Mục tiêu: - Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Ruộng bậc thang.
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt .
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng Việt, bảng con, SGK
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần tuần: 19 tiết: 163 - 164 tên bài dạy : bài 77: ăc, âc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào chỗ chấm:
12 gồm ...... chục và ...... đơn vị.
13 gồm .......chục và ...... đơn vị.
15 gồm .......chục và ...... đơn vị.
2. Bài mới : Giới thiệu: Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
Hoạt động1: Giới thiệu số 16
- Yêu cầu Hs lấy 1 bó chục que tính và 6 que tính rời cầm trên tay.
+ Mười que tính và 6 que tính là mấy que tính ?
+ Mười sáu có mấy chục và mấy đơn vị?
+ Ta viết số 16 như thế nào ?
+ Số 16 có mấy chữ số ?
- Ghi bảng như SGK
Hoạt động 2: Giới thiệu số 17, 18 và 19 :
- Tương tự như giới thiệu số 16.
Hoạt động 4: Thực hành
* Bài 1 : Nêu yêu cầu bài làm.
a- Cho Hs làm bảng con : viết số từ 11 ® 19 (Gv đọc, Hs viết)
b- Viết số thích hợp vào ô trống ở sgk rồi đọc kết quả ...
* Bài 2 : Nêu yêu cầu bài làm
- Cho Hs làm bài ở sgk, nêu kết quả, nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : Nêu yêu cầu bài làm
- Cho Hs làm bài ở sgk, nêu kết quả, nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 : Nêu yêu cầu bài làm
3. Củng cố, dặn dò :
- Gọi Hs đếm từ 1 ® 19 và ngược lại.
- Bài sau : Hai mươi - hai chục.
- Mười sáu que tính.
- 1 chục và 6 đơn vị.
- Chữ số 1 và chữ số 6 ở bên phải số 1.
- Số 16 có hai chữ số: chữ số 1 và chữ số 6 ở bên phải số 1. Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị.
- Viết số.
a- Viết bảng con : 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19.
b- Viết từ 11 ® 18.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Đếm số lượng cây nấm rồi ghi số thích hợp vào ô. (16, 17, 18, 19)
- Nối mỗi tranh với một số thích hợp.
+ Đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ, rồi nối với số thích hợp (ở đây có 6 số và chỉ có 4 khung hình nên có hai số không nối với hình nào : 14, 15).
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
+ Viết các số theo thứ tự từ 11 đến 18 dưới mỗi vạch của tia số.
Giáo án môn : Đạo đức Tuần: 19 Tiết: 19
Tên bài dạy : Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
A. Mục đích, yêu cầu: Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo
- Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.( HS khá , giỏi)
B. Đồ dùng dạy học: - Gv : Tranh phóng to bài tập 2.
- Hs : Vở bài tập đạo đức, bút màu.
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ: Ôn tập
II- Bài mới :
1- Giới thiệu ghi đề : “Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo”(tiết 1)
2- Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài :
* Hoạt động 1 : Đóng vai (bài tập 1)
- Nêu tình huống ở bài tập 1 :
+ Em gặp thầy giáo, cô giáo trong trường.
+ Em đưa sách, vở cho thầy giáo, cô giáo.
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm hs đóng vai.
- Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy :
+ Nhóm nào thể hiện được việc lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo ? Nhóm nào chưa ?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo ?
Kết luận :
+ Khi gặp thầy giáo, cô giáo em cần chào hỏi lễ phép.
+ Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo, cần đưa bằng hai tay.
+Lời nói khi đưa vật gì cho thầy, cô : Thưa cô (thưa thầy) đây ạ !
+ Lời nói khi nhận lại : Em cảm ơn thầy (cô).
* Hoạt động 2 : Hs làm bài tập 2.
- Quan sát tranh vở BTĐĐ1cho biết việc làm nào thể hiện bạn nhỏ vâng lời cô giáo.
+ Nhóm của tổ 1 : Quan sát tranh 1 và 2.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
-Một số nhóm hs lên đóng vai trước lớp.
- Mở vở BT, quan sát và trình bày theo nhóm, giải thích lý do việc làm thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời cô giáo.
+ Nhóm của tổ 2 : Quan sát tranh 3 và 4.
+ Nhóm của tổ 4 : Quan sát tranh 5.
Kết luận : Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em phải lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo. Để mau được tiến bộ trong học tập.
- Gv cho lớp tô màu vào tranh thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Gv nhận xét bài của hs.
III- Củng cố, dặn dò :
+ Bài sau : Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2).
- Hs tô màu ...
Giáo án môn : Tự nhiên và xã hội Tuần: 19 Tiết: 19
Tên bài dạy : Bài 19: Cuộc sống xung quanh ( Tiếp )
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
2. Kỹ năng: Biết được 1 số hoạt động chính của nhân dân địa phương.
3. Thái độ: Yêu quê hương, có ý thức gắn bó quê hương
II. Đồ dùng dạy học::
- GV: SGK, Tranh minh hoạ.
- HS: VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi:
- Phường em ở tên gì? (Vĩnh Trường)
- Hằng ngày, em đi học trên con đường tên gì? (Võ Thị Sáu)
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:Giới thiệu bài: Cuộc sống xung quanh (TT)
HĐ1:1. Hoạt động nhóm:
Bước 1: Hoạt động nhóm
- HS nêu được: Dân ở đây hay bố mẹ các con làm nghề gì?
- Bố mẹ nhà bạn hàng xóm làm nghề gì?
- Có giống nghề của bố mẹ em không?
Bước 2: Thảo luận chung
- GV nêu yêu cầu câu hỏi như bước 1 và yêu cầu HS trả lời
- GV nhận xét tuyên dương rút ra kết luận.
Kết luận: Đặc trưng nghề nghiệp của bố mẹ các con là đi biển đánh cá và buôn bán cá cùng với 1 số hàng hoá khác.
HĐ2:
Hướng dẫn làm việc theo nhóm ở SGK
Bước 1:
- Các con quan sát xem bức tranh vẽ gì?
- GV hỏi: Bức tranh trang 38/39 vẽ về cuộc sống ở đâu?
- Bức tranh trang 40/41 vẽ cuộc sống ở đâu?
- GV đưa 1 số tranh HS và GV đã sưu tầm cho HS quan sát.
GV rút ra kết luận (SHDGV)
HĐ3: HĐ nối tiếp
Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì?
- Yêu cuộc sống, yêu quê hương các con phải làm gì?
Dặn dò
Để quê hương ngày càng tươi đẹp các con cần phải giữ gìn đường phố , nhà cửa, nơi công cộng …luôn xanh sạch đẹp .
- Nhận xét tiết học
- Hoạt động nhóm 4
- HS nói cho nhau nghe nghề của bố mẹ
Làm việc theo nhóm
- HS đọc yêu cầu 2 em
- HS đọc yêu cầu câu hỏi SGK
- Nhà cửa mọc san sát
- Đường, xe, người, cây ở nông thôn
- Thành phố
- HS nhận biết tranh nông thôn hay thành phố
Giáo án môn : Tập viết Tuần: 19 Tiết: 17 -18
Tên bài dạy : Tiết 1: tuốt lúa, hạt thóc…
Tiết 2: con ốc, đôi guốc, cá diếc….
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2010
I. Mục tiêu: Viết đúng các chữ trong các chữ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc……và con ốc, đôi guốc, cá diếc….. kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 2
- Viết đúng khoảng cách chữ và từ. Viết đẹp, đúng, trình bày rõ ràng.
II. ĐDDH: Mẫu chữ trên giấy bìa
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: thanh kiếm, xay bột, nét chữ…
2. Bài mới: Giới thiệu: Tiết 1
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết
- Giới thiệu lần lượt các từ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc….
- HD cách viết - Viết mẫu
Hoạt động 2: Luyện tập
- Hướng dẫn cách cầm bút để vở, tư thế ngồi viết
- Hướng dẫn viết vào vở
- Thu vở nhấm, nhận xét
Tiết 2
Hoạt động 3: Hd viết bài viết tiết 2: con ốc, đôi guốc, cá diếc,…. ( các bước tương tự như tiết 1)
3. Củng cố - Dặn dò:
* Trò chơi: Thi viết đẹp:
- đôi guốc, cá diếc, hạt thóc, tuốt lúa….
- Viết bảng con
- Quan sát - Nhận xét – Phân tích cách viết ( cấu tạo, khoảng cách, độ cao )
- Viết bảmg con
- Sửa tư thế
- Viết vào vở
- Mỗi lần 2 HS thi với nhau ( 4 cặp )
Giáo án môn : Toán Tuần: 19 Tiết: 76
Tên bài dạy : Hai mươi – Hai chục
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
I.Mục tiêu: - Nhận biết số 20 gồm 2 chục- Biết đọc, viết số 20; phân biệt số chục, số đơn vị.
- Bài 1, 2, 3
II. Đồ dùng dạy học: - Gv : Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ.
- Hs : Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
- Viết từ số 0 ® 19; viết từ số 19 ® 0
2. Bài mới : Giới thiệu: Hai mươi - hai chục.
Hoạt động1: Giới thiệu số 20
- Yêu cầu Hs lấy 1 bó chục que tính và lấy thêm 1 bó chục que tính nữa.
+ Có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Đố các em hai mươi que tính còn gọi là mấy que tính ?
- Số 20 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?
- Ta viết số 20 như thế nào ?
- Số 20 có mấy chữ số ?
(Gv vừa hỏi Hs, vừa kết hợp ghi bảng như sgk).
Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1 : Nêu yêu cầu đề bài
- Cho Hs làm bảng con : viết số từ 10 ® 20 và từ 20 ® 10.
* Bài 2 : Nêu yêu cầu đề bài
- Nêu lần lượt từng câu hỏi và gọi Hs trả lời.
* Bài 3 : Nêu yêu cầu đề bài
- Cho Hs làm vào sgk, rồi đọc kết quả, lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài 4 : Nêu yêu cầu đề bài
- Cho Hs làm vào vở theo mẫu :
+ Số liền sau của 15 là 16
(Hướng dẫn Hs nhìn vào tia số để trả lời câu hỏi ở bài tập 4)
3. Củng cố, dặn dò :
- Bài sau : Phép cộng dạng 14+3.
- 2 HS thực hiện
- Hai mươi que tính.
- Hai chục que tính.
- 2 chục và 0 đơn vị.
- Viết chữ số 2 rồi viết chữ số 0 ở bên phải số 2.
- Số 20 có hai chữ số
- Viết số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó.
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
- Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.
...
Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó.
viết số từ 11 ® 18, 20
- Trả lời câu hỏi.
Môn học: Hoạt động tập thể
Đề bài: Sinh hoạt lớp cuối tuần
1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
- Học tập: Tập trung học tập tốt, tất cả nắm vững vần, đọc viết đúng
Đồ đùng học tập đa số đầy đủ, bảo quản tốt.
Nề nếp học tập ổn định
- Vệ sinh : mùa mưa sạch sẽ, mặc đủ ấm.
- Nề nếp xếp hâng , thể dục vì trời mưa nên ít được củng cố.
- Hạn chế được trò chơi đuổi bắt.
* Tồn tại: Phần vần có một số em còn chậm, hay lẫn lộn do phát âm địa phương.
2. Kế hoạch tuần đến:
- Học chương trình tuần 20
- Chuẩn bị luyện viết cỡ chữ nhỏ.
- Vệ sinh cá nhân mùa mưa.
- Kiểm tra việc ra chơi .
- Ôn tập tất cả các vần đã học chuẩn bị học Tập đọc.
- Họp phụ huynh HS vào chiều thứ bảy ( 10 / 1 / 2009 ) sơ kết HK1
- Thu dứt điểm tiền ăn tháng 1 & 2; phổ biến nộp các khoản HK2.
File đính kèm:
- Tuần 19.doc