Bài giảng KHOA HỌC Bài 1: Con người cần gì để sống

- MỤC TIÊU

Giúp học sinh :

 - Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.

 - Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người.

 - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.

 

doc30 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng KHOA HỌC Bài 1: Con người cần gì để sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cả lớp Đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ : Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi : Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách . Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau . Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam - GV cho HS tự do phát biểu ý kiến của mình - Nhận xét và tuyên dương những HS có ý kiến hay và trình bày lưu loát 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS - Dặn HS về nhà học bài Khoa học Bài 25 : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm I - Mục tiêu Giúp học sinh : Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm . Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước . II - Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trong SGK trang 54,55 III - Các hoạt động dạy- học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Thế nào là nước sạch ? + Thế nào là nước bị ô nhiễm ? GV nhận xét và cho điểm HS B - Dạy - Học bài mới : 1- Giới thiệu bài 2- Nội dung bài : * Hoạt động 1 : Những nguyên nhân làm nước ô nhiễm - GV tổ chức HS thảo luận nhóm . + Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1,2,3,4,5,6,7,8, trang 54 SGK, trả lời theo 2 câu hỏi sau . + HS tiến hành thảo luận nhóm . + Đại diện các nhóm lên trình bày . Mỗi nhóm chỉ nói một hình vẽ + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? + Theo em , việc làm đó sẽ gây ra điều gì ? - GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét , tổng hợp các ý kiến - GV kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế - Các em về nhà tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình . Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em bị ô nhiễm ? + Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy . Theo em , mỗi người dân ở địa phương ta cần phải làm gì ? * Hoạt động 3 : Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm . + Yêu cầu các nhóm thảo luận , trả lời câu hỏi : Nguồn gốc nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống con người , thực vật , động vật ? + HS tiến hành thảo luận trong nhóm . + đại diện nhóm nhanh nhất lên trình bày trước lớp các nhóm khác bổ sung . - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . - Nhận xét câu trả lời của từng nhóm . - GV Giảng bài 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS - Dặn HS về nhà học bài khoa học Bài 29 : Làm thế nào để biết có không khí I - Mục tiêu Giúp học sinh : Tự làm thí nghiệm để biết không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng . Hiểu được khí quyển là gì . Có lòng ham mê khoa học , tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học . II - Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trong SGK trang 62,63 - HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm : 2 túi ni lông to , dây chun , kim băng , chậu nước , chai không , một miếng bọt biển hay 1 viên gạch hoặc cục đất khô . III - Các hoạt động dạy- học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? + Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ? GV nhận xét và cho điểm HS B - Dạy - Học bài mới : 1- Giới thiệu bài 2- Nội dung bài : * Hoạt động 1 : Không khí có ở xung quanh ta - GV tiến hành hoạt động cả lớp . + GV cho từ 3-5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc , chiều ngang , hành lang của lớp . Khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi . + Yêu cầu HS quan sát túi đã buộc và trả lời câu hỏi : + Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ? + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? - GV kết luận . * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật . - GV chia lớp thành 6 nhóm 2 nhóm làm chung 1 thí nghiệm như SGK . + Gọi 3 HS đọc 3 thí nghiệm trước lớp . + Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm . + Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả . + Hỏi 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? - Treo hình minh hoạ 5 trang 63 SGK và giải thích : Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển * Hoạt động 3 : Cuộc thi : Em làm thí nghiệm - GV tổ chức cho HS thi theo tổ theo định hướng sau : + Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra những ví dụ chứng tỏ không khí ở xung quanh ta , em hãy mô tả ví dụ đó bằng lời . + Nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm . 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS khoa học Bài 30 : Không khí có những tính chất gì? I - Mục tiêu Giúp học sinh : Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí . Biết được ứng dụng tính chất của không khí và đời sống . Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung . II - Đồ dùng dạy học HS chuẩn bị bóng bay và dây chun hoặc chỉ để buộc . - GV : Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá,1lọ nước hoa hay xà phòng thơm III - Các hoạt động dạy- học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ? + Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ? GV nhận xét và cho điểm HS B - Dạy - Học bài mới : 1- Giới thiệu bài 2- Nội dung bài : * Hoạt động 1 : Không khí trong suốt , không màu ,không có mùi , không có vị - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp . + GV cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi, trong cốc có chứa gì? + Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện : sờ, ngửi, nhìn, nếm trong cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi : Em nhìn thấy gì ? Vì sao ? + Dùng mũi ngửi , lưỡi nếm em thấy có vị gì ? - GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi : Em ngửi thấy mùi gì ? + Đó có phải là mùi của không khí không ? GV Giải thích . + Vậy không khí có tính chất gì ? - Nhận xét và kết luận lại câu trả lời của HS. * Hoạt động 2: Trò chơi : Thi thổi bóng - GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ . + Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 đến 5 phút . + Nhận xét tuyên dương những nhóm ( tổ ) thổi nhanh , có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng : Hỏi . + Cái gì làm quả bóng căng phồng lên. Các quả bóng này có hình dạng như thế nào? + Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ? - Kết luận . * Hoạt động 3 : Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp . + GV dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm . + Hỏi : Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ? - GV tổ chức hoạt động trong nhóm .Yêu cầu các nhóm bơm tiêm , bơm bóng + Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra ? - GV kết luận 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS khoa học Bài 31 : Không khí gồm những thành phần nào ? I - Mục tiêu Giúp học sinh : - Tự làm thí nghiệm để xác định được hai thành phần chính của không khí - Tự làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có khí các- bô- níc , hơi nước , bụi và nhiều loại vi khuẩn khác - Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành II - Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trong SGK trang 66, 67 - HS chuẩn bị theo nhóm : 2 cây nến nhỏ , 2 cốc thuỷ tinh , 2 chiếc đĩa nhỏ III - Các hoạt động dạy- học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu một số tính chất của không khí ? + Làm thế nào để biết có không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ? B - Dạy - Học bài mới : 1- Giới thiệu bài 2- Nội dung bài : * Hoạt động 1 : Hai thành phần chính của kkhông khí - GV tiến hành hoạt động nhóm - Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm trang 66 trước lớp thảo luận và trả lời câu hỏi : Không khí gồm có những thành phần nào? + Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm sau đó trả lời câu hỏi : + Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ? + Khi nến tắt , nước trong đĩa có hiện tượng gì? em hãy giải thích ? + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ? + Gọi 2-3 nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung - GV giảng bài và rút ra kết luận * Hoạt động 2: Khí các- bô- níc có trong không khí và hơi thở - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm , GV rót nước vôi trong vào cốc cho HS quan sát kỹ sau đó yêu cầu HS dùng ống nhỏ thổi vào cốc nước vôi trong nhiều lần Yêu cầu cả nhóm quan sát kỹ hiện tượng và giải thích tại sao? + Yêu cầu các nhóm trình bày lại thí nghiệm , nhóm khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận + Hỏi : Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các - bô -níc ? GV rút ra kết luận * Hoạt động 3 : Liên hệ thức tế - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm , yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 67 trả lời câu hỏi : Theo em trong không khí còn có những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó + Gọi các nhóm trình bày + Nhận xét , tuyên dương các nhóm có hiểu biết và trình bày lưu loát 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS + GV yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài đã đăng ký với lớp , củng cố đảm bảo vẽ cả 2 chủ đề : Bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí . + Thực hành : - Nhóm trưởng điều khiển các bạm làm việc như GV hướng dẫn . - GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS được tham gia + Trình bày và đánh giá . - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình . Cử đại diện nêu lý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ . Các nhóm khác có thể bình luận góp ý - GV đánh giá nhận xét cho điểm 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS - Dặn HS về nhà học bài Giáo dục ngoài giờ lên lớp ổn định tổ chức lớp I/ Mục tiêu : Giúp HS hiểu và nắm được các nội quy , quy định của lớp , của trường . HS biết chức năng của các bộ quản lý lớp học . Tự rèn luyện bản thân trong giờ học , trong các hoạt động khác . Tích cực tham gia các phong trào chung của lớp . Xây dựng mối đoàn kết trong lớp , trong trường . II / Các hoạt động trên lớp : 1, Nội quy học sinh : HS học nội quy : GV phát phiếu học tập ( nội quy học sinh ) HS đọc nối tiếp - HS khác nhẩm theo . HS trao đổi về nội quy HS thông qua một số tranh ảnh . GV quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ HS HS phát biểu ý kiến về việc thực hiện nội quy . 2, Chức năng của cán bộ quản lý lớp học : -

File đính kèm:

  • docKhoa hoc.4.doc