Bài giảng Kể chuyện sự tích hồ Ba Bể

- Rèn kĩ năng nói:

 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ , HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ.

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái - họ sẽ được đền đáp xứng đáng

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kể chuyện sự tích hồ Ba Bể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực. =======================*****========================== Kể chuyện - Tiết 5 Kể chuyện đã nghe- đã đọc I. Mục đích - yêu cầu: 1/ Rèn kn nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). 2/ Rèn kỹ năng nghe: - H chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK. - Tiêu chuẩn đánh giá bài KC. H: Sưu tầm truyện viết về tính trung thực. III. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - Kể lại 1-2 đoạn câu chuyện :Một nhà thơ chân chính. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài. Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc về tính trung thực. - Cho H đọc gợi ý - Cho H giới thiệu tên câu chuyện của mình. - 4 học sinh đọc nối tiếp. - H lần lượt giới thiệu. b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - T cho H kể trong nhóm. - H kể theo cặp nhóm 2. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể trước lớp - H xung phong hoặc cử đại diện. - H kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện - T đưa tiêu chuẩn đề H đánh giá. - T nhận xét chung - Lớp nghe đặt câu hỏi cho bạn bình chọn 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học: - Dặn dò: H chuẩn bị bài kể chuyện tuần 6. =======================*****========================== Kể chuyện - Tiết 6 Kể chuyện đã nghe- đã đọc I. Mục đích - yêu cầu: 1/ Rèn kn nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng. 2/ Rèn kỹ năng nghe: - H chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK. (dàn ý kể chuyện) H: - Sưu tầm truyện viết về lòng tự trọng. III. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - Kể một câu chuyện em đã được nghe - được đọc về tính trung thực. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài. Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc. - Cho H đọc gợi ý - Cho H giới thiệu tên câu chuyện của mình. - T dán lên bảng dàn ý kể chuyện - tiêu chuẩn đánh giá. - Học sinh đọc tiếp nối nhau. - H lần lượt giới thiệu. b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - T cho H kể theo cặp. - H kể trong nhóm. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - T tổ chức cho H thi kể trước lớp. - H kể xong đều cùng đối thoại với cô giáo, với các bạn. - T cho lớp nhận xét - tính điểm. - Bình chọn câu chuyện hay, người kể hấp dẫn nhất, người đặt câu hỏi hay nhất. 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học: - Dặn dò: Về nhà xem trước các tranh: Lời ước với trăng. =======================*****========================== Kể chuyện - Tiết 7 Lời ước dưới trăng I. Mục đích - yêu cầu: 1/ Rèn kn nói: - Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ H kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng; phối hợp với điệu bộ, nét mặt. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người). 2/ Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh - SGK phóng to. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Giáo viên kể chuyện: - T kể cho H nghe truyện Lời ước dưới trăng lần 1. - Lần 2: T vừa kể vừa chỉ vào từng tranh. - H nghe truyện - H quan sát và ghi nhớ nội dung truyện. 3/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a. Kể chuyện trong nhóm. - H kể nhóm 4 - trao đổi nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK. + Cô gái mù trong truyện cầu nguyện điều gì? - Cầu cho mẹ chị Yên .... bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh. + Hành động của cô gái cho thấy cô gái là người ntn? - Là người nhân hậu, sống vì người khác. + Tìm kết cục cho câu chuyện. - H tự nêu b. Thi kể chuyện trước lớp. - T cho H kể chuyện theo nhóm. - H thực hiện, mỗi H kể một sự việc. - 1 đ3 học sinh kể toàn chuyện, kết hợp trả lời câu hỏi ở yêu cầu. - T cho H bình chọn nhóm CN kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất, dự đoán kết cục hợp lí, thú vị nhất. - Lớp nhận xét - bổ sung. 4/ Củng cố - dặn dò: - Qua câu chuyện em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học: - Dặn dò: Về nhà xem trước nội dung tuần 8. =======================*****========================== Kể chuyện - Tiết 8 Kể chuyện đã nghe - đã đọc I. Mục đích - yêu cầu: 1/ Rèn kn nói: - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình 1 câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ, hoặc ước mơ viển vông phi lý. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người). 2/ Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh minh hoạ "lời ước dưới trăng" H: - Đồ dùng học tập sách, báo, truyện viết về ước mơ, truyện đọc lớp 4 III. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - H kể 1 đến 2 đoạn của câu chuyện "lời ước duêoí trăng". B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài. Đề bài: Hãy kể 1 câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lý. + T gọi H đọc đề bài. - T gạch dưới những chỗ quan trọng của đề - 2 đến 3 học sinh đọc + Cho H đọc gơi ý sgk - 3 H đọc tiếp nối - Lớp đọc thầm - Theo gợi ý có 2 truyện vốn đã học trong sgk. Các em đã học đó là những truyện nào? - ở vuơng quốc Tương Lai - 3 điều ước - Lời ước dưới trăng - Vào nghề + T nhắc H khi kể nên kể những câu chuyện không có trong sgk để được cộng thêm điểm - T cho H giới thiệu truyện kể - VD: Tôi muốn kể câu chuyện: "Cô bé bán diêm" của An - đéc - xen. Truyện nói về ước mơ cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. - Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi đọc truyện này - Khi kể chuyện em cần lưu ý điều gì? - Kể chuyện có đầu, có cuối gồm 3 phần mở đầu, diễn biến, kết thúc - T nhắc h khi kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung về ý nghĩa của câu chuyện. Với những truyện dài có thể chỉ kể 1 đến 2 đoạn b. Thực hành kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - T cho H kể chuyện - H kể chuyện theo cặp - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức cho H thi kể chuyện trước lớp - H kể chuyện Lớp cùng trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa - T nhận xét chung - Cho H bình chọn, H chọn được truyện hay. H kể chuyện hấp dẫn, bạn đặt câu hỏi hay. - T nhận xét theo tiêu chí T nêu ra 3/ Củng cố - dặn dò: - Khi kể lại 1 câu chuyện cần phải đảm bảo yêu cầu gì? - Nhận xét giờ học: - Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau tuần 9. =======================*****========================== Kể chuyện - Tiết 9 Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia I. Mục đích - yêu cầu: 1/ Rèn kn nói: - Học sinh chọn được một câu chuyện về mơ ước đẹp của mình hoặc của bạn bè người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên chân thực, có thể kết hợp với lời nói,cử chỉ, điệu bộ. 2/ Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Viết sẵn hướng XD cốt truyện. + Dàn ý của bài kể chuyện. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - H kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp nói ý nghĩa câu chuyện. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện. Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. - T viết đề bài. - T gạch chân những từ ngữ quan trọng. - T gạch dưới những chỗ quan trọng của đề - 2 đến 3 học sinh đọc đề và đọc gợi ý. - H nêu yêu cầu đề bài. - Câu chuyện các em kể phải ntn? - Phải là ước mơ có thực. - Nhân vật trong chuyện là ai? - Là các em hoặc bạn bè, người thân. 3/ Gợi ý kể chuyện: a. Giúp học sinh hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. - T dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện. - 1đ2 học sinh đọc gợi ý 2 - Cho H nói về đề tài KC và hướng XD cốt truyện của mình. - VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo? - Tôi muốn trở thành nghệ sĩ chơi đàn Vi-ô-lông... b. Đặt tên cho câu chuyện. + Cho H đọc gợi ý 3. - H tiếp nối nhau phát biểu ý kiến; đặt tên cho câu chuyện. - Đặt tên cho câu chuyện: VD: Một ước mơ nho nhỏ; Mơ ước như bố; Trở thành nhà thiết kế thời trang.... - T dán lên bảng dàn ý. - 1 H nêu dàn ý. 4/ Thực hành kể chuyện: a. Kể theo cặp - H kể trong nhóm 2 b. Thi kể trước lớp. - T dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC. - H nối tiếp nhau thi kể trước lớp. Lớp nghe và có thể trao đổi với người kể về nội dung, câu hỏi,... - T ghi tên H tham gia kể và tên câu chuyện rồi cho H bình chọn. - H bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất và kể chuyện hay nhất. VD: Tôi mơ ước trở thành Bác sĩ từ năm lớp 2. Hồi ấy nhà chúng tôi có bậc lên xuống rất cao. Tôi rất thích đi lò cò một chân dọc theo chiều dài mỗi bậc. Lần ấy tôi vô ý, bị ngã, máu chảy ướt cả cổ áo. Mẹ phải đưa tôi đến bệnh viện khâu 6 mũi trên trán. Tối ấy, biết tôi đau, khó ngủ, mẹ trò chuyện cùng tôi, hỏi tôi lớn lên muốn làm nghề gì.... 5/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau : Bàn chân kì diệu. =======================*****==========================

File đính kèm:

  • docke truyen.doc