I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc và viết được các vần vừa học có kết thúc bằng n
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết qant rọng trong truyện kể “Chia phần”
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng ôn (Trang 104 SGK)
- Tranh, ảnh minh hoạ cho câu ứng dụng.
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học vần bài 51: ôn tập tuần thứ 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu gấp
- Đường dấu gấp là đường có nét đứt
( )
- Hướng dẫn học sinh vẽ ký hiệu vào vở.
- Học sinh vẽ vào vở
3. Ký hiệu đường dấu gấp vào
- Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào.
- Hướng dẫn học sinh vẽ ký hiệu vào vở.
- Học sinh vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ hướng gấp vào
4. Ký hiệu đường gấp ngược ra phía sau
- Ký hiệu đường gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong.
- Học sinh vẽ đường gấp ngược ra phía sau
IV. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét thái độ học tập của học sinh.
- Mức hiểu biết của học sinh
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Chuẩn bị giấy có kể ô, giấy màu để học bài :” Gấp các đoạn thẳng cách đều”
Thứ năm ngày …. tháng …. năm 2006
toán
luyện tập
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7
II. Đồ dùng
- Sử dụng đồ dùng dạy toán lớp 1
III. Hoạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Giáo viên nhận xét sửa sai
- Học sinh luyện bảng lớn
2. Hoạt động 2: Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Cho học sinh nêu cách làm bài thực hiện phép tính theo từng cột.
Giáo viên nhận xét
Lưu ý: Viết các cột thẳng
Bài 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng công thức cộng trừ đã học rồi điền kết quả vào chỗ chấm.
Bài 3: Học sinh làm nhóm
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ở vế trái trước rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4: Cho học sinh xem tranh nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu.
- Học sinh thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh thực hiện phép tính
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh luyện bảng
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhắc lại nội dung chính
- Về nhà làm bài tập ở phần bài tập toán
- Xem trước bài
Học vần
ung – ưng
A. Mục tiêu
- Đọc và viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu
- Đọc được câu đố:
Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
Không khều mà rụng
(Là gì?)
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối đèo
B. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
C. HOạt động
I. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh đọc và viết các từ ứng dụng
- Học sinh viết bảng
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh đọc
II. Bài mới
1. Giới thiệu
- Cho học sinh quan sát tranh tìm ra vần mới: ung – ưng
- Giáo viên đọc
- Học sinh quan sát tranh thảo luận tìm ra vần mới
- Học sinh đọc
2. Dạy vần
a) Dạy vần: ung
* Nhận diện
- Vần ung gồm những âm nào?
- So sánh: ung - ong
- Vần ung và vần ong giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Học sinh nhận diện
- Học sinh so sánh
* Đánh vần và phát âm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần:
u– ngờ - ung
- Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá
u–ngờ –ung
sờ - ung – sung – sắc - súng
bông súng
- Giáo viên chỉnh sửa
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đánh vần
* Cho học sinh ghép vần
- Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ
- Học sinh ghép vần và ghép tiếng
* Luyện bảng
- Giáo viên viết mẫu vần
ung
- Giáo viên viết mẫu tiếng: súng
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- Học sinh luyện bảng con
Học sinh luyện bảng con
b): Dạy vần: ưng
* Nhận diện
- Vần âng gồm những âm nào?
- So sánh: ưng – ung
- Vần ưng và vần ung giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Học sinh nhận diện
- Học sinh so sánh
* Đánh vần và phát âm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần:
ư– ngờ – ưng
- Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá
ư–ngờ –ưng
sờ – ưng – sưng – huyền – sừng
sừng hươu
- Giáo viên chỉnh sửa
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đánh vần
* Cho học sinh ghép vần
- Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ
- Học sinh ghép vần và ghép tiếng trên bộ chữ
* Luyện bảng
- Giáo viên viết mẫu vần
ưng
- Giáo viên viết mẫu tiếng: sừng
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- Học sinh luyện bảng con
Học sinh luyện bảng con
d) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Cho 2 -3 học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên giải thích nghĩa.
- Giáo viên đọc lại
- Học sinh đọc
Tiết 2: Luyện tập
3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- Học sinh đọc bài SGK
- Học sinh lần lượt đọc:
ung, súng, bông súng
ưng, sừng, sừng hươu
- Cho học sinh quan sát tranh và 1 em tìm câu ứng dụng
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên sửa sai
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Học sinh đọc
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận
- Học sinh đọc
- Lớp đọc câu ứng dụng
b) Luyện viết
- Cho học sinh viết vở tiếng Việt
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài
ung, súng, bông súng
ưng, sừng, sừng hươu
- Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế
- Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt
c) Luyện nói
- Cho học sinh đọc chủ đề luyện nói: Rừng, thung lũng, suối đèo
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Giáo viên nhận xét
- Các nhóm nhận xét bổ sung
4. Củng cố dặn dò
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài
- Về đọc lại bài và viết vào vở bài tập Tiếng Việt
- Tìm từ chứa vần mới, xem trước bài mới 55
- Học sinh đọc lại bài
tự nhiên xã hội
công việc ở nhà
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu biết mọi người phải làm việc tuỳ theo sức của mình.
- Trách nhiệm của mỗi học sinh ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
- Kể tên một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.
- Kể được các việc em thường làm ở nhà để giúp đỡ gia đình.
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người
II. Đồ dùng
- Các hình trong bài 13 SGK
III. Hoạt động
1.Hoạt động 1: Quan sát hình
Kể một số công việc ở nhà của những người trong gia đình.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài 13 SGK. Sau đó giới thiệu cho học sinh về bài học.
Quan sát các hình ở trang 28,nói về nội dung từng hình.
+ Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh tringh bày trước lớp về từng công việc được thể hiện trong hình và tác dụng của từng việc làm đó đối với cuộc sống gia đình.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Học sinh tìm bài 13 SGK
- Học sinh quan sát hình
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trả lời
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Kể được một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình.
- Kể được những việc em thường làm để giúp bố mẹ.
* Cách tiến hành
- Các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên nhận xét: + Nếu mỗi người trong gia đình đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
+ Ngoài giờ học để có được nhà ở gọn gàng sạch sẽ mỗi học sinh nên giúp bố mẹ những công việc tuỳ theo sức của mình.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm lên kể về các công việc của gia đình mình.
3.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên khắc sâu nội dung, không nên cắn đồ cứng quá hoặc lạnh quá
- Liên hệ giáo dục về thực hành tốt bài
- Xem trước bài mới
Thứ sáu ngày … tháng … năm 2006
Toán
phép cộng trong phạm vi 8
I. Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8
- Biết làm phép tính cộng trong phạm vi 8
II. Đồ dùng
- Sử dụng đồ dùng dạy toán lớp 1
III. Hoạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu: Phép cộng – Bảng cộng trong phạm vi 8
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Giáo viên rút ra bảng cộng
7 + 1 = 8
1 + 7 = 8
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ rồi nêu bài toán “ Tất cả có 7 hình tam giác, thêm 1 hình. Hỏi có mấy hình?”
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ tự nêu được kết quả của phép tính 7 + 1 rồi tự viết kết quả đó vào chố chấm 7+ 1 = …
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi
Có 7 hình tam giác, thêm 1 hình, tất cả có 8 hình tam giác
7 + 1 = 8
3. Hoạt động 3: Luyện tập hướng dẫn học sinh thực hành phép cộng trong phạm vi 8
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 2: Gọi học sinh nêu cách làm bài rồi học sinh làm bài và chữa bài
Bài 3: Cho học sinh nêu cách làm bài (Tính nhẩm và viết kết quả) rồi tự làm bài và chữa bài
Bài 4: Cho học sinh quan sát tranh và thực hiện phép tính ứng với bài toán đã nêu
- Học sinh luyện bảng con
- Học sinh làm theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trả lời
- Học sinh tính nhẩm và làm bài vào vở
- Học sinh làm bài
6 + 2 = 8
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 7
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán
- Xem trước bài: Phép trừ trong phạmvi 8
Tập viết
Tiết 11: nền nhà, nhà in, cá biển
Tiết 12: con ong, cây thông
I. Mục tiêu
- Học sinh viết đúng mẫu cỡ chữ
- Rèn cho Học sinh viết đúng, nhanh, đẹp.
- Giáo dục các em rèn chữ giữ vở sạch
II. Đồ dùng
- Chữ viết mẫu phóng to
III. Hoạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho 3 học sinh lên bảng viết từ thường sai ở tuần trước
Học sinh luyện bảng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Cho học sinh quan sát chữ mẫu
b) Hỏi cấu tạo từng từ từng tiếng
c) Luyện tập bảng
- Giáo viên viết mẫu cho Học sinh quan sát các chữ
nền nhà, nhà in, cá biển
con ong, cây thông
d) Luyện vở
- Giáo viên quan sát sữa chữa sai sót và tư thế ngồi và cách cầm bút cho học sinh
e) Chấm, chữa và nhận xét
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh luyện bảng
- Học sinh luyện vở
nền nhà, nhà in, cá biển
con ong, cây thông
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Về nhà viết tiếp phần còn lại
sinh hoạt
Kiểm điểm cuối tuần
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III. Hoạt động
I. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. ưu điểm:
- Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
- Chữ viết có nhiều tiến bộ
- Lớp sôi nổi
b) Nhược điểm:
- 1 số em nghỉ học không có phép
- Dụng cụ học tập chưa được bảo quản tốt
II. Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.
File đính kèm:
- tuan13.doc