Giúp HS sau bài học HS có thể:
- HS đọc và viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.
- Đọc được từ ứng dụng: tròm dâu, đom đóm, quả trám, trái cam.
- Đọc được câu ứng dụng: Mưa tháng bảy gảy cành chám
Nắng tháng tám rám trái bòng.
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần bài 60: vần om - Am, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
* HĐ 3: Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần em, con tem vừa viết vừa hướng dẫn cách viết (lưu ý nét nối giữa các con chữ).
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* êm (quy trình tương tự)
* HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- HS K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại.
? Hãy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. HS lên bảng làm.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: trẻ em , mềm mại..
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
tiết 2
* HĐ 1:luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
- Chủ yếu gọi HS TB, luyện đọc, HS K, G theo dõi nhận xét.
* Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc theo nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.(HS: em, mềm,kem…)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. 2 - 3 HS đọc lại.
* HĐ2: Luyện víêt.
- HS viết vào vở tập viết vần: em, êm, con tem, đếm sao.
- GV quan sát giúp đỡ HS Y, nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
- HS đọc tên bài luyện nói: Anh chị em trong nhà. (HS K, G đọc, HS TB, Y nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ những gì. (HS: quan sát tranh và nêu)
? Họ đang làm gì .(HS: 2 bạn đang ngồi rửa hoa quả…)
? Em doán xem họ có phải là anh chị em không.( HS: có)
? Anh chị em trong nhà còn gọi là anh chị em gì. (HS: anh em ruột)
? Nếu là anh hoặc chị trong nhà, em phải đối sử với các em như thế nào.(HS: nhường nhịn)
? Nếu là em trong nhà, em phải đối sử với các anh chị như thế nào.(HS: quý mến, nghe lời)
? Ông bà, cha mẹ mong anh em trong nhà đối sử với nhau như thế nào.(HS: phải thương yêu nhau)
? Em có anh, chị, em không? Hãy kể tên anh, chị, em trong nhà cho các bạn trong lớp nghe.
- GV gọi các cặp luyện nói trước lớp. Nhận xét khen ngợi những cặp HS trả lời lưu loát.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.(HS: tất cả các đối tượng đều được tìm)
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 64.
toán
phép trừ trong phạm vi 10
I/ Mục tiêu:
* Giúp học sinh:
- Khắc sâu được khái niệm phép cộng.
- Tự thành lập được bảng cộng trong phạm vi 10.
- Thực hành đúng phép trừ trong phạm vi 10.
- Củng cố cấu tạo số 10 và so sánh số trong phạm vi 10.
II/ Chuẩn bị:
- GV sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1(HĐ1).
- HS bộ đồ dùng học toán 1, bảng con, phấn, vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ:
- Gọi 2HS K lên bảng thực hiện các phép tíng sau:
7 – 2 + 5 = 2 + 8 – 9 =
5 + 5 – 1 = 4 – 2 + 8 =
- Cả lớp và GV nhận xét bài, cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
-GV h/d HS tự thành lập bảng trừ trong phạm vi 10.
-Các bước h/d tương tự như bài (phép trừ trong phạm vi 9).
-Lưu ý:HS tìm ra nhanh k/q sau khi đọc đề toán.Không hỏi lại HS về cách tìm.
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:
Câu a: GV cho HS nêu yêu cầu của BT. Sau đó cho h/s làm lần lượt các bài vào bảng con(Lưu ý: Trước khi cho HS làm bài GV HD HS cách viết số, víêt kết quả của phép tính.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng lên bảng.
Câu b/ Gọi HS nêu yêu cầu (tính nhẩm).
-GV cho cả lớp làm bài vào vở BT. Sau đó gọi lần lượt từng HS lên đọc kết quả. GV nhận xét chốt kết quả đúng. Yêu cầu HS quan sát các phép tính trong các cột để khắc sâu phép cộng và phép trừ.
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài.
- GV HD: Ta điền vào ô trống các số sao cho khi lấy các số đó cộng với các số tương ứng ở hàng trên thì được tổng bằng 10. Gọi 3HS 1K, 2TB lên bảng làm bài, ở dưới làm BT vào vở BT. GV quan sát giúp đỡ HS Y.
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét cho điểm.
Bài 4: GV cho HS quan sát tranh tự đọc bài toán và tự làm bài vào vở BT. Sau đó GV chấm điểm cho cả lớp và nhận xét bài.
Bài 3: HD HS về nhà làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS thi nhau đọc bảng trừ trong phạm vi 10.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 3 vào vở bài tập và xem trước bài: Luyện tập.
ÂM nhạc
(Thầy Long soạn và dạy)
Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2007
tập viết
nhà trường, buôn làng...
đỏ thắm, mầm non...
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS viết đúng, đẹp các từ ngữ: nhà trường, buôn làng...đỏ thắm, mầm non...
- Víêt đúng chữ thường, đúng quy định của kiểu chữ nét đều. HS viết đúng quy trình các con chữ.
- HS có ý thức học tập.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết mẫu các từ luyện viết.
- HS: Vở luyện viết, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- HS viết vào bảng con từ: củ gừng, cây thông.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
*HĐ1: HD học sinh viết các từ ngữ.
- GV cho học sinh quan sát chữ mẫu đã viết sẵn ở bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “nhà trường” gồm có mấy tiếng? Mỗi tiếng có âm và vần gì. (HS K, G trả lời, HS TB,Y nhắc lại.)
? Từ “buôn làng”gồm có mấy tiếng? Mỗi tiếng gồm có những âm và vần gì.(HS: TB, K trả lời, G nhận xét)
? Từ “đỏ thắm” gồm có mấy tiếng? Mỗi tiếng gồm có âm và vần gì ghép lại.(HS: K trả lời Y nhác lại)
? Từ “mầm non” gồm có mấy tiếng? Mỗi tiếng gồm có âm và vần gì ghép lại.(HS: G trả lời)
- GV viết lần lượt các từ GV đã HD viết mãu lên bảng. HS viết bảng con (GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. Viết đúng cỡ chữ, các nét nối giữa các con chữ, và khoãng cách các tiếng trong từ.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS cả lớp.
*HĐ2: HD HS viết vào vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết. GV quan sát giúp đỡ HS TB,Y.
- GV thu bài chấm và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng.
- GV tuyên dương một số bài viết đẹp.
- Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
tự nhiên xã hội
bài 15: lớp học
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS biết:
- Lớp học là nơi các em đến học hàng ngày.
- Nói về các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
- Nhận dạng và phân loại (ở mức độ đơn giản)đồ dùng trong lớp học.
- Kính trọng thầy cô giáo,đoàn kết với các bạn và yêu quí lớp học của mình.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm bìa ghi tên một đồ dùng có trong lớp học.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay chảy máu.
- Gọi 2 - 3HS K trả lời.GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* HĐ1: Quan sát.
Mục tiêu: Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Bước 1: Chia mỗi nhóm 2 HS.
- GV HD học sinh quan sát các hình (trg 32, 33 SGK) và trả lời câu hỏi sau với bạn:
? Trong lớp học có những ai và thứ gì.(HS: có cô giáo, các bạn HS, có bàn…)
? Lớp học của bạn gần giống lớp học nào trong các hình đó.(HS: K lên chỉ)
? Bạn thích lớp học nào trong các hình đó ? tại sao.(HS: TB,Y trả lời, G nhận xét)
Bước 2: GV gọi đại diện một số cặp trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 3: Cho HS thảo luận các câu hỏi.
? Kể tên cô giáo,thầy giáo và các bạn của mình.
? Trong lớp, em thường chơi với ai.
? Trong lớp học của em có những thứ gì ? chúng được dùng để làm gì.
- GV HD, giúp HS nêu kết luận: Lớp học nào củng có thầy cô giáo và HS.Trong lớp học có bàn ghế cho GV và HS, bảng, tủ, đồ dùng, tranh ảnh... việc trang bị các thiết bị, đồ dùng DH phụ thuộc vào điều kiện từng trường. (HS K, G nêu. HS TB, Y nhắc lại).
* HĐ 2: Thảo luận theo cặp.
Mục tiêu: Giới thiệu lớp học của mình.
CTH:
Bước 1: HS thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn.
Bước 2: GV gọi một đén hai HS lên kể về lớp học trước lớp.
GVKL: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình.
- Yêu quí lớp học của mình vì nơi đó có thầy cô và các bạn.
* HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học.
CTH:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm phát một bộ bìa.
- Chia bảng thành 3 cột tương ứng.
Bước 2: HS sẽ chọn các tấm bìa ghi tên các đồ dùng theo yêu cầu của GV và gắn lên bảng. Nhóm nào làm nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
Bước 3: GV yêu cầu nhận xét, đánh giá sau mỗi lượt chơi.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nêu nọi dung của bài học .
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 16.
thủ công
bài 15: gấp cái quạt (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS biết cách gấp cái quạt.
- Gấp một cái quạt bằng giấy.
- HS biết yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Quạt giấy mẫu, một tờ giấy mầu hình chữ nhật, một sợi chỉ mầu, bút chì, thước và giấy.
- HS: Một tờ giấy hình chữ nhật và vở thực hành thủ công, một sợi chỉ, bút chì, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
*HĐ1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu quạt mẫu, định hướng quan sát của HS về các nếp gấp cách đều. Từ đó, HS hiếu việc ứng dụng nếp gấp cách đều để gấp cái quạt.(h1).
- GV nói: Giữa quạt mẫu có dán hồ, nếu không dán hồ ở giữa thì hai nữa quạt nghiêng về hai phía (GV cho HS quan sát mẫu).
* HĐ 2: GV hướng dẫn mẫu.
- GV treo tranh quy trình. HS quan sát.
Bước 1: GV đặt giấy mầu lên mặt bàn và gấp nét gấp cách đều (h3).
Bước 2: Gấp đôi (h3) để lấy dấu giữa,sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên mép gấp ngoài cùng (h4).
Bước 3: Gấp đôi (h4), dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau (h5). Khi hồ khô mở ra ta được chiếc quạt (h1).
- GV cho HS thực hành gấp các nét gấp cách đều trên giấy vở HS có kẻ ô ly.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- Gọi một số HS K, G lên làm mẫu trước lớp. Cả lớp và GV quan sát nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại các bước gấp cái quạt giấy.
- Dặn HS tiết sau mang đầy đủ đồ dùng để gấp cái quạt.
sinh hoạt tập thể
* Sinh hoạt lớp:
- Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân.
- Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- Tổ chức trò chơi: “Con thỏ”.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
File đính kèm:
- GA CHAT T 15.doc