Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Thường thức phòng tránh một số loại bom - đạn và thiên tai - Trường THPT Chơn Thành

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1). Mục đích : Giới thiệu cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại, cách phòng tránh thông thường với một số loại bom, đạn và thiên tai

2). Yêu cầu :

- Hiểu rõ tác hại thông thường do bom đạn và thiên tai gây ra cho con người

- Biết cách phòng tránh tác hại do bom, đạn và thiên tai gây ra

- Thường xuyên cảnh giác với các loại bom, đạn còn sót lại trong chiến tranh, tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng chống bom, đạn và thiên tai.

II. NỘI DUNG:

- Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn

- Thường thức phòng tránh một số loại thiên tai

III. THỜI GIAN:

- Tổng số: 2 tiết

- Lên lớp: 1 tiết.

- Kiểm tra: 1 tiết.

IV. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Thường thức phòng tránh một số loại bom - đạn và thiên tai - Trường THPT Chơn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT CHƠN THÀNH .. o0o Phê chuẩn : Ngày . Tháng .. năm 2008 GIÁO ÁN Môn : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG Bài : THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM -–ĐẠN VÀ THIÊN TAI Ngày tháng năm 2008 NGƯỜI SOẠN GIẢNG LỜI MỞ ĐẦU Nội dung bài giới thiệu cho học sinh một số loại bom, đạn thông thường và thiên tai thường xảy ra. Nhằm giúp cho học sinh nắm được một số tác hại của một số loại bom, đạn thông thường và thiên tai Giúp học sinh biết vận dụng vào thực tế cách khắc phục tác hại của bom, đạn thông thường và thiên tai Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1). Mục đích : Giới thiệu cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại, cách phòng tránh thông thường với một số loại bom, đạn và thiên tai 2). Yêu cầu : - Hiểu rõ tác hại thông thường do bom đạn và thiên tai gây ra cho con người - Biết cách phòng tránh tác hại do bom, đạn và thiên tai gây ra - Thường xuyên cảnh giác với các loại bom, đạn còn sót lại trong chiến tranh, tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng chống bom, đạn và thiên tai. II. NỘI DUNG: - Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn - Thường thức phòng tránh một số loại thiên tai III. THỜI GIAN: Tổng số: 2 tiết Lên lớp: 1 tiết. Kiểm tra: 1 tiết. IV. TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP: 1). Tổ Chức : Lấy học sinh khối 10 làm đơn vị giới thiệu nội dung bài giảng. Trao đổi giáo viên – học sinh, ở lớp 2). Phương Pháp : Để học sinh nắm vững nội dung chính : - Đối với Giáo viên : Sử dụng phương pháp giới thiệu, minh hoạ qua các ví dụ thực tế - Đối với học sinh : + Giờ lên lớp nghe và tốc ký ý các nội dung cơ bản mà Giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà Giáo viên đặt ra. + Giờ trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bài ý kiến của mình. V/. TÀI LIỆU : - Giáo án của Giáo viên. - Sách GDQP 10 của nhà xuất bản Giáo Dục. NỘI DUNG BÀI GIẢNG THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI ..........o0o.......... ¶ I/. THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN : 1) Tác hại của một số loại bom đạn : Bom, đạn khi nổ ngoài việc gây sát thương còn gây chết người bằng những mãnh võ được bay ra theo hình phiểu thì lượng thuốc chứa trong bom, đạn khi nổ sẽ tạo ra sức ép lớn phá huỷ môi trường xung quanh, gây thiệt hại lớn cho người và tài sản của nhân dân. Lợi dụng tác hại này trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam đế quốc Mĩ đã trúc xuống Việt Nam một lượng lớn bom, đạn vào các làng mạc, các công trình, bệnh viện, trường học, vào các khu rừng dọc dãi Trường sơn đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân ta, nó còn ảnh hưởng đến ngày nay. Đặc điểm gây hại của một số loại bom – đạn địch thường dùng : Loại bom đạn Hình dáng Bán kính sát thương người không ẩn nấp (m) Đặc điểm gây hại Ghi chú Tạo thành hố khi nổ Cự ly làm đổ nhà (m) Sâu (m) Rộng (m) 1 2 3 4 5 6 7 a. Bom phá (Bảng anh) Đường kính-dài (m) 250 0,23-1,10 100 2-3 6-10 20 500 0,27-1,54 - 4-5 10-14 40 750 0,41-1,17 - 5-7 15-20 50 1000 0,35-1,87 - 6 20-24 60 2000 0,50-2,50 - 7-9 22-26 80 3000 0,60-2,10 350 8-10 24-28 100 b.Bom chờ nổ từ trường Loại bom phá thường lắp ngòi nổ từ trường 500 0,27-1,54 100-150 4-5 10-14 40 750 0,41-1,17 150-250 5-7 15-20 50 c.Bom nổ chậm Loại bom phá thường lắp ngòi nổ chậm 500 0,27-1,54 100-150 4-5 10-14 40 750 0,41-1,17 150-250 5-7 15-20 50 d. Bom chùm * Thả bằng bom mẹ Bom mẹ có 60 bom con Bom bi hình cầu nổ ngay 0,064 10-15 0,10 0,2-0,3 Bom bi hình cầu nổ chậm 0,064 10-15 0,10 0,2-0,3 Lắp ngòi nổ chậm 1 2 3 4 5 6 7 Bom phá mảnh vụn hình cầu 0,064 10-15 0,45-0,55 0,8-1 Bom mẹ chứa 200-250 bom con Bom bướm 15-50 Bom mẹ chứa 90-130 bom bướm * Rải bằng bệ phóng Bệ phóng 19 ống có 360 bom, bệ phóng 6 ống có 144 bom Bom bi quả dứa 0,069 10-15 0,1-0,3 0,5-1 Bom phá mảnh vụn 0,069 10-15 0,1-0,3 0,5-1 e. Bom cháy Napan (poun) 6-10 0,079-0,459 Gây cháy bán kính 3-5 100 0,206-1,350 Gây cháy bán kính 20-25 500 0,360-1,500 Nhiệt độ từ 800-1000 0c 750 0,470-3,300 Phót pho 59,4 kg 0,216-1,330 Bán kính gây cháy 20-25 47,6 kg 0,210-1,330 g. Đạn súng đại bát(mm) 105 25-30 0,5 203 30-40 1 h.Đạn súng hoả tiển (mm) 70 15-20 0,4-0,5 1,5-2 127 25 0,6-0,7 2-2,5 i. Đạn súng cối (mm) 81 15-20 0,4-0,5 1,5-2 127 20-25 0,6-0,7 2-2,5 k. Đạn súng phóng lựu M79 Đạn nổ mạnh 10 Đạn ria 20 2). Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom, đạn : a). Quan sát báo động : Khi có hoạt động đánh phá của địch cần phát tín hiệu kịp thời để báo động cho nhân dân phòng tránh tín hiệu được phát bằng : còi điện, loa truyền thanh, loa, trống, mõ, kẻng b). Làm hầm hố phònh tránh bom đạn : Làm hố ẩn nấp cá nhân, hầm ẩn nấp tập thể, hào ẩn nấp, hang, hoặc nhà hầm địa đạo. c). Che ánh sáng nguỵ trang : Cần tắc hết đèn, lửa, nguỵ trang cả người và phương tiện d). Sơ tán, phân tán người và phương tiện, máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá : Sơ tán nhân dân trước hết là người già, trẻ em và phụ nữ, người đang ốm, học sinh và các phương tiện máy móc e). Khắc phục hậu quả địch đánh phá : - Cứu chữa người bị nạn - Dập tắc các đám cháy - Chôn người chết, làm vệ sinh môi trường - Giúp đỡ gia đình có người bi nạn ổn định đời sống - Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường II./ THƯỜNG THỨC PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ THIÊN TAI : 1). Đặt điểm gây hại của một số thiên tai : a). Aùp thấp nhiệt đới : là hiện tượng thay đổi lớn trong không khí, có sức gió từ cấp 6 đến cấp 7 (từ 39 – 61 km/h ). Thường phát triển thành bão có kèm theo mưa lớn. b). Bão : Giống như áp thấp nhiệt đới nhưng có sức gió mạnh hơn, gió đổi chiều nhanh, sức giật mạnh có kèm theo mưa lớn. Bão thường gây ngập lụt, ở vùng ven biển nơi có cơn bão đi qua thường có sóng lớn. c). Lũ quét : Là hiện tượng lũ xuất hiện nhanh ở các vùng núi với tốc độ dòng chảy cực lớn. Lũ quét tàn phá, huỷ diệt môi sinh trên đường nó đi qua. Việc phá rừng gây xoí mòn đất là nguyên nhân cơ bản của các trận lũ quét d). Lụt : Hàng năm vào mùa mưa nước ta thường xảy ra lũ lụt nước ngập trên phạm vi rộng với thời gian kéo dài gây thiệt hại lớn về người và của. e). Động đất : Là hiện tượng phá huỷ các vùng thạch quyển do kiến tạo của trái đất nó có thể phá huỷ cả một vùng rộng lớn gây tai hoạ khủng khiếp cho con người. 2). Một số biện pháp phổ thông phòng chống bão lụt : a). Tích cực thực hiện bảo vệ đê, thường xuyên tham gia việc hộ đê tuyệt đối không được chèn đóng, mở cửa cống ; không đào bới xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn đê. b) Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng c). Theo dõi chặc chẽ các bản tin báo bão và mực nước ở các truyền sông : Khi có bão cần chú ý không đứng gần các công tơ, cột điện và tránh xa nơi có dây điện đứt d). Tổ chức sơ tán người và tài sản ở khu vực trọng điểm : Tổ chức theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra e). Khắc phục hậu quả bão lụt : - Cấp cứu người bị nạn - Làm vệ sinh môi trường, chôn cất người bị chết - Giúp đỡ gia đình có người bị nạn, ổn định đời sống - Khôi phục sản xuất và sinh hoạt LỜI MỞ ĐẦU Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bọn thực dân và đế quốc đã dùng nhiều loại bom đạn để đánh phá ta, gây cho nhân dân ta những thiệt hại to lớn về người và của. Ngoài ra nó còn huỷ loại môi trường, để lại di chứng chiến tranh cho các thế hệ sau này. Bên cạnh đó những tác động tự nhiên gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và điều kiện sống của con người gọi chung là thiên tai. Hôm nay tôi sễ giới thiệu cho các em Bài Thường Thức Phòng Tránh Một Số Loại Bom Đạn Và Thiên Tai giúp các em nắm được tác hại và cách phòng tránh. KẾT LUẬN Bom – đạn và thiên tai đều có sức tàn phá ghê gớm gây hậu quả nặng nề về của cải, con người, thời gian khắc phục hậu quả và ảnh hưởng của nó gây ra không thể lường trước được. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết bảo vệ môi trường để hạn chế thiên tai Mỗi người có trách nhiệm khắc phục tác hại của chiến tranh còn để lại và những ảnh hưởng của thiên tai gây ra ; tham gia vào các công trình bảo vệ môi trường, trồng rừng. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Học sinh nắm được tác hại của một số loại bom đạn và thiên tai Một số biện pháp phổ thông CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA 1) Nêu một số biện pháp phòng tránh bom đạn ? 2). Nêu một số biện pháp phòng chống bão lụt ?

File đính kèm:

  • docGDQP(7).doc