Học sinh nắm được nội qui của trường của lớp đề ra( nề nếp, ra vào lớp, học tập, thể dục, vệ sinh )
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
- Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong các tiết học, buổi học.
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần ổn định tổ chức (2 tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình vẽ.
Bài tập 4: Kẻ thêm để tạo thành hình vuông để tô màu
- Học sinh thực hành.
5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung bài
- Tìm những đồ vật trong gia đình có hình vuông và hình tròn
- Giáo viên nhận xét giờ.
Học vần
Âm b
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen và nhận biết chữ và âm b.
- Ghép được tiếng be
- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Phát triển lới nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động học tập khác của trẻ em và của các con vật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chữ b phóng to
- Tranh minh hoạ và SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu.
2. Dạy chứ ghi âm
- Đây là chữ b( bờ) khi phát âm b môi ngậm lại bật hơi ra có tiếng thanh
- Học sinh phát âm theo
a. Nhận diện chữ
- Chữ b gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét thắt
- Học sinh nhắc lại
- So sánh chữ b và chữ e có gì giống và khác nhau.
- Giống nhau: b và e đều có nét thắt
- Khác nhau b có thêm nét khuyết trên.
b. Ghép chữ và phát âm
- Khi ta ghép âm b với âm e ta được tiếng be
- Hướng dẫn học sinh ghép tiếng be “b đứng trước e đứng sau”
- Cho học sinh đọc tiếng be.
- Học sinh thực hành ghép tiếng be trên bộ chữ
- Giáo viên đọc mẫu be
- Học sinh luyện đọc “ theo lớp, theo bàn, cá nhân”
- Giáo viến sủa sai cho học sinh
- Tìm trong thực tế âm nào phát âm giông như âm b vừa học.
- Tiếng kêu của con bò, dê, bé tập nói....
c. Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
- Cho học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên viết mẫu âm b
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết và không trung âm b.
- Học sinh luyện bảng con âm b
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng be
- Học sinh luyện bảng con tiếng be.
- Giáo viên nhận xét: Lưu ý nét nối giữa âm b và âm e
(Tiết 2)
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1
- Học sinh luyện đọc cá nhân, đọc theo bàn, đọc đồng thanh.
- Giáo viên theo dõi sửa sai
b. Tập luyện viết
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết
- b, be
c. Luyện nói
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Ai đang học bài ?
- Ai tập viết chữ e ?
- Bạn Voi đang làm gì ? Bạn ấy có biết đọc chữ không ?
- Ai đang kẻ vở ?
- Hai bạn gái đang làm gì ?
- Các bức tranh này có gì khác và giống nhau ?
4. Củng cố dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ về nhà đọc lại bài và tập viết cho đẹp âm b và tiếng be.
Tn-XH
Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu:
- Sau bài học này học sinh biết: Kể tên các bộ phận chính của cở thể.
- Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trong bài 1 SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Hoạt động 1: Quan sát tranh
a. Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
b. Cách tiến hành:
Cho học sinh quan sát tranh theo cặp:
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể
- Học sinh quan sát tranh, thảo luân theo cặp
- Đại diện 1, 2 cặp lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
c. Giáo viên nhận xét và kết luận
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh
a. Mục tiêu
-Học sinh quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chung ta gồm bà phần: Đầu, mình và chân tay.
b. Cách tiến hành: Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ
- Quan sát tranh chỉ xem các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Qua các hoạt động đó em hãy nói với nhau xem cơ thể của chung ta gồm mấy phần.
- Học sinh quan sát tranh, thảo luân theo nhóm
- Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
c. Giáo viên nhận xét và bổ xung
- Cơ thể chung ta gồm 3 phần: Đầu mình và chân tay
3.Hoạt động 3: Tập thể dục
a. Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể cho học sinh.
b. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cả lớp học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng, viết mãi mỏi tay, thể dục thế này là hết mệt mỏi”
- Giáo viên làm mẫu từng động tác
- Gọi một số học sinh lên thực hành.
- Học sinh quan sát
- Học sinh luyện tập thực hành các động tác
- Giáo viên quan sát sửa sai
- Giáo viên kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày
- Học sinh nhắc lại phần kết luận.
4.Hoạt động 4: Cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi
- Học sinh chơi theo nhóm
- Một, hai nhóm lên thực hiện trò chơi
- Các nhóm khác nhân xét bổ xung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- Về nhà tự quan sát cơ thể người và kể lai các bộ phận bên ngoài của cơ thể
- Xem trước bài: “Chúng ta đang lớn”
Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
II. Đồ dùng dạy học
- Một số hình tam giác có kích thước và màu sắc khác nhau
- Một số đồ vật có mặt là hình tam giác
III. Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động 1: Bài cũ
2.Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu hình tam giác
- Cho học sinh quan sát các tấm bìa và hỏi đây là hình gì ?
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
- Tìm trong thực tế những đồ vật nào có hình dạng có hình giống như hình tam giác.
- Học sinh tự tìm và nêu tên đồ vật.
b. Thực hành xếp hình
- Cho học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông, hình tròn… xếp thành các hình khác nhau.
- Học sinh sẽ thực hiện theo nhóm.
- Giáo viên quan sát nhận xét
c. Trò chơi: “Thi đua chọn nhanh các hình”
- Cho học sinh thực hành theo nhóm
- Học sinh thực hành theo nhóm
- Thi đua nhau chọn nhanh các hình
- GV nhận xét và đánh giá.
3. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:
- Về nhà tìm các vật có hình dạng giống hình tam giác
- Xem trước bài giờ sau học .
Học vần
Thanh sắc: / (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc
- Biết ghép tiếng bé
- Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật
- Phát triển lời nói tự nhiện theo nội dung các hoạt động khác nhau của trẻ.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giấy ô li phóng to
- Các vật tựa hình dấu sắc
- Tranh minh hoạ các tiếng: bé, cá, lá, chó, khế
- Tranh minh hoạ phần luyện nói một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
2. Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
- Cho học sinh quan sát tranh và hỏi
+ Bức tranh vẽ ai ? Và vẽ gì ? Các tiếng đó có gì giống nhau ?
- Cho học sinh phát âm tiếng có thanh sắc
- Tên của dấu này là: Đấu sắc “/”
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ : bé, cá, lá, chó, khế.
+ Các tiếng đều có dấu và thanh sắc
- Học sinh phát âm các tiếng có thanh sắc.
b. Dấu thanh
* Nhận diện dấu
- Dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải.
- Cho học sinh quan sát vật mẫu và nhận xét
- Giáo viên viên hỏi dấu sắc giống cái gì ?
- Học sinh quan sát vật mẫu nhận xét.
- Dấu sắc giống cái thước đặt nghiêng.
* Ghép chữ và phát âm
- Tiếng be được thêm thanh sắc ta được tiếng gì ?
- Tiếng bé được ghép bởi những âm nào ? Và có dấu thanh nào ? Nêu vị trí của dấu thanh.
- Ta được tiếng bé
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên phát âm mẫu: bé
- Học sinh đọc theo
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Cho học sinh thảo luận tiếng bé trong từng tranh
- Học sinh luyện đọc theo nhóm, theo lớp, cá nhân.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
c. Hướng dẫn viết dâu thanh
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng.
- Giáo viên quan sát và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng bé
- Giáo viên nhận xét và sửa sai.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng.
( Tiết 2)
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a. Luyện đọc:
- Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1
- Học sinh luyện đọc cá nhân theo bàn, theo lớp.
- Giáo viên theo dõi sửa sai
b. Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết: Tiếng be, bé.
- Học sinh quan sát
- Học sinh luyện vở
- Giáo viên lưu ý cho học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
c. Luyện nói: “ Các sinh hoạt thường gặp
của các bé tuổi đến trường”
- Giáo viên gợi ý
+ Các em quan sát tranh thấy những gì ?
+ Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào nhất vì sao ?
+ Em và các bạn em có những hoạt động gì khác ?
+ Ngoài giờ học em thích làm gì nhất ?
- Giáo viên nhận xét .
- Học sinh quan sát tranh và thảo luân theo nhóm
- Đai diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung .
4. Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:
- Cho học sinh đọc lại toàn bài .
- Về nhà ôn lại bài.
- Xem trước bài 4.
Tập viết
Tô các nét cở bản
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách tô các nét cơ bản.
- Rèn kỹ năng tô đẹp sạch và đúng kỹ thuật
- Giáo dục học sinh luôn có tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy và học
- Các nét cở bản
III. Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động 1: Bài cũ
2.Hoạt động 2: Bài mới
a. Cho học sinh quan sát và nên tên các
nét cơ bản
- Học sinh quan sát và nêu tên các nét cở bản.
- Học sinh khác nhận xét đặc điểm từng nét
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
b. Luyện bảng:
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh quan sát
- Học sinh luyện bảng con
- Giáo viên nhận xét sửa sai
c. Luyện vở :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện vở
- Học sinh luyện vở tập viết.
- Giáo viên lưu ý cách cầm bút và tư thế ngồi của học sinh.
- Giáo viên chấm chữa nhận xét
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ
- Về nhà xem lại bài và tập viết cho đẹp.
Sinh hoạt
Kiểm điểm cuối tuần
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình, của lớp trong tuần, có hướng phấn đầu trong tuần tới
- Nắm chắc phương hướng tuần tới.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. Các nền nếp
b. Về học tập
c. Tư cách đạo đức
2.Hoạt động 2: Giáo viên nêu phương hướng tuần tới.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Phát huy nhưng ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Thực hiện tốt phương hướng tuần tới.
File đính kèm:
- tuan1.doc