo viên treo bảng phụ. - 3 học sinh nhắc lại các tính chất của tam giác. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 70 - Học sinh đọc kĩ đề toán. ? Vẽ hình ghi GT, KL. - 1 học sinh lên bảng vẽ hình ghi GT, KL - Yêu cầu học sinh làm các câu a, b, c, d theo nhóm. - Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm. - Giáo viên hướng dấn câu e. ? Khi và BM = CN = BC thì suy ra được gì. - HS: ABC là tam giác đều, BMA cân tại B, CAN cân tại C. ? Tính số đo các góc của AMN - Học sinh đứng tại chỗ trả lời. ? OBC là tam giác gì. I. Một số dạng tam giác đặc biệt: II. Luyện tập: Bài tập 70 (tr141-SGK) O K H B C A M N GT ABC có AB = AC, BM = CN BH AM; CK AN HB CK O KL a) ÂMN cân b) BH = CK c) AH = AK d) OBC là tam giác gì ? Vì sao. c) Khi ; BM = CN = BC tính số đo các góc của AMN xác định dạng OBC Bài giải: a) AMN cân AMN cân ABM và ACN có AB = AC (GT) (CM trên) BM = CN (GT) ABM = ACN (c.g.c) AMN cân b) Xét HBM và KNC có (theo câu a); MB = CN HMB = KNC (cạnh huyền - góc nhọn) BK = CK c) Theo câu a ta có AM = AN (1) Theo chứng minh trên: HM = KN (2) Từ (1), (2) HA = AK d) Theo chứng minh trên mặt khác (đối đỉnh) (đối đỉnh) OBC cân tại O e) Khi ABC là đều ta có BAM cân vì BM = BA (GT) tơng tự ta có Do đó Vì tơng tự ta có OBC là tam giác đều.ACN có a 4. Củng cố: -Cần nắm chắc các trường hợp bằng nhau của tam giác và áp dụng nó vào chứng minh 2 tam giác bằng nhau. - Áp dụng các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác để chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh góc bằng nhau. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lí thuyết và làm các bài tập ôn tập chơng II. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra.

File đính kèm:

  • docxtuan 25 hinh 7 2cot.docx