I- YÊU CẦU.
- Học sinh hiểu được, vẽ được đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, đa giác.
- Rèn kỹ năng vẽ đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều.
II- DỤNG CỤ.
- Com pa, Thước kẻ.
- Bảng phụ 1: Hình vẽ đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác.
- Bảng phụ 2: Hình vẽ lục giác đều.
3 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 TIẾT 50
§ 8 ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP, ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP
YÊU CẦU.
- Học sinh hiểu được, vẽ được đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, đa giác.
- Rèn kỹ năng vẽ đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều.
DỤNG CỤ.
- Com pa, Thước kẻ.
- Bảng phụ 1: Hình vẽ đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác.
- Bảng phụ 2: Hình vẽ lục giác đều.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới.
- Thế nào là tứ giác nội tiếp đường tròn? Phát biểu thuận và đảo về tứ giác nội tiếp đường tròn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các cách vẽ.
Cách vẽ 1: - Vẽ (O).
- Vẽ 2 đường kính AC và BD vuông góc.
- Nối ABCD ta có hình vuông.
Cách vẽ 2: - Vẽ hình vuông ABCD.
- Gọi O là giao điểm của 2 đường chéo AC và BD.
- Vẽ đường tròn tâm O đi qua 4 điểm ABCD.
- Giáo viên giới thiệu bài mới từ hình vuông nội tiếp đường tròn.
Hình vẽ.
Hoạt động 2: Định nghĩa đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp.
-Học sinh nêu đặc điểm của đường tròn ngoại tiếp đa giácFRút ra định nghĩa đường tròn ngoại riếp đa giác.
- Giáo viên giới thiệu đường tròn ngoại tiếp từ bài cũ.
I- Định nghĩa: SGK/91.
- Học sinh nhắc lại kiến thức về tâm của đường tròn ngoại tiếp 1 tam giác.
- Giáo viên giới thiệu đường tròn nội tiếp.
- Đường tròn tâm O là đường tròn ngoại tiếp ΔABC. Tâm O là giao điểm của 2 đường trung trực của ΔABC.
- Học sinh rút ra đặc điểm của đường tròn nội tiếp 1 đa giácF Rút ra định nghĩa đường tròn nội tiếp đa giác.
- Có nhận xét gì? về các cạnh của Δ với đường tròn nội tiếp tam giác ấy.
- Đường tròn tâm O là đường tròn nội tiếp ΔABC. Tâm O’ là giao điểm của 2 đường phân giác của ΔABC
- Học sinh nhắc lại kiến thức về tâm đường tròn nội tiếp một tam giác.
- Học sinh vẽ đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD
Hoạt động 3: Luyện tập cách vẽ đường tròn ngoại, nội tiếp 1 đa giác.
- Học sinh vẽ đường tròn nội tiếp tâm O bán kính 2 cm. Làm thế nào để vẽ được hình lục giác đều nội tiếp đường tròn.
- Giáo viên ôn tập lại cho học sinh tính chất về cạnh của hình lục giác đều. Từ đó rút ra cách vẽ hình lục giác đều nội tiếp
Trang 91.
- Học sinh chia đường tròn tâm O làm 6 phần bằng nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chia đường tròn làm 6 phần bằng nhau.
* Bằng thước.
* Bằng com pa.
- Học sinh vẽ hình lục giác đều ABCDEF.
- Học sinh trả lời câu hỏi C trong ? bằng cách thảo luận nhóm.
- Đường tròn (O,R) có tên gọi là gì?
- Tương tự hãy vẽ đường tròn nội tiếp hình vuông.
J Vấn đề đặt ra?: Có phải đối với bất kỳ đa giác nào cũng vẽ được đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp hay không.
- Giáo viên yêu cầu học sinh, dùng hình thoi hay hình bình hành để trả lời câu hỏi này.
- Từ các hình đã học, có thể có mấy đường tròn nội tiếp, có mấy đường tròn ngoại tiếp.
Hoạt động 4: Định lý về sự duy nhất của đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp đa giác đều.
- Học sinh dự đoán xem 1 đa giác đều có mấy đường tròn nội tiếp?, có mấy đường tròn ngoại tiếp
- Giáo viên cho học sinh đọc định lý để khẳng định
II. Định lý (SGK/91).
* Chú ý.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp, tâm của đường tròn nội tiếp và tâm của đa giác đều trùng nhau.
- Học sinh rút ra nhận xét về tâm của đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp
- Giáo viên giới thiệu tam của đa giác đều.
Hoạt động 5: Củng cố – bài tập về nhà.
- Bài 62/91: Qua bài 62 rèn luyện cho học sinh.
- Kỹ năng vẽ tam giác đều.
- Kỹ năng vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác đều.
- Kỹ năng vẽ đường tròn nội tiếp tam giác đều.
- Hướng dẫn học sinh cách tính R, r theo cạnh của tam giác đều.
- Bài tập về nhà: Bài 61, 63/91.
File đính kèm:
- h50.doc