Mục tiêu: Sau bài học, hs :
- HS đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Luyện nói 2-3 từ theo chủ đề : Giữa trưa.
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt .
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần Tuần: 8 Tiết: 67,68 Tên bài dạy : ua , ưa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lần 2 em thực hiện :
3 + 2 = 5, 3 + 0 = 3 ...
Giáo án môn : Đạo đức Tuần: 8 Tiết: 8
Tên bài dạy : Gia đình em ( tt )
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2009
I.Mục tiêu:
- Biết trẻ em có quyền có gia đình và có cha mẹ
- Phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Các bài hát về gia đình, một số dụng cụ để sắm vai.
- HS : Đồ dùng học tập, vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gia đình em (t1)
- Gia đình em có mấy người ? Gồm những ai ?
- Bố, mẹ em tên gì ? Làm việc ở đâu ?
- Mọi người trong gia đình em sống với nhau như thế nào ?
- Các em phải có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ ?
2. Bài mới : “Gia đình em” (tiếp)
Hoạt động 1: Trò chơi : Đổi nhà
* Phổ biến luật chơi :
Hs đứng thành vòng tròn, điểm danh 1,2,3 ... Sau đó người số 1 và người só 3 nắm tay nhau để làm thành mái nhà, người số 2 đứng giữa tượng trưng cho một gia đình.
Khi gv hô “Đổi nhà” thì những người mang số 2 sẽ đổi chỗ cho nhau. Gv nhân lúc đó cũng chọn một ngôi nhà nào đó. Em nào chậm chân không tìm được nhà sẽ mất nhà và phải đứng ra ngoài làm quản trò.
- Trò chơi cứ thế tiếp tục.
*Hỏi: + Em cảm thấy như thế nào khi có một mái nhà ? (Hỏi em không bị mất nhà lần nào)
+ Em cảm thấy ra sao khi không có một mái nhà ? (Hỏi em có lần mất nhà).
Kết luận : Mái nhà em vưa được chơi ở trò chơi “Đổi nhà” tương trưng cho gia đình. Gia đình là nơi em được ở với ông bà, cha mẹ và những người thân, được mọi người che chở, thương yêu, chăm sóc, dạy bảo. Em phải biết yêu quý mái nhà của mình, yêu quí và vâng lời những người trong gia đình.
*Hoạt động 2: Đóng vai theo tiểu phẩm “Chuyện của bạn Long”
+ Các vai : Long, mẹ Long, bạn của Long
+ Nội dung : Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm và dặn Long :
- Long ơi ! Mẹ đi làm đây. Hôm nay trời nắng, con ở nhà học bài và làm bài cho mẹ !
- Vâng ạ ! Con chào mẹ !
Long đang ngồi học bài, thì bạn đến rủ Long đi đá bóng.
- Long ơi ! Đi đá bóng với bọn tớ đi. Bạn Đạt vừa được bố mua cho quả bóng đẹp lắm.
- Tớ chưa học bài xong, với lại mẹ tớ dặn tớ phải ở nhà trông nhà.
- Mẹ cậu có biết đâu mà lo, đá bóng rồi học bài sau cũng được.
Long lưỡng lự một lát rồi đồng ý đi đá bóng cùng các bạn.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của Long ?
+ Điều gì có thể xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ ?
+ Nếu em là Long, em có cùng đi đá bóng với bạn trong lúc này không ?
* Hoạt động 3 : Liên hệ
- Ở nhà, em đã được bố mẹ quan tâm như thế nào ?
- Em đã làm được những việc gì để bố mẹ vui lòng ?
- Khi em đến lớp, ai chuẩn bị đồ dùng học tập và áo quần cho em ?
* Hoạt động 3 : Đóng vai theo tranh (BT3)
- Cho hs hoạt động nhóm. Mỗi nhóm sắm vai từng tình huống của tranh (sử dụng 3 tranh)
. Nhóm 1 + 2 : Tranh 2
. Nhóm 3 + 4 + 5 : Tranh 3
. Nhóm 6 + 7 + 8 : Tranh 4
Hỏi : Bạn nhỏ đã lễ phép, vâng lời chưa ? Vì sao ?
- Khi đó bà và bố mẹ có hài lòng với bạn đó không ? Vì sao ?
Kết luận :Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo. Cần cảm thông, chia sẻ với những người bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
* Hoạt động 5 : Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”.
3. Củng cố, dặn dò :
- Để gia đình hạnh phúc, anh chị em trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào ?
- Chuẩn bị tiết sau : Lế phép với anh chị, nhượng nhịn em nhỏ.
4 HS kiểm tra
- Cả lớp tham gia trò chơi
Thảo luận :
+ Em rất vui khi luôn có một mái nhà.
+ Em buồn vì mất nhà.
- Thảo luận và phân vai
Giáo án môn : Tự nhiên và xã hội Tuần: 8 Tiết: 8
Tên bài dạy : Ăn uống hằng ngày
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2009
I. Mục tiêu:
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- Biết tại sao không nên ăn quà vặt, đồ ngọt trước bữa cơm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Các hình ở bài 8 trong sgk phóng to
- HS : Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Thực hành đánh răng
- Chúng ta nên đánh răng, rửa mặt vào lúc nào ?
- Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh ?
2.Bài mới : Ăn uống hàng ngày.
* Hoạt động 1 : Kể tên những thức ăn, đồ uống hằng ngày.
- Hãy kể những thức ăn, đồ uống hàng ngày ?
- Gắn tranh phóng to (ở trang 18 sgk) lên bảng. Yêu cầu hs quan sát và hỏi:
+ Những thức ăn, đồ uống nào được nêu trong tranh này ?
+ Em thích ăn những loại thức ăn nào trong các thức ăn đó ?
+ Loại thức ăn nào em chưa được ăn hoặc không thích ăn ?
* Chốt ý : Muốn mau lớn và khoẻ mạnh, các em cần ăn nhiều loại thức ăn như cơm, cá, thịt, trứng, cua, rau, hoa quả ... để có đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin, chất khoáng cho cơ thể.
* Hoạt động 2 : Làm việc với sgk.
- Từng nhóm đôi làm việc theo gợi ý:
+ Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ?
+ Hình nào cho biết các bạn học tập tốt ?
+ Hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt ?
*Chốt ý : Để cơ thể phát triển tốt, có sức khoẻ và học tập tốt, hàng ngày chúng ta phải ăn uống đủ chất, điều độ, ...
* Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
+ Mỗi ngày, em ăn mấy bữa và vào những lúc nào ? Chúng ta phải ăn uống như thế nào cho đầy đủ ?
+ Vì sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước những bữa ăn chính ?( nâng cao)
+ Ăn uống như thế nào là hợp vệ sinh?( nâng cao)
Kết luận : Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát. Chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn như cơm, cá, thịt, trứng, rau, quả ... để có đủ các chất. Hàng ngày cần ăn ít nhất 3 bữa vào buổi sáng, trưa và chiều tối. Không nên ăn quà vặt vì đến bữa ăn chính sẽ không ăn được nhiều và ngon miệng. Nên ăn đúng bữa và đủ chất.
3.Củng cố, dặn dò :
- Chúng ta phải ăn uống như thế nào để thân thể khoẻ mạnh ?
- Bài sau : Hoạt động và nghỉ ngơi.
2 HS kiểm tra
- Kể :cơm, rau, thịt, cá ..., sữa, nước cam, nước lọc, nước chanh ...
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về nội dung đã tìm hiểu, lớp nhận xét.
- Trình bày cá nhân:
+ …3 bữa vào lúc sáng, trưa, tối
+ … ăn nhiều loại thức ăn
+ …sẽ khó thích ăn cơm
+ …đúng bữa và đủ chất
Giáo án môn : Hoạt động tập thể Tuần: 8 Tiết: 8
Tên bài dạy : Sinh hoạt lớp cuối tuần
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
I. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
* Ưu điểm:
+ Học tập: Nắm vững phần âm, làm quen cách nắm phần vần.
Tập trung học tập, phát biểu bài xây dựng bài tốt.
+ Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, có ý thức dọn vệ sinh lớp học và vệ sinh khu vực.
+ Nề nếp: Tập thể dục đều, xếp hàng nhanh, giữ trật tự trong giờ học.
+ DCHT: Đồ dùng học tập đầy đủ, biết bảo quản cẩn thận, biết cách sử dụng bút mực.
* Tồn tại: Còn một vài em trong giờ học làm việc riêng, ít chú ý: Quốc, Đức, Linh, Tâm, v.v…Đồ dùng có lúc quên.
II. Kế hoạch tuần đến:
Kiểm tra DCHT, vệ sinh cá nhân mùa mưa.
Tập thói quen tự giác học tập và giữ trật tự lớp học.
Thu các khoản thu qui định .
Giáo án môn : Học vần Tuần: 8 Tiết: 75,76
Tên bài dạy : Bài 34: ui , ưi
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs :
- HS đọc được và viết được ui, ưi, đồi núi, gửi thư.; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Luyện nói 2-3 từ theo chủ đề : Đồi núi.
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt .
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng Việt, bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: ôi, ơi
2. Bài mới: Giới thiệu : Bài 34: ui, ưi
Hoạt động 1: Dạy vần
a. Nhận diện chữ:
* Dạy vần ui
- Vần ui gồm mấy âm tạo nên ?
- So sánh : ui với oi?
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Vần ui
- Tiếng và từ khoá
Ghép thêm n vào trước vần ui và dấu sắc để tạo tiếng mới.
- Giới thiệu từ khoá “ đồi núi ” ( Tranh vẽ )
* Dạy vần ưi ( qui trình tương tự dạy vần ui)
- So sánh ưi và ui.
c. Viết
- Hướng dẫn viết và viết mẫu: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
cái túi gửi quà
vui vẻ ngửi mùi
- Đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ.
* Trò chơi
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Luyện đọc: Củng cố tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
Giới thiệu tranh khai thác nội dung tranh ghi câu ứng dụng: “ Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.”
- Đọc mẫu kết hợp giảng từ: gửi thư.
b. Luyện viết
- H/ Dẫn viết và viết mẫu từng dòng
c. Luyện nói:
- Giới thiệu tranh minh hoạ - Nêu câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Đồi núi thường ở đâu ?
+ Trên đồi, núi thường có gì ?
+ Đồi khác với núi thế nào ?
3. Củng cố - Dặn dò:
* Trò chơi: Thi tìm tiếng mới chứa vần ui, ưi
- Bài sau: “ Bài 35: uôi, ươi.”
- Đọc , viết: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi.
- Đọc câu ứng dụng SGK
- Vần ui gồm 2 âm tạo nên: u trước, i sau
- Nhận biết và so sánh:
+ Giống nhau : kết thúc bằng i
+ Khác nhau : ui bắt đầu bằng u
- Phát âm – đánh vần
- Thực hành ghép vần: ui
- Thực hành ghép tiếng “núi ”
Đọc tiếng vừa ghép.
Phân tích và đánh vần tiếng “ núi ” .
- Nhận biết “đồi núi ” ( qua tranh vẽ )
- Đọc từ khoá.
- Đánh vần, đọc trơn vần, tiếng, từ khoá ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Nêu điểm giống nhau, khác nhau.
- Viết bảng con.
* Đọc tổng hợp ( cá nhân, đồng thanh)
- Nhận biết tiếng có chứa vần mới ( ui, ưi )
- Đánh vần, đọc trơn tiếng , từ ứng dụng
- Lần lượt đọc vần, tiếng, từ khoá
- Đọc các tiếng, từ ứng dụng ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Quan sát, nhận xét
- Nhẩm thầm, tìm tiếng có vần mới (ui, ưi)
- Đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm
- Đọc các câu ứng dụng ( cá nhân , nhóm, cả lớp )
- 2, 3 HS đọc lại câu ứng dụng
- Đọc bài SGK ( cá nhân , lớp )
- Viết vào vở Tập viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Đọc tên bài luyện nói
- Luyện nói ( dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý )
- Đọc bài ở bảng
- Nêu miệng hoặc viết trên bảng con
- Đọc SGK
File đính kèm:
- Tuan 8.doc