6. Mục tiêu học phần:
6.1. Kiến thức:
- Phân định rõ hệ thống kiến thức cơ bản của lý luận dạy học đại cương: bản chất, nhiệm vụ, động lực của quá trình dạy học.
- Phân tích được các đặc diểm của hoạt động dạy học ở bậc tiểu học.
- Giải thích được chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học.
6.2. Kĩ năng:
- Phân loại và sử dụng được các kĩ năng dạy học cơ bản và chuyên sâu: chuẩn bị giáo án, tổ chức quá trình dạy học, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học.
- Sử dụng được các phương tiện kĩ thuật dạy học trong giảng dạy.
6.3. Thái độ:
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên với phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường tiểu học.
- Biểu hiện sự say mê và thể hiện tình cảm yêu nghề dạy học.
54 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng học phần Lý luận dạy học tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị kĩ phía GV cũng như phía HS:
+ Phía GV: người tổ chức, xác định đề tài, vị trí, mục đích trong hệ thống bài học, lựa chọn đối tượng nghiên cứu của HS tại nơi tham quan, xây dựng kế hoạch, dự kiến tổng kết.
+ Phía HS: tích cực, độc lập. Phải có hiểu biết (địa điểm, mục đích, những công việc cụ thể trong tham quan (cách tiến hành, quan sát); hiểu rõ về mặt tổ chức (nội dung, biên chế, vật dụng cần mang theo
4.2.Đọc sách báo:
Đặc trưng của hoạt động đọc sách báo: là một hình thức hoạt động ngoài lớp phổ biến và rất quan trọng đối với lứa tuổi tiểu học, đó còn là nhu cầu của trẻ em. Đọc cũng là một phương tiện dễ tạo ra nhất để tự học, để nâng cao trình độ văn hóa và giáo dục của mỗi người. Đọc đòi hỏi phải có phương pháp thì mới có lợi và phát huy được tác dụng.
Các dạng đọc sách:
Đọc để giải trí:
Cũng cần được hướng dẫn và chọn sách để hạn chế sách thiếu lành mạnh và bạo lực. Cần có kế hoạch khám phá nội dung và ghi chép để bồi dưỡng trí tuệ.
Đọc để học tập:
Là đọc sách có phương pháp, có ghi chép và lưu giữ thành tư liệu. có 4 nội dung ghi chép:
Thống kê sách đã đọc.(số thứ tự, tên tác giả, nơi XB, NXB, năm XB)
Lập đề cương.
Giới thiệu tóm tắt.
Trích lục.
Làm báo:
Đặc trưng của hoạt động làm báo trong nhà trường tiểu học:
Tập cho HS làm báo có tác dụng rất thiết thực đến việc phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS. Mỗi bài báo các em viết chính là mỗi bài văn. Báo trường phản ánh các hoạt động của các em trong họat động vui chơi, học tập, sinh hoạt trong nhà trường, cũng phản ánh bộ mặt “xã hội trẻ em” trong nhà trường. Nên ra báo vào những dịp kỉ niệm đặc biệt (ngày NGVN, ngày QĐNDVN, hoặc mỗi học kì một lần.)
Các hình thức làm báo trong nhà trường tiểu học:
Báo tường: hình thức phổ biến.
Báo bảng: hình thức viết phấn, chữ to.
Tổ chức trình diễn văn nghệ:
Đặc trưng của hoạt động trình diễn văn nghệ:
Hoạt động trình diễn văn nghệ này khác với trình diễn văn nghệ bình thường ở chỗ các tiết mục trình diễn phải có nội dung gắn liền với chương trình học trong nhà trường. Có thể văn nghệ hóa bài học như ngâm thơ, hát một ca khúc trong chương trình học, hay diễn một vỡ kịch theo truyện kể lịch sử
Các hình thức tổ chức:
Hoạt cảnh: dựng theo nội dung các bài tập đọc, truyện kể.
Kịch ngắn: khoảng 15 phút có nội dung liên quan đến chương trình học do các em tự biên hay có tác giả biên soạn về đề tài nêu gương tốt trong học tập, lao động, phê phán
Ngâm thơ: là truyền thống nghệ thuật của dân tộc. Giúp cho tư tưởng nghệ thuật ngôn ngữ của tác phẩm diễn cảm qua âm thanh và nhịp điệu của giọng ngâm tạo ra cảm xúc sâu xa trong người nghe.
Độc tấu- Kể chuyện: đây là hình thức hấp dẫn và sinh động. Thường kèm theo hành động, cử chỉ. Điều này làm cho phần trình diễn thêm hứng thú.
Ca hát: Từ những tác phẩm thơ dược chọn vào chương trình tiếng Việt tiểu học được phổ nhạc. GV có thể tìm chọn bài hát cho HS trình bày. Điều này có tác dụng rất lớn đến trình độ cảm thụ tác phẩm cũng như tình yêu thích văn học cho HS.
Trò chơi học tập:
Đặc trưng của trò chơi học tập: là một trong những phương tiện phát triển óc thông minh, sáng tạo, giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp cho HS. Trò chơi học tập phải có nội dung gắn liền với nội dung bài học có trong chương trình. Góp phần khắc sâu kiến thức, kĩ năng bài học. Lý tưởng nhất là biến các bài luyện tập trong chương trình thành trò chơi. Khi tổ chức trò chơi học tập cũng cần nhất thiết phải đổi thay cách tổ chức giờ học.
Một vài hình thức trò chơi học tập: giới thiệu một vài hình thức TCHT tiếng Việt (tlđd, trang179, 181)
Tìm từ lạc.
Tìm tiếng điền vào chỗ trống.
Xếp từ thành nhóm.
Tìm từ điền ô trống.
Xếp câu thành đoạn bài .
Viết văn liên hoàn.
IV. Hình thức tổ chức dạy học lớp ghép: (1t)
1. Lớp ghép là gì?
Đó là một hình thức tổ chức lớp học mà trong đó một GV cùng một lúc phải dạy nhiều nhóm HS thuộc nhiều trình độ ( lớp) khác nhau trong cùng một phòng học.(ở những vùng khó khăn, vùng cao vùng sâu...)
Tuy nhiên khác với hình thức thông thường, việc dạy lớp ghép có nhiều khó khăn:
GV cùng một lúc điều khiển hai, ba quá trình nhận thức khác nhau.
HS dễ bị phân tán chú ý do hoạt động các nhóm không giống nhau.
2. Điều kiện tổ chức lớp ghép:
Cần quan tâm đến các điều kiện sau:
2.1. Thiết bị dạy học:
Bảng đen.
Bảng phụ
Thẻ từ và bảng cái.
Phiếu học tập.
2.2. Cách bố trí phòng học: nghiên cứu sơ đồ (trang 184).
2.3. Cách tiến hành giờ học cho lớp ghép:
Kiểu 1: tiết lên lớp trong đó tài liệu mới được học trong cả hai lớp.
Kiểu2: tiết lên lớp trong đó một lớp học tài liệu mới còn tiết kia thì tổ chức luyện tập, củng cố kiến thức và kĩ năng. (tài liệu trang 185, 186)
@. Cần nghiên cứu, mở rộng thêm một số điểm cần lưu ý:
a.Về số HS và số nhóm trong lớp ghép:
Mỗi lớp ghép chỉ nên có từ 20- 25 HS
Trong một lớp chỉ nên có 2 nhóm trình độ.
Nên ghép 2 với 3, 4 với 5 không nên ghép lớp một với các lớp khác (nếu không quá khó khăn)
b.Về tổ chức phòng học của lớp ghép :
Cần bố trí chỗ ngồi cho HS đạt các yêu cầu sau:
Các nhóm đồng thời tham gia học tập mà không ảnh hưởng đến các nhóm khác.
Có bảng riêng cho các nhóm và bảng dùng cho các nhóm khi có hoạt động giống nhau.
c.Về phương pháp dạy học:
Do có những khó khăn đã nói ở trên, GV cần:
Vừa điều khiển các nhóm vừa cố gắng để có thể chăm sóc từng HS.
Phải biết cách bố trí, xen kẽ, hợp lí các hoạt động học tập chung cho các nhóm.
V. Hình thức dạy học bán trú: (1t)
1. Phân biệt các hình thức tổ chức dạy học:
Dạy học bán trú: là hình thức dạy học hai buổi trong ngày và HS ở lại trường vào buổi trưa. Chỉ đến chiều, hết giờ học, học sinh mới rời trường về nhà.
Dạy học nội trú: là hình thức dạy học hai buổi trong ngày và học sinh ở lại trường suốt tuần lễ, chỉ ngày chủ nhật, ngày lễ mới về lại gia đình. Cũng có trường nội trú HS chỉ về nhà trong các dịp lễ tết.
Dạy học ngoại trú: là hình thức dạy học một buổi hoặc hai buổi, nhưng HS chỉ đến trường vào giờ học được qui định trong thời khóa biểu. Hết giờ học HS lại về với gia đình.
Dạy học hai buổi: là hình thức dạy học hai buổi trong một ngày nhưng HS không ở lại trường ngoài giờ học. HS chỉ đến trường khi có giờ học còn ở nhà với gia đình. Thuật ngữ này chỉ quy định số buổi học trong một ngày.
2. Đặc điểm của hình thức dạy học bán trú:
2.1. Hình thức dạy bán trú tạo điều kiện cho nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục, trí dục tốt nhất cho học sinh.
Việc học tập của các em được thầy cô giáo có kiến thức, có trình độ sư phạm hướng dẫn nhất định tốt hơn ở nhà.
Việc học tập của các em dược tiến hành trong môi trường tập thể, có tổ chức, tác động tích cực đến các hoạt động học tập của HS.
Mọi công việc học tập đều được tiến hành ở trường, các em không còn phải lo đến bài vở. Tạo cho các em nề nếp làm việc khoa học và vui chơi giải trí.
2.2. Dạy bán trú tạo điều kiện cho nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục đức dục tốt nhất cho học sinh.
Nhà trường ngoại trú chỉ quản lý các em 4 tiếng trên lớp mỗi ngày. Không thể quan tâm hết được HS.
Nhà trường bán trú quản lý HS trong suốt một ngày. Các thầy cô có dịp tiếp xúc với các em ở nhiều mặt hoạt động khác.
Điều đó cho thấy nhà trường bán trú trở thành ngôi nhà lớn của các em. Có điều kiện tốt để giáo dục các em.
2.3. Hình thức dạy học bán trú góp phần giải quyết việc đưa đón con em đến trường tiểu học của các bậc phụ huynh học sinh.
Việc này có ý nghĩa xã hội rất lớn:
Làm cho HS ít lệ thuộc vào bố mẹ, giảm gánh nặng cho phụ huynh, gia đình trong việc đưa đón con em.
Việc quản lý trẻ có hiệu quả hơn.
Góp phần vào việc giữ gìn trật tự giao thông trên đường phố.
Sau giờ học là các em có thể thỏa mái vui chơi, không bận bịu việc bài vở vì đã giải quyết ở trường.
3. Nội dung hoạt động dạy trong nhà trường bán trú:
3.1. Việc tổ chức buổi học sáng:
Chương trình tiểu học mới nêu ra yêu cầu giáo viên dạy hết giờ là HS nắm được bài, giáo viên dạy hết bài là HS giải quyết hết bài tập.
Trong buổi sáng HS cần giải quyết hết công việc học tập (tri thức và kĩ năng).
3.2. Việc tổ chức buổi học chiều:
Học buổi chiều có 2 nhiệm vụ:
Giúp HS chậm chạp thanh toán hết bài vở buổi sáng.
Giải quyết công việc học ở nhà và chuẩn bị bài vở cho buổi học ngày hôm sau. Thực chất là luyện tập thực hành ứng dụng.
4. Những vấn đề đặt ra cho việc tổ chức hình thức dạy học bán trú:
4.1. Nhà trường bán trú phải thực hiện hai nhiệm vụ trí dục: dạy học và tổ chức hướng dẫn cho HS luyện tập, thực hành.
Nhiệm vụ trí dục ở nhà trường bán trú cũng tăng gấp đôi so với trường ngoại trú. Ngoài học buổi sáng còn có buổi chiều.
HS học hai buổi ở trường đòi hỏi nhà trường phải đảm đang phần việc mà trường ngoại trú vẫn giao cho phụ huynh.
Trường bán trú gánh cả công việc của gia đình trong việc dạy học sinh học tập.
4.2. Nhà trường bán trú phải tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thể dục, thể thao:
Đây không chỉ là chương trình mà còn là nhu cầu của sinh hoạt tập thể, sinh hoạt con người nói chung.
Nhà trường bán trú có đủ các điều kiện để đảm bảo sự vận động, thư giãn của trẻ em.
4.3. Nhà trường bán trú phải đảm đương bữa ăn trưa, giấc ngủ trưa cho các cháu:
Thêm việc nuôi dù là một bữa cơm trưa, giấc ngủ đòi hỏi phải có người lo việc ăn uống, giấc ngủ cho các em.
Trường bán trú cần có bếp nấu ăn, phòng ăn, khuôn viên trường cần mở rộng, nhân sự tăng gấp đôi, phạm vi hoạt động của nhà trường vươn ra ngoài xã hội. Cán bộ quản lý trường phải có năng lực nhiều mặt.
*****************
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Thế nào là hình thức tổ chức dạy học? hãy nêu tên các hình thức tổ chức DH tiểu học hiện nay ở nước ta.
2. Chứng minh hình thức lên lớp là hình thức tổ chức DH cơ bản, nhưng không phải là hình thức tổ chức DH duy nhất. Cho ví dụ minh họa.
3. Trình bày sơ đồ bố trí chổ ngồi của 5 nhóm học tập trong lớp ghép sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
1/ Làm việc theo nhóm: thảo luận (tài liệu trang, 193)
2/ Làm bài tập thực hành (trang 193)
Bài giảng đã được thông qua Hội đồng sư phạm Khoa Sư phạm
Ngày tháng 01 năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2
File đính kèm:
- Lý luận dạy học ở tiểu học( BG).doc