Bài giảng Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở

cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp gặp mặt một đối tượng để truyên truyền, vận động, thuyết phục một vấn đề nào đó.

Gặp gỡ trực tiếp là 1 trong những phương thức có hiệu quả có tác động rất lớn trong tuyên truyền vận động thuyết phục từng người dân thực hiện chủ trương đường lối của đảng và chính sách pháp luật của NN

 

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 19331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tài liệu (tờ tin, sách nhỏ…) có liên quan đến vấn đề mà đối tượng quan tâm để hỗ trợ họ thay đổi quan điểm, thái độ và hành động. - Kết thúc cuộc đến thăm. + Chào tạm biệt gia đình và hẹn sẽ tới thăm lại vào một thời điểm thích hợp. + Có thể mời đối tượng tham gia một cuộc thảo luận nhóm sẽ được tổ chức cùng đối tượng khác. 3. Vận động hành lang: a. Khái niệm: -Vận động hành lang là nghệ thuật khai thác các khả năng, các cơ may để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên, các đại biểu hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội ủng hộ các chương trình công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đồng thời vận động họ có sự tác động làm thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho công tác lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. -Mục đích của vận động hành lang không phải là nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tuợng thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật mà là tác động nhằm hay đổi các chính sách, các chương trình phát triển. -Đối tượng của vận động hành lang là những người tham gia vào quá trình chuẩn bị và thông qua các quyết định, các chính sách phát triển. Đó là nhũng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên (cấp ủy, ủy ban nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội…). b. Các quy tắc của vận động hành lang: - Xác định rõ ngay từ đầu mục đích vận động. - Nắm vững đối tượng vận động hành lang: họ là ai? Giữ chức vụ gì trong cơ quan nào? Đồng thời cần nắm vững những thông tin về quan điểm, phong cách công tác về vai trò của học trong tổ chức mà họ tham gia và vai trò của họ trong việc tham gia soạn thảo, ban hành các quyết định, các vấn đề cần vận động. - Nắm vũng những thông tin về tổ chức, các ủy ban và công việc của tổ chức mà các nhà lãnh đạo, quản lý tham gia. Đó là các loại thông tin: + Thông tin về công việc, thời gian, lịch trình thông qua các quyết định. + Thông tin về các cuộc Hội thảo, tranh luận xung quanh nội dung các quyết định. + Thông tin về quan hệ nội bộ của các tổ chức. Họ có thống nhất quan điểm với nhau hay không, có thường bị chia rẽ thành các nhóm, các phe phái hay không? + Thông tin về phong cách ứng xử chính trị của người đứng đầu các tổ chức. Họ có quyết đoán hay thụ động, dè dặt; phong cách đọc đoán hay dân chủ; nóng vội, thích phe phán hay thích thỏa hiệp, ôn hòa, có khuynh hướng độc lập hay dễ phục tùng… + Những thông tin trên đây là rất quan trọng. Bởi vì, nó cho phép xây dựng lịch trình vận động đúng đắn, biết cách tác động vào giai đoạn nào, bước nào, khuynh hướng nào trong quá trình đi đến quyết định, biết tác động vào những ai tham gia vào việc thông qua quyết định ấy. Đông thời có thể tiếp cận và tác động cả đến những người đứng đằng sau, nhưng có ảnh hưởng đến các quyết định ấy. - Chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho các nàh lãnh đạo, quản lý cấp trên. - Chủ động tạo thời gian và thời cơ cho các cuộc tiếp xúc. II/. TUYÊN TRUYỀN THUYẾT PHỤC NHÓM: 1. Thảo luận nhóm nhỏ: a. Khái niệm:Thảo luận nhóm nhỏ là công tác tuyên truyền, vận động trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp nói chuyện, thuyết trình, chia sẽ, trao đổi thông tin với một nhóm nhỏ đối tượng có đặc điểm, hoàn cảnh giống nhau hoặc gần giống nhau. b. Tình huống sử dụng thảo luận nhóm nhỏ: - Khi cần cung cấp ngay cho đối tượng những thông tin, kiến thức mới. - Khi một số đối tượng cùng có nhu cầu hiểu biết về một vấn đề nào đó trong số các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… - Khi trong cộng đồng còn một số đối tượng chưa thực hiện một hoặc một số hành vi nào đó. c. Các bước thực hiện: - Chuẩn bị. + Chuẩn bị chủ đề, thời gian, địa điểm thảo luận và thông báo để đối tượng biết. + Chuẩn bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ thảo luận như sách lật, tranh vải, tờ gấp, băng video, catset và các phương tiện hỗ trợ thay đổi hành vi để phát cho đối tượng khi họ có nhu cầu sử dụng. - Tiến hành thảo luận nhóm: (gồm 7 bước) + Bắt đầu buổi thảo luận bằng việc chào hỏi thân mật, sắp xếp đối tượng ngồi sao cho mọi người đề nhìn rõ các phương tiện trực quan được sử dụng trong quá trình thảo luận. + Giới thiệu nội dung buổi thảo luận + Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dể hiểu, thuyết phục những thông tin cần thiết. có thể sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, hiện vật để minh họa và lồng ghép các tiết mục van nghệ, chiếu video, nghe băng catset để buổi thảo luận sôi nổi và hấp dẫn hiệu quả. + Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi thảo luận, tích cực tham gia thỏa luận và gợi ý, hướng dẫn mọi người thảo luận đúng trọng tâm. Động viên những người rụt rè phát biểu ý kiến, đồng thời tế nhị hạn chế những người nói quá nhiều, lấn át người khác. + Trả lời, gải đáp các câu hỏi các thắc mác của đối tượng. Chỉ trả lời những vấn đề đã nắm vững. Đối với những vấn đề chưa hiểu rõ thì hẹn trả lời sau để có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thêm. + Tóm tắt nội dung chương trình cảu buổi thảo luận. + Phát các tài liệu cần thiết như tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ, bản tin hoặc phương tiện hỗ trợ đối tượng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi. ( một buổi thảo luận nhóm không nên kéo dài quá 2 h. Tránh nói dài, nói nhiều, tránh chỉ trích phê phán tranh luận gay gắt khi có đối tượng nói sai). 2. Diễn thuyết trước công chúng: a. Chuẩn bị diễn thuyết: - Nghiên cứu đối tượng: + Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng: trong diễn thuyết trước công chúng, đối tượng quy định việc xác định nội dung, lựa chọn phương pháp diễn thuyết. Đối với những đối tượng khác nhau, nội dung, phương pháp phát biểu, trình bày phải khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về đối tượng là công việc đầu tiên mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tiến hành trước khi diễn thuyết. Sinh thời Bác Hồ thường xuyên căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhà văn, nhà báo phải tự đặt câu hỏi: viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Trước khi nói, viết một vấn đề nào đó. + Nội dung nghiên cứu đối tượng: Nghiên cứu đặc điểm về mặt XH - nhân khẩu: các đặc điểm về thành phần XH giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác… của đối tượng. Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý-xã hội: hệ thống các quan điểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng và trang thái thể chất… của họ. Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường cách thức thỏa mãn nhu cầu thông tin của đối tượng. - Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết: + Bài diễn thuyết phải mang đến cho đối tượng công chúng những thông tin mới, hấp dẫn. + Nội dung chủ đề diễn thuyết phải mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân. + Chủ đề bài diễn thuyết pahỉ mang tính thời sự, tính cấp thiết tức là nó phải đề cặp đến những vấn đề đang tác động lớn đến du luận XH, những vấn đề mà công chúng đang quan tâm. + Nội dung chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, tức là nó phải góp phần giáo dục tư tưởng cho người nghe, góp phần giúp người nghe hiểu đúng đường lối, chính sách, Pháp luật và quyết tâm thực hiện chúng. - Xây dựng đề cương bài diễn thuyết: đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý tiến hành buổi diễn thuyết trước công chúng. Đề cương bài diễn thuyết cần đạt các yêu cầu sau: + Phải thể hiện mục đích tuyên truyền, thuyết phục. Đề cương là sự cụ thể hóa mục đích tuyên truyền bằng các phần, các mục, các lậun điểm, luận cứ, luận chứng. + Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách lôgíc. Đề cương bài diễn thuyết kết cấu gồn có 3 phần: . Phần mở đầu: chức năng là phần nhập đề cho chủ đề bài diễ thuyết, là phương tiện giao tiếp ban đầu với người nghe kích thích sự hứng thú của người nghe đối với nội dung bài diễn thuyết, phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng đối với các nội dung trừu tượng đối với đối tượng mới tiếp xúc lần đầu đối tượng thanh niên học sinh. Yêu cầu phải tự nhiên và ngắn gắn với các phần khác trong bố cục toàn bài cả về nội dung và phong cách ngôn ngữ ngắn gọn độc đáo và tạo hấp dẫn đối với người nghe. . Phần chính của bài diễn thuyết: đây là phần dài nhất quan trọng nhất quuy định chất lượng của bài diễn thuyết 1 cách toàn diện sâu sắc. Lôi cuốn ý nghĩ kích thích tư duy của họ bằng sức thuyết phục của logic trinh bày. Bố cục chặt chẽ được trình bày lập luận theo những quy tắc phương pháp nhất định. Tính 9 xác tính nhất quán và tính có luận chứng. Tính tâm lý sư phạm. . Phần kết luận: là phần không thể thiếu trong cấu trúc 1 bài diễn thuyết, làm cho bố cục bài diễn thuyết trở nên cân đối logic có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều đã nói. Có các đặc trưng sau: Tổng kết các vấn đề đã nói. Củng cố và làm tăng ấn tượng về nd bài nói. Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hành động. b. Tiến hành diễn thuyết trước công chúng: Trong quá trình diễn thuyết, người nói tác động đến người nghe chủ yếu qua 2 kênh thông tin: kênh ngôn ngữ và kênh phi ngôn ngữ. - Kênh ngôn ngữ: là cận ngôn ngữ những yếu tố đi liền với ngôn ngữ, ngữ điệu của lời nói phải phong phú biến hóa có sự vận động của âm thanh tránh nói đều đều đơn điệu buồn tẻ. - Kênh phi ngôn ngữ: là kênh tiếp xúc cơ học hay các yếu tố hành vi. + Một số cách nói thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đối với người nghe khi diễn thuyết, bài diễn thuyết có nd mới thiết thực mang tính thời sự. Có thể sd các thủ thuật tạo chú ý người nghe: Tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng dư thừa của ngôn ngữ diễn đạt. Tăng sức hấp dẫn của thông tin bằng cách sd yếu tố bất ngờ cách trình bày độc đáo. Sd 1 số biện pháp ngôn ngữ: từ láy, ẩn dụ, đảo đổi, đối chọi…và các biện pháp tu từ ngữ âm. Trình bày cụ thể xen kẻ cái trừu tượng, trình bày sự kiện xen kẻ các khái niệm phạm trù quy luật. Nắm vững nghệ thuật sd các con số. Phát biểu theo kiểu ngẩu hứng thoát ly đề cương. +Thủ thuật tái lập sự chú ý. Cử chỉ vận động và sự kết hợp chúng với các thủ thuật khác. Thủ thuật âm thanh. Sd các phương tiện trực quan. Thay đổi trạng thái giao tiếp từ độc thoại sang đối thoại bằng cách đặt câu hỏi. Hài hước. + Kỹ năng trả lời câu hỏi khi thực hiện đối thoại./.

File đính kèm:

  • docBAI 4 MON KNQL.doc
Giáo án liên quan