I/. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1). Mục Đích :
Giới thiệu cho học sinh hiểu khái quát những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Giúp các em có cơ sở tìm hiểu Luật Sĩ quan, góp phần nâng cao giác ngộ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và hướng nghiệp quân sự.
2). Yêu Cầu :
Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan.
II/. NỘI DUNG:
- Mục đích của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Khái niệm Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan
- Trách nhiệm của học sinh tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan
III/. THỜI GIAN :
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam - Trường THPT Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức vụ cơ bản từ Trung đội trưởng đến Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
- Ngoài ra, sĩ quan bao gồm nhiều chức vụ khác nhau. Để thống nhất trong quản lý, sử dụng, sĩ quan được chia thành các nhóm chức vụ tương đương với các chức vụ cơ bản.
5). Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ sĩ quan :
a). Bổ nhiệm sĩ quan. Khi có nhu cầu biên chế, sĩ quan đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.
b).Miễn nhiệm sĩ quan :
- Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhận.
- Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhận chức vụ hiện tại.
- Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ theo cấp bậc quân hàm, chức vụ.
6). Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan:
Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan được quy định theo cấp bậc quân hàm và theo chức vụ. Ngoài ra, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn và tự nguyện, có thể được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
III/. QUYỀN LỢI, NGHIĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA SĨ QUAN :
1). Quyền lợi của sĩ quan :
- Được học tập, đào tạo điều kiện phát triển tài năng.
- Sĩ quan tại ngũ được hưởng lương, phụ cấp bảo đảm các chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khoẻkhám, chữa bệnh theo quy định, chế độ.
- Bố, mẹ, vợ, chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ được khám chữa bệnh miễn, giảm viện phí theo quy định.
- Khi thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan được giải quyết theo các chế độ quy định của nhà nước.
2). Nghĩa vụ của sĩ quan :
- Sẳn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập tự do, chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ lợi ích xã hội; lợi ích hợp pháp cá nhân.
- Thường xuyên giữ gìn, trao đổi đạo đức Cách mạng, học tập nâng cao trình độ mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh; nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, điều lệ, chế độ, giữ bí mật.
- Chăm lo lợi ích tinh thần, vật chất của bộ đội.
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tôn trọng gắn bó mật thiết với nhân dân.
3). Trách nhiệm của sĩ quan
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cung cấp về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức trách trong bất kỳ hoàn cảnh điều kiện nào.
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh sai; nếu cứ phải chấp hành mệnh lệnh đó thì phải kịp thời báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
IV/. SĨ QUAN DỰ BỊ
1). Khái niệm sĩ quan dự bị, hàng ngạch của sĩ quan dự bị:
- Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được đăng ký quản lý, huấn luyện sẳn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
- Hạng ngạch sĩ quan dự bị: phân hạng theo hạn tuổi, bao gồm sĩ quan dự bị hạng 1, sĩ quan dự bị hạng 2.
2). Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị :
- Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị.
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
3). Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị phục vụ tại ngũ :
- Gọi đào tạo sĩ quan dự bị: Những cán bộ, công chức, sinh viên và những người tốt nghiệp đại học trở lên ngoài quân đội.
- Gọi sĩ quan dự bị phục vụ tại ngũ :
+ Thời bình : Đối với sĩ quan dự bị chưa phục vụ tai ngũ, thời gian phục vụ tại ngũ là 2 năm.
+ Thời chiến : Khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ hoặc khi có nhu cầu sĩ quan làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu mà chưa đến mức động viên cục bộ.
4). Quân hàm, chức vụ của sĩ quan dự bị :
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm thiếu uý sĩ quan dự bị.
- Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, căn cứ vào 3 tiêu chẩn : Chức vụ được bổ nhiệm, kết quả học tập, mức lương đang hưởng để xét phong quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.
- Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên và được thăng quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm, dựa trên các căn cứ sau : Nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự, thành tích phục vụ quốc phòng.
- Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ.
- Sĩ quan dự bị phục vụ tại ngũ được xét thăng quân hàm tương xứng, dựa trên các căn cứ sau : Tiêu chuẩn quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại, thời hạn xét thăng quân hàm.
5). Trách nhiệm, quyền lợi của sĩ quan dự bị
a).Trách nhiệm của sĩ quan dự bị:
- Đăng kí, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị DBĐV
- Tham gia huấn luyện, tập trung kiểm tra sẳn sàng động viên, SSCĐ theo qui định.
- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong LLDBĐV.
- Vào phục vụ tại ngũ theo qui định.
- Quyền lợi của sĩ quan dự bị.
- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lí đơn vị DBĐV ; được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và chế độ theo qui định của Chính phủ trong thời gian tập trung.
- Được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương cũ. Nếu quân đội có nhu cầu, sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
V/ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH THAM GIA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN :
Tập trung 2 vấn đề :
1).Trách nhiệm chung
- Có thái độ học tập tốt để hiểu được cái nội dung cơ bản của Luật sĩ quan QĐND Việt Nam ; hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của sĩ quan ; hiểu được điều kiện tuyển chọn đào tạo, bổ sung vào đội ngũ sĩ quan.
- Trên cơ sở đó nâng cao giác ngộ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trách nhiệm tham gia xây dựng đội ngủ sĩ quan.
- Biết cách đăng kí dự tuyển đào tạo trở thành sĩ quan.
2).Hướng phấn đấu trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
a).Đăng kí dự bị thi đào tạo sĩ quan
Tiêu chuẩn tuyển sinh : Nam thanh niên, có lịch sử rõ ràng, đủ điều kiện có thể kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ; tự nguyện công tác lâu dài trong quân đội, phẩm chất đạo đức tốt ; tốt nghiệp trung học phổ thông tuổi đời từ 17 đến 21 (quân nhân có thể đến 23)
b).Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự
- Học sinh đăng kí thi như thi vào các trường đại học dân sự ; nhưng phải qua các bước sơ tuyển chặc chẽ để đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn trước khi đào tạo thành sĩ quan QĐND.
- Nếu là quân nhân, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, được đơn vị giới thiệu thì được dự thi và được hưởng chính sách ưu tiên theo qui định hiện hành.
c).Đào tạo để trở thành sĩ quan dự bị
Đối tượng gồm :
- Quân nhân khi thôi phục vụ tại ngũ, còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị hoặc đủ tiêu chuẩn và điều kiện để được đào tạo thành sĩ quan dự bị.
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội.
KẾT LUẬN
- Luật sĩ quan QĐND Việt Nam, nhằm xây dựng quân đội mà nòng cốt là đội ngũ sĩ quan vững mạnh, góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ và Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ sĩ quan đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Luật sĩ quan là một trong những bộ luật quan trọng góp phần từng bước hoàn chỉnh việc xây dựng các bộ luật của nước ta.
- Luật sĩ quan gồm 7 chương, 51 điều. Khi nghiên cứu Luật Sĩ quan học sinh cần hiểu được nội dung cơ bản của luật. Trên cơ sở các nội dung đó, có trách nhiệm tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
- Mục đích của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Khái niệm Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan
- Trách nhiệm của học sinh tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan
CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA
1). Em hãy cho biết những quy định chung về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ?
2). Em hay nêu quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan ?
3). Thế nào là sĩ quan dự bị ?
4). Trách nhiệm của học sinh tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan ?
LỜI MỞ ĐẦU
- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những bộ luật quan trọng nhằm xây dựng quân đội góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, nhà nước, và nhân dân.
- Luật Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nhằm giới thiệu cho học sinh hiểu khái quát những nội dung cơ bản có cơ sở tìm hiểu luật sĩ quan góp phần nâng cao giác ngộ về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và hướng nghiệp học sinh. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiều Luật Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
File đính kèm:
- GDQP(10).doc