Đọc được : p – ph, nh, g, gh, q – qu, gi, ng, ngh, y, tr.; các từ ngữ, các câu ứng dụng từ bài 22 đến bào 27
- Viết được: p – ph, nh, g, gh, q – qu, gi, ng, ngh, y, tr.; các từ ngữ, các câu ứng dụng
.- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: tre ngà
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần Tuần: bảy Tiết: 57-58 Tên bài dạy : Ôn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Giữ gìn sách vở và ĐDHT (t2)
- Tại sao em cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận ?
- Em đã giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào ?
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận có lợi gì ?
2.Bài mới: Giới thiệu : Khởi động
- Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- GVgiới thiệu và ghi đề bài “Gia đình em”
Hoạt động 1: Kể về gia đình em (BT 1)
- Gia đình em có mấy người ? Gồm có những ai ?
- Em có anh chị không ? Anh, chị của em bao nhiêu tuổi ? Học lớp mấy ?
- Thường ngày, từng người trong gia đình em làm gì ?
- Mọi người trong gia đình em sống với nhau như thế nào ?
*Kết luận : Gia đình của các em không giống nhau. Có gia đình thì có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Có gia đình thì chỉ có cha mẹ và con cái ... Tuy vậy, cô thấy em nào cũng yêu gia đình mình, rất vui khi kể về ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình. Vậy, khi ông bà, cha mẹ dạy bảo, các em cần phải làm gì ?
Hoạt động 2: Kể lại nội dung tranh BT 2
* Giao nhiệm vụ cho từng cặp hs quan sát các tranh ở bài tập 2 và kể lại nội dung từng tranh.
. Trong tranh có những ai ?
. Họ đang làm gì, ở đâu ?
Giải thích thêm : Đây là những bạn không có mẹ để chăm sóc và nuôi nấng nên phải tự làm lụng để kiểm sống bằng cách bán báo hàng ngày.
* Kết luận : Trong 3 bức tranh 1,2,3 các bạn nhỏ được sống trong sự thương yêu, quan tâm của ông bà, cha mẹ về việc học hành, vui chơi, ăn uống hằng ngày. Các bạn đó thật sung sướng được sống trong những gia đình như vậy. Nhưng cũng còn một số bạn trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau phải sống xa gia đình, cha mẹ mình. Chúng ta cần thông cảm và giúp đỡ những bạn đó.
Hoạt động 3 : Hoạt động lớp.
- Trong gia đình em, ông bà, cha mẹ thường dạy bảo các em những điều gì ?
- Hãy kể một vài việc làm tốt mà em thường làm đối với ông bà, cha mẹ ?
* Tổng kết : Ở gia đình, ông bà, cha mẹ rất quan tâm đến các em, thường xuyên khuyên nhủ, dạy bảo những điều hay, lẽ phải như : đi xin phép, về chào hỏi, ăn nói nhẹ nhàng, có thưa gởi, biết cám ơn, xin lỗi, nghe theo lời chỉ bảo của người lớn ... Khi đó, rất nhiều bạn trong lớp ta đã biết vâng lời, làm theo sự dạy dỗ và lễ phép với ông bà, cha mẹ. Có như vậy, các em mới là người con ngoan, cháu ngoan, ông bà, cha mẹ mới vui lòng. Do đó, chúng ta ai ai cũng phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
3. Củng cố, dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau : Gia đình em (tt)
3 HS kiểm tra
- Hát tập thể
- Hoạt động nhóm đôi: Từng cặp hs kể cho nhau nghe về gia đình mình.
* Một số hs kể về gia đình mình trước lớp.
+ Hoà thuận, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau ...
* Từng cặp hs thảo luận với nhau.
* Theo từng tranh, hs trình bày kết quả trước lớp.
Tranh 4 : Đây là chú bé bán báo, trên ngực có đeo biển “Tổ bán báo xa mẹ”.
- Trả lời theo câu hỏi gợi ý và theo suy nghĩ từng HS
Giáo án môn : Tự nhiên và xã hội Tuần: 7 Tiết: 7
Tên bài dạy : Thực hành đánh răng và rửa mặt
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
I. Mục tiêu: Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách .
II. Đồ dùng dạy học: GV : Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng trẻ em, chậu rửa mặt, xà phong thơm, nước sạch, ca múc nước, thau nhỏ.
- HS : Khăn mặt, bàn chải, ly.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Chăm sóc và bảo vệ răng
- Hàng ngày em đã chăm sóc và bảo vệ răng miệng như thế nào ?
- Vì sao ta phải giữ vệ sinh răng miệng ? 2. Bài mới : Bắt nhịp HS hát bài “Dậy đi thôi”
- Em bé trong bài hát tự làm gì ?
- Đánh răng, rửa mặt đúng cách mới là tốt. Hôm nay cô trò mình thực hành đánh răng và rửa mặt.
- Ghi đề bài “Thực hành đánh răng và rửa mặt” lên bảng.
* Hoạt động 1 : Thực hành đánh răng
Bước 1 : Cho hs quan sát mô hình hàm răng. GV chỉ : Mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng.
- Em chuẩn bị những gì trước khi đánh răng ?
- Em thường chải răng như thế nào ?
- Nhận xét rồi làm mẫu cho hs quan sát
+ Chuẩn bị ly và nước sạch.
+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải.
+ Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên.
+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng.
+ Súc miệng kỹ rồi nhổ ra (vài lần).
+ Rửa sạch bàn chải và cất đúng chỗ.
Bước 2 : HS thực hành theo nhóm.
- Theo dõi và hướng dẫn thêm.
* Hoạt động 2 : Thực hành rửa mặt.
Bước 1 : Hướng dẫn
- Gọi hs lên bảng làm động tác rửa mặt hàng ngày của em.
- Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh ?
- Vì sao phải rửa mặt đúng cách ?
- Hướng dẫn cách rửa mặt:Vừa hướng dẫn vừa làm :
+ Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi rửa mặt.
+ Dùng hai tay hứng nước rửa mặt (nhớ nhắm mắt), xoa kỹ vùng xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm (làm đi làm lại vài lần).
+ Dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau nơi khác.
+ Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
+ Rửa mặt xong, giặt khăn bằng xà phòng rồi phơi cho khăn khô.
Bước 2 : Thực hành
- Nhận xét và nhắc : Đánh răng, rửa mặt đúng cách thì mới hợp vệ sinh.
3. Củng cố, dặn dò :
- Em chuẩn bị những gì trước khi đánh răng ?
- Rửa mặt như thế nào là hợp vệ sinh ?
- Bài sau : Ăn uống hàng ngày.
2 HS trả lời bài
- Hát tập thể
+ đánh răng rửa mặt
+ Lấy bàn chải, kem đánh răng, ly nước.
- Thực hành theo nhóm trên mô hình răng. HS vừa nói vừa thực hành.
- Rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, rửa tay trước khi rửa mặt, rửa cả tai và cổ.
- Để giữ vệ sinh.
- Từ 2 đến 5 hs lên thực hành trước lớp. HS khác quan sát và nhận xét.
\
Giáo án môn : Tập viết Tuần: 7 Tiết: 5-6
Tên bài dạy : Tiết 1: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô
Tiết 2: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
I. Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ : cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ. Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.
- Viết đúng các chữ : nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê ,lá mía. Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.
II. ĐDDH:
Mẫu chữ trên giấy bìa
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: mo, dơ, ta, thơ
2. Bài mới: Giới thiệu: Tiết 1
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết
- Giới thiệu lần lượt các từ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô – HD cách viết
- Viết mẫu
Hoạt động 2: Luyện tập
- Hướng dẫn cách cầm bút để vở, tư thế ngồi viết
- Hướng dẫn viết vào vở
- Thu vở nhấm, nhận xét
Tiết 2
Hoạt động 3: Hd viết bài viết tiết 2 ( các bước tương tự như tiết 1)
3. Củng cố - Dặn dò:
* Trò chơi: Thi viết đẹp:
- cử tạ, nho khô, nghé ọ, chú ý
- Viết bảng con
- Quan sát - Nhận xét – Phân tích cách viết ( cấu tạo, khoảng cách, độ cao )
- Viết bảmg con
- Sửa tư thế
- Viết vào vở
- Mỗi lần 2 HS thi với nhau ( 4 cặp )
Giáo án môn : Toán Tuần: 7 Tiết: 28
Tên bài dạy : Phép cộng trong phạm vi 4
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày16 tháng 10 năm 2009
I. Mục tiêu: Giúp hs :
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4; biết làm tính các số trong phạm vi 4
II. Đố dùng dạy học:
- GV : Một số vật mẫu, tranh vẽ như sgk; Bảng
- HS : Bộ đồ dùng học toán, bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Luyện tập
- Gọi 3 hs làm bài ở bảng lớn.
- Gọi 3 hs lên bảng điền dấu , =
1 + 1 2 + 1
2 + 1 1 + 2
1 + 2 1 + 1
2.Bài mới : Giới thiệu “Phép cộng trong phạm vi 4”
Hoạt động 1:Giới thiệu phép cộng, bảng phép cộng trong phạm vi 4 :
a- Hướng dẫn phép cộng 3 + 1 = 4
- Gắn lên bảng 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa nữa. Cho hs nêu bài toán và trả lời bài toán.
- 3 thêm 1 được mấy ?
- Ghi bảng : 3 + 1 = 4
b- Hướng dẫn phép cộng: 2 + 2 = 4; 1 + 3 = 4 (tương tự các bước như 3 + 1 = 4 )
Hoạt động 2: Hướng dẫn có khái quát về phép cộng trong phạm vi 4 :
- Gắn lên bảng 3 chấm tròn, rồi gắn thêm 1 chấm tròn nữa, cho hs quan sát và nêu ra 2 bài toán :
- Gọi hs nêu ra 2 phép tính tương ứng với 2 bài toán trên.
- Ghi : 3 + 1 = 4
1 + 3 = 4
*Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên ?
Kết luận:
Hoạt động 3: Luyện tập :
- H/d hs làm bài tập :
+ Bài 1 : Gọi hs nêu yêu cầu bài làm.
+ Bài 2 : Gọi hs nêu yêu cầu bài làm và làm bài vào sgk.
- Viết kết quả thẳng cột dọc
+ Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu bài làm(cột 1)
3- Củng cố, dặn dò :
- Gọi hs đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4.
- Trò chơi : Nhìn tranh, viết nhanh phép tính đúng
Giải : 3 + 1 = 4
- Bài sau : Luyện tập.
- HS làm bài ở bảng lớn :
1 + 1 = ... 1 + 2 = .... 2 + 1 = ...
- 3 hs lên bảng.
- Quan sát và nhận xét, trình bày:
+ Có 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa ?
+ Có 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa, có tất cả 4 bông hoa.
- 3 thêm 1 được 4
- Thực hành lập phép tính trên bảng ghép: 3 + 1 = 4
- Đọc: Ba cộng một bằng bốn.
- Đọc: Công thức cộng trong phạm vi 4
. Có 3 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn nữa.
Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ?
. Có 1 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn nữa. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ?
- HS : Ba cộng một bằng bốn.
Một cộng ba bằng bốn.
- Nhận xét:Kết quả bằng nhau, vị trí các số trong phép cộng thay đổi.
- Đọc thuộc bảng cộng
- Tính và nêu kết quả.( Tổ chức tro chơi “ Đố bạn” )
- Tính và ghi kết quả theo cột dọc.
+ Làm bài, nêu kết quả bài làm
- Quan sát tranh và nêu đề toán :
. Có 3 con chim đậu trên cành.
. Thêm 1 con chim nữa bay đến.
. Hỏi tất cả có mấy con chim ?
3 + 1 = 4 ; 1 + 3 = 4
- HS đọc .
- 2 đội tham gia viết nhanh phép tính.
Môn học:
Đề bài: Sinh hoạt lớp cuối tuần
1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
- Học tập: Tập trung học tập tốt, tất cả nắm vững âm, đọc viết đúng
Đồ đùng học tập đa số đầy đủ
Nề nếp học tập ổn định
- Vệ sinh : Sạch sẽ
- Nề nếp xếp hâng , thể dục tương đối đều
* Tồn tại: Đồ dùng còn thiếu ( Bình, Đạt ); chưa tự giác giữ trật tự lớp ( Long, Khương, Thạch, Bình, …); giờ chơi còn chạy đuổi ( các em nam )
2. Kế hoạch tuần đến:
- Chuẩn bị bút mực
- Vệ sinh cá nhân mùa mưa
- Kiểm tra việc ra chơi .
- Xây dựng nề nếp học phần vần.
- Triển khai nộp các khoản qui định.
File đính kèm:
- Tuần 7.doc