Mục tiêu: Sau bài học, hs :
- HS đọc được : au , âu, , cây cau, cái cầu.; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: au , âu, , cây cau, cái cầu.
- Luyện nói 2-3 từ theo chủ đề : Bà cháu
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt .
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần Tuần: 10 Tiết: 85,86 Tên bài dạy : au, âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
II. Đồ dùng dạy học: - GV : Các vật mẫu, mô hình phù hợp với nội dung bài.
- HS : Bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
+
-
-
+
2 4 4 4
1 3 2 1
2 + 1 - 2 = 3 - 2 + 1 =
4 - 2 + 2 = 4 - 1 + 2 =
2. Bài mới: Giới thiệu: Phép trừ trong phạm vi 5.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5:
* Bước 1: Lần lượt giới thiệu các phép trừ : 5 - 1 = 4 5 - 2 = 3
5 - 3 = 2 5 - 4 = 1
Tương tự như giới thiệu các phép trừ trong phạm vi 3, 4. (Thực hiện với các mẫu vật phù hợp với nội dung ở sgk)
* Bước 2 : Tổ chức học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 theo phương pháp xoá dần bảng.
* Bước 3 : Hướng dẫn hs nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ (tương tự như bài “Phép trừ trong phạm vi 4)
- Trong các phép tính trên có những số nào ?
- Chúng có đứng ở các vị trí giống nhau không ?
- Một cộng bốn bằng năm. Ngược lại : Năm trừ bốn bằng một; Bốn cộng một bằng năm, ngược lại : Năm trừ một bằng bốn. Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và trừ.
- Tương tự như trên với cột 3
Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1: Nêu yêu cầu bài làm.
* Bài 2 : Nêu yêu cầu bài làm.(cột 1)
- HD cách làm bài
* Bài 3 : Tương tự bài 2
* Bài 4 : Nêu yêu cầu bài làm.(a)
- HD quan sát tranh, nêu đề toán
3.Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : "Ai nhanh hơn?"
+ Nhìn tranh, viết nhanh phép tính thích hợp.
+ Bài sau : Luyện tập.
- 3 Hs làm bài ở bảng.
- Quan sát hình vẽ và nêu bài toán, trả lời bài toán.
- Lập phép tính trên bộ TH Toán.
- Đọc các phép tính.
- Thi đua đọc thuộc lòng.
- Có các số 1,4, 5
- Khác nhau
- Tính
+ Làm bài, đọc kết quả, lớp nhận xét, chữa bài.
- Tính .
+ 3 Hs làm bài, lớp làm vào vở BT.
- Tính
- Viết phép tính thích hợp.
+ Quan sát tranh nêu bài toán, viết phép tính trên bảng con.
- 2 đội cùng chơi ( Mỗi đội 3 em)
Giáo án môn : Đạo đức Tuần: 10 Tiết: 10
Tên bài dạy : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
I.Mục tiêu: Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đưc1.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm bài tập 3
- GV giải thích cách làm bài tập 3:
+Em hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp.
- GV mời một số em làm bài tập trước lớp.
Kết luận:
Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi chung.
Tranh 2: Nối với chữ Nên vì hai chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà.
Tranh 3: Nối với chữ Nên vì anh đã biết hướng dẫn em học.
Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em.
Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà.
Hoạt động 2: Chơi đóng vai
- GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 (mỗi nhóm đóng vai một tình huống)
Kết luận:
+ Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ.
+ Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
Hoạt động 3:
- Khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện.
Kết luận chung:Anh, chị, em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh, chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy, gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng.
3.Dặn dò: Chuẩn bị bài 6
HS làm bài tập 3:
+HS làm việc cá nhân.
- HS chơi đóng vai.
- Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét: Cách cư xử của anh chị đối với em nhỏ, của em nhỏ đối với anh chị qua việc đóng vai của các nhóm như vậy đã được chưa? Vì sao?
* HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Giáo án môn : Tự nhiên và xã hội Tuần: 10 Tiết: 10
Tên bài dạy : Bài 10: Ôn tập con người và sức khoẻ
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Có thói quen giữ vệ sinh hằng ngày.
- Nêu được các việc làm thường làm vào buổi sáng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ cho bài học
- HS: VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Tiết tự nhiên xã hội tuần trước các con học bài gì? (Hoạt động và nghỉ ngơi)
- Em hãy nêu những hoạt động có ích cho sức khỏe? (HS nêu khoảng 4 em)
2. Bài mới: Giới thiệu trò chơi khởi động:
“Chi chi, chành chành”
HĐ1: Thảo luận chung
- GV cho HS nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Cơ thể người gồm có mấy phần?
- Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những giác quan nào?
- Về màu sắc?
- Về âm thanh?
- Về mùi vị?
- Nóng lạnh
- Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em khuyên bạn như thế nào?
Kết luận: Muốn cho các bộ phận các giác quan khoẻ mạnh, các con phải biết bảo vệ, giữ gìn các giác quan sạch sẽ.
HĐ2: HĐ nhóm đôi HS kể những việc làm vệ sinh cá nhân trong một ngày
Bước 1: Các con hãy kể lại những việc làm của mình.
- Hướng dẫn HS kể.
- GV quan sát HS trả lời.
- Nhận xét.
Hỏi: Buổi trưa các con ăn gì? Có đủ no không?
- Buổi tối trước khi đi ngủ con có đánh răng không?
- Kết luận: Hằng ngày các con phải biết giữ vệ sinh chung cho các bộ phận của cơ thể.
3.Củng cố:
- Cơ thể chúng ta có bộ phận nào?
- Muốn cho thân thể khoẻ mạnh con làm gì?
Dặn dò: Các con thực hiện tốt các hoạt động vui chơi có ích, giữ vệ sinh tốt.
- HS chơi
- Thảo luận chung.
- HS nêu
- Da, tay, chân, mắt, mũi, rốn…
- Đầu, mình, tay và chân
- Đôi mắt.
- Nhờ tai
- Nhờ lưỡi
- Nhờ da
HS trả lời
- HS nhớ và kể lại những việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày
- Buổi sáng, ngủ dậy con đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, vệ sinh cá nhân và ăn sáng rồi đi học…
- HS nêu lần lượt
- Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống điều độ.
Giáo án môn : Hoạt động tập thể Tuần: 10 Tiết: 10
Tên bài dạy : Sinh hoạt lớp cuối tuần
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
- Học tập: Tập trung học tập tốt, tất cả nắm vững vần, đọc viết đúng.
Đồ đùng học tập đa số đầy đủ, bảo quản tốt.
Nề nếp học tập ổn định
- Vệ sinh : Sạch sẽ
- Nề nếp xếp hâng , thể dục tương đối đều.
* Tồn tại: Đồ dùng còn thiếu ( Đức ); chưa tự giác giữ trật tự lớp ( Quốc,Linh, Đức, Phú, …); giờ chơi còn vài em chạy đuổi ( các em nam ); phần vần có một số em còn chậm, hay lẫn lộn các vần như: ao với au; ai với ay, ây; eo với êu( do phát âm địa phương)
2. Kế hoạch tuần đến:
- Vệ sinh cá nhân mùa mưa.
- Kiểm tra việc ra chơi .
- Xây dựng nề nếp học phần vần, rèn phát âm và viết chính tả.
- Thu và hoàn thành các khoản qui định.
Giáo án môn : Học vần Tuần: 10 Tiết: 91,92
Tên bài dạy : iêu, yêu
Người dạy : Trịnh Vũ Phương Uyên Lớp: 1B Trường TH Lê Thị Xuyến
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
I.Mục tiêu:
- HS đọc được : iêu , yêu, diều sáo, yêu quý.; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: iêu , yêu, diều sáo, yêu quý.
- Luyện nói 2-4 từ theo chủ đề : Bé tự giới thiệu
II. ĐDDH: - GV : Bộ ghép chữ tiếng Việt .
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng tiếng Việt, bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: iu, êu
2. Bài mới: Giới thiệu: Bài 40: iêu, yêu
Hoạt động 1: Dạy vần
a. Nhận diện chữ:
* Dạy vần iêu
- Vần iêu gồm mấy âm tạo nên ?
- So sánh : iêu với iu ?
b. Đánh vần và đọc trơn:
- Vần iêu
- Tiếng và từ khoá
Ghép thêm âm d vào trước vần iêu và dấu huyền để tạo tiếng mới.
- Giới thiệu từ khoá “ diều sáo”
( Tranh vẽ hoặc vật thật )
* Dạy vần yêu ( qui trình tương tự dạy vần iêu )
- So sánh yêu với iêu
c. Viết
- Hướng dẫn viết và viết mẫu: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng
buổi chiều yêu cầu
hiểu bài già yếu
- Đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ.
* Trò chơi
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Luyện đọc: Củng cố tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
Giới thiệu tranh khai thác nội dung tranh ghi câu ứng dụng:“ Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.”
- Đọc mẫu kết hợp giảng từ: tu hú, báo hiệu.
b. Luyện viết
- H/ Dẫn viết và viết mẫu từng dòng
c. Luyện nói:
- Giới thiệu tranh minh hoạ.Nêu câu hỏi: + Trong tranh vẽ gì ?
+ Năm nay em mấy tuổi ?
+ Em đang học lớp nào ?
+ Cô giáo dạy em tên gì ?
+ Nhà em ở đâu ?
+ Nhà em có mấy anh em ?
+ Em thích học môn gì nhất ?
+ Em có năng khiếu hoặc sở thích gì ? Nếu biết hát, em hãy hát cho các bạn nghe một bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
* Trò chơi: Thi đọc tiếng,từ mới chứa vần iêu, yêu
- Bài sau: “ Bài 42: ưu, ươu”
- Đọc , viết : líu lo, chihụ khó, cây nêu, kêu gọi.
- Đọc câu ứng dụng SGK
- Vần iêu gồm 2 âm tạo nên âm đôi iê trước, u sau
- Nhận biết và so sánh:
+ Giống nhau : u
+ Khác nhau : iu bắt đầu bằng i, iêu bắt đầu bằng iê
- Phát âm – đánh vần
- Thực hành ghép vần iêu
- Thực hành ghép tiếng “ diều ”
Đọc tiếng vừa ghép.
Phân tích và đánh vần tiếng “diều ” .
- Nhận biết “ diều sáo ” ( qua tranh vẽ hoặc vật thật )
- Đọc từ khoá.
- Đánh vần, đọc trơn vần, tiếng, từ khoá ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Nêu điểm giống nhau, khác nhau.
- Viết bảng con.
* Đọc tổng hợp ( cá nhân, đồng thanh)
- Nhận biết tiếng có chứa vần mới ( iêu, yêu)
- Đánh vần, đọc trơn tiếng , từ ứng dụng
- Lần lượt đọc vần, tiếng, từ khoá
- Đọc các tiếng, từ ứng dụng ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- Quan sát, nhận xét
- Nhẩm thầm, tìm tiếng có vần mới (iêu, yêu ) - Đánh vần, đọc trơn tiếng vừa tìm
- Đọc các câu ứng dụng ( cá nhân , nhóm, cả lớp )
- 2, 3 HS đọc lại câu ứng dụng
- Đọc bài SGK ( cá nhân , lớp )
- Viết vào vở Tập viết
- Đọc tên bài luyện nói
- Luyện nói ( dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý )
- Đọc bài ở bảng
- Nêu miệng hoặc viết trên bảng con
- Đọc SGK
File đính kèm:
- Tuan 10.doc