Sau bài học, hs :
- HS đọc được ôn , ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ôn , ơn, con chồn, sơn ca.
- Luyện nói 2-4 từ theo chủ đề : Mai sau khôn lớn.
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần Tuần: 12 Tiết: 99-100 Tên bài dạy : Bài 46: ôn , ơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ Lá cờ Việt Nam” (Nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường và Lý Trọng)
- Bút màu, giấy vẽ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Là anh là chj phải đối xử với em như thế nào?
- Là em phải đối xử với anh chị thế nào?
- Vì sao anh chị em trong nhà phải hòa thuân?
2. Bài mới: Nghiêm trang khi chào cờ
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại.
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết?
Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Trẻ em có quyền có quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại.
- Chia HS thành từng nhóm nhỏ, yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 2 và cho biết những người trong tranh đang làm gì?
- Đàm thoại theo các câu hỏi:
+ Những người trong tranh đang làm gì?
+ Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ? (đối với tranh 1 và 2 )
+ Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ Tổ quốc? (đối với tranh 3).
Kết luận: Quốc kì tượng trưng cho một nước. Quốc kì Việt Nam màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh (GV đính Quốc kì lên bảng, vừa chỉ vừa giới thiệu).
- Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ.
- Khi chào cờ cần phải:
+ Bỏ mũ, nón.
+ Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho chỉnh tề.
+ Đứng nghiêm.
+ Mắt hướng nhìn Quốc kì.
- Phải nhgiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
Hoạt động 3: HS làm bài tập 3.
- Kết luận:Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.
3.Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2
Quan sát tranh bài tập 1
- Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau.
- Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Dựa vào trang phục
- Chia lớp thành nhóm
- Quan sát tranh theo nhóm
+Đang chào cờ.
+ Nghiêm trang. Vì đứng nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
- HS làm bài tập (có thể theo nhóm hoặc cá nhân). Trình bày ý kiến.
Giáo án môn : Tự nhiên và xã hội Tuần: 12 Tiết: 12
Tên bài dạy : Bài 12: Nhà ở
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2009
I. Mục tiêu:
- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
- Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ
- HS: Vở bài tập và SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trong gia đình em có quyền gì?
- Em có bổn phận gì?
2. Bài mới: Nhà ở
HĐ1: Làm việc với SGK
- Trang này có mấy bức tranh?
- Đây là nhà của Nam xem nhà em có giống nhà Nam không? Và quan sát những ngôi nhà ở vùng nào?
- Bạn thích tranh nào? Vì sao?
* Thảo luận chung: - Tranh thứ nhất vẽ gì?
- Nhà em giống nhà Nam không? Nhà em ở nông thôn hay thành phố?
- Tranh 2 : Tranh vẽ gì? Ở vùng nào?
- Tranh 3: Dãy phố
- Tranh 4: Vẽ gì?
- Nhà ở vùng nào?
Chốt lại: Nhà ở Thành phố mọc san sát, có số nhà, đường có vỉa hè. Nhà cao tầng gọi là khu nhà tập thể hay còn gọi là khu chung cư. GV liên hệ Nha Trang có khu chung cư ở đường Nguyễn Thiện Thuật, 2/4 Lê Hồng Phong. Tương lai ở phường Vĩnh Trường sẽ xây chung cư lớn.
- Thảo luận: Quan sát nội dung tranh vẽ gì? Liên hệ nhà em có những địa danh nào? Có giống các địa danh ở SGK không?
Nhóm 1+2: Quan sát tranh 1 Nhóm 3+4: Quan sát tranh 2
Nhóm 5+6: Quan sát tranh 3 Nhóm 7+8: Quan sát tranh 4
- Tranh 1 vẽ gì? Nhà em có phòng khách giống tranh không?
- Các tranh khác tương tự.
Chốt lại: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt. Việc mua sắm đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình.
HĐ2: Thi vẽ ngôi nhà
- Quan sát HS vẽ
Cho HS thảo luận theo cặp giới thiệu về ngôi nhà của mình .
3. Củng cố - Dặn dò
- Ở nhà các con đã làm gì cho ngôi nhà của mình thêm đẹp ?
- Quyền được sống với ba mẹ
- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình
- 4 tranh
- HS tiến hành thảo luận
- Vẽ nhà, cây, sân rơm
- Không
- Thành phố
- Tranh vẽ nhà sàn, ở vùng miền núi .
- Nhà cao tầng
- Thành phố
- 4 em 1 nhóm.
- HS tiến hành quan sát.
- Phòng khách
- Nhà các em có những đồ dùng khác như:
- Từng cặp thảo luận
Giáo án môn : Học vần Tuần: 12 Tiết: 107-108
Tên bài dạy : Bài 50: uôn , ươn
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs :
- HS đọc được : : uôn , ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: : uôn , ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
- Luyện nói 2-4 từ theo chủ đề : uôn , ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt .
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng Việt, bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: iên, yên
2. Bài mới: Giới thiệu: Bài 50: uôn, ươn
Hoạt động 1: Dạy vần
a. Nhận diện chữ:
* Dạy vần uôn
- Vần uôn gồm mấy âm tạo nên ?
- So sánh : uôn với iên ?
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Vần uôn
- Tiếng và từ khoá
Ghép thêm âm ch vào trước vần để tạo tiếng mới.
- Giới thiệu từ khoá “ chuồn chuồn”
( Tranh vẽ hoặc vật thật )
* Dạy vần ươn ( qui trình tương tự dạy vầy uôn )
- So sánh ươn với uôn
c. Viết
- Hướng dẫn viết và viết mẫu: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
cuộn dây con lươn
ý muốn vườn nhãn
- Đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ.
* Trò chơi
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Luyện đọc: Củng cố tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
Giới thiệu tranh khai thác nội dung tranh ghi câu ứng dụng: “ Mùa thu, bầu trời…..Trên giàn……bay lượn .”
- Đọc mẫu kết hợp giảng từ: ngẩn ngơ.
b. Luyện viết
- H/ Dẫn viết và viết mẫu từng dòng
c. Luyện nói:
- Giới thiệu tranh minh hoạ.Nêu câu hỏi: + Trong tranh vẽ gì?
+ Em bát chuồn chuồn, châu chấu, cào cào để làm gì?
+ Ra giữa nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào bị ốm không đi học được có tốt không?
3. Củng cố - Dặn dò:
* Trò chơi: Thi đọc tiếng,từ mới chứa vần uôn , ươn
- Bài sau: “ Bài 51: Ôn tập ”
- Đọc, viết: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui .
- Đọc câu ứng dụng SGK
- Vần uôn gồm 2 âm tạo nên âm đôi uô trước, n sau
- Nhận biết và so sánh:
+ Giống nhau : n
+ Khác nhau : uôn bắt đầu bằng uô.
- Phát âm – đánh vần
- Thực hành ghép vần uôn
- Thực hành ghép tiếng “ chuồn”
Đọc tiếng vừa ghép.
Phân tích và đánh vần tiếng “ chuồn ” .
- Nhận biết “ chuồn chuồn ” ( qua tranh vẽ hoặc vật thật )
- Đọc từ khoá.
- Đánh vần, đọc trơn vần, tiếng, từ khoá ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Nêu điểm giống nhau, khác nhau.
- Viết bảng con.
* Đọc tổng hợp ( cá nhân, đồng thanh)
- Nhận biết tiếng có chứa vần mới (uôn, ươn)
- Đánh vần, đọc trơn tiếng , từ ứng dụng
- Lần lượt đọc vần, tiếng, từ khoá
- Đọc các tiếng, từ ứng dụng ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Quan sát, nhận xét
- Nhẩm thầm, tìm tiếng có vần mới (uôn, ươn ) - Đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm
- Đọc các câu ứng dụng ( cá nhân , nhóm, cả lớp )
- 2, 3 HS đọc lại câu ứng dụng
- Đọc bài SGK ( cá nhân , lớp )
- Viết vào vở Tập viết
- Đọc tên bài luyện nói
- Luyện nói ( dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý )
- Đọc bài ở bảng
- Nêu miệng hoặc viết trên bảng con
- Đọc SGK
Giáo án môn : Toán Tuần: 12 Tiết: 48
Tên bài dạy : Luyện tập
Người dạy : Trần Thị Kim Oanh Lớp: 1A Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009
I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs được củng cố :
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
- Bài 1( dòng 1); Bài 2( dòng 1); Bài 3( dòng 1); Bài 4 ( dòng 1); Bài 5
II. Đồ dùng dạy học:
- GV :Các tấm bìa ghi các số từ 0 đến 6, 2 tấm bìa xanh, 2 tấm bìa đỏ.
- Hs : Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Phép trừ trong phạm vi 6
* Tính: 6 – 5 + 1 = ... 6 - 2 - 3 = ...
6 – 2 + 2 = ... 6 - 4 – 2 =...
2. Bài mới : Giới thiệu: Luyện tập
- Hướng dẫn Hs làm bài tập :
* Bài 1 : Nêu yêu cầu đề bài
+ -
* Bài 2 : Nêu yêu cầu đề bài
1 + 3 + 2 = 6 – 3 - 1 =
* Bài 3 : Nêu yêu cầu đề bài
2 + 3 … 6 4 – 2 … 5
- HD thực hiện phép tính ở vế trái trước, sau đó so sánh kết quả với vế phải và chọn dấu để điền.
* Bài 4 : Nêu yêu cầu đề bài
… + 2 = 5 3 + … = 6
- Hướng dẫn sử dụng các công thức cộng trong phạm vi các số đã học để tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, rồi điền kết quả vào chỗ chấm ...
* Bài 5 : Nêu yêu cầu đề bài
- HD quan sát tranh từng phần (a, b).
+ Khuyến khích Hs đặt đề toán theo 2 cách khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò :
- Học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 6.
- Bài sau : Phép cộng trong phạm vi 7
- 2 Hs làm bài ở bảng.
- 1 HS đọc thuộc bảng trừ trong ph. vi 6
- Tính theo cột dọc.
+ Làm bài và chữa bài.
-Tính.
+ 2 Hs lên làm bài, lớp làm vào vở.
- Điền dấu , =
+ Làm bài trên bảng con
- Số ?
+ 3 HS làn bài và cả lớp làm bài vào vở
- Viết phép tính thích hợp
+ Nêu bài toán và trả lời bài toán, viết phép tính
a/ 4 + 2 = 6 hoặc 2 + 4 = 6
b/ 6 - 2 = 4 hoặc 6 - 4 = 2
Môn học: Hoạt động tập thể
Đề bài: Sinh hoạt lớp cuối tuần
1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
- Học tập: Tập trung học tập tốt, tất cả nắm vững vần, đọc viết đúng
Đồ đùng học tập đa số đầy đủ, bảo quản tốt.
Nề nếp học tập ổn định
Thực hiện tuần học tốt đạt yêu cầu.
- Vệ sinh : Sạch sẽ
- Nề nếp xếp hâng , thể dục tương đối đều
- Hạn chế được trò chơi đuổi bắt.
- Có ý thức giữ trật tự lớp học.
* Tồn tại: Một vài HS thiếu đồ dùng học tập ( giẻ lau bảng).
2. Kế hoạch tuần đến:
- Nghỉ lễ 20/ 11
- Giáo dục môi trường qua bài học môn Tiếng Việt và các môn học khác.
- Vệ sinh cá nhân mùa mưa.
- Kiểm tra việc ra chơi .
- Củng cố nề nếp học phần vần, rèn phát âm và viết chính tả.
- Triển khai nộp và thu các khoản qui định.
File đính kèm:
- Tuần12.doc