a/ Đàm thoại là phương pháp mà trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi để HS lần lượt trả lời , trao đổi qua lại dưới sự chỉ đạo của GV . Qua hệ thống hỏi đáp HS lĩnh hội được nội dung bài học . Như vậy trong đàm thoại , hệ thống câu hỏi – lời đáp sẽ hình thành kiến thức cho HS .
b/ Về mặt học , đàm thoại có những mục đích sau :
2 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5 : đàm thoại và thảo luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 : ĐÀM THOẠI VÀ THẢO LUẬN
I . Hoạt động 1 :
a/ Đàm thoại là phương pháp mà trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi để HS lần lượt trả lời , trao đổi qua lại dưới sự chỉ đạo của GV . Qua hệ thống hỏi đáp HS lĩnh hội được nội dung bài học . Như vậy trong đàm thoại , hệ thống câu hỏi – lời đáp sẽ hình thành kiến thức cho HS .
b/ Về mặt học , đàm thoại có những mục đích sau :
-Đối với HS :
+Gợi mở để HS làm sáng tỏ những vấn đề mới , rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như từ kinh nghiệm đã tích luỹ .
+Tạo điều kiện đễ HS phát triển và củng cố khả năng giao tiếp với GV và với các bạn cùng
học .
+Gây hứng thú học tập , hình thành tính độc lập , óc phê phán , phát huy tính tích cực và tương tác trong học tập .
-Đối với GV :
+Tạo khả năng cho GV gần gũi và tìm hiểu được HS .
+Thu được những thông tin ngược nhanh , gọn từ HS để biết kết quả dạy học và kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học .
-Đàm thoại trong lớp học :
+Được áp dụng ở tất cả các cấp học .
+Giữ vai trò đặc biệt quan trọng ở các lớp tiểu học để chuẩn bị cho HS tiếp thu tốt lời giảng của GV và tạo điều kiện cho HS thực sự độc lập trong học tập .
+Đàm thoại được sử dụng nhiều trong dạy học , nhưng khó thực hiện có hiệu quả . Đàm thoại trong lớp học là một nhiệm vụ khó khăn , cầ được chuẩn bị kĩ càng .
c/ Để đảm bảo kết quả của việc tiến hành đàm thoại ở lớp học cần chú ý hai khâu quan trọng
sau :
+Thiết kế hệ thống câu hỏi .
+Tổ chức việc đàm thoại ở lớp .
II . Hoạt động 2 :
-Khi thiết kế hệ thống câu hỏi cần chú ý những điểm sau :
+Xuất phát từ mục đích và yêu cầu của nội dung đàm thoại để xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo .
+Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng , dễ hiểu , chính xác , hợp với trình độ của HS .
+Câu hỏi cần liên quan đến nội dung bài học . Tránh những câu hỏi không ăn nhập với nội dung và tiến trình bài học .
+Cần có những câu hỏi ở những mức độ nhận thức khác nhau .
+Câu hỏi yêu cầu nhớ lại hiện tượng , sự kiện .
III . Hoạt động 3 :
-Các câu hỏi mà bạn thiết kế cần :
+Rõ ràng , không phải là câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời đúng .
+Làm cho người học tìm tòi trên cơ sở vận dụng những điều đã biết .
+Khuyến khích người học hiểu hơn là ghi nhớ mà không hiểu .
+Đem lại phản hồi tức thì và kết quả học cho cả GV và HS .
+Đảm bảo để bài học được triển khai vừa sức với trình độ HS .
+Gây hứng thú cho HS .
+Tạo cho HS cơ hội hưởng thụ sự thành công vì tìm ra cái mới trong học tập .
+Tạo cơ hội để GV chẩn đoán được những khó khăn HS có thể gặp .
+Cho phép đánh giá việc học của HS và việc dạy của GV .
IV . Hoạt động 4 :
-Trước hết cần xem xét ácc câu hỏi :
+Có vừa sức với HS không ?
+Có những câu hỏi chính và phụ không ?
+Có những câu hỏi đòi hỏi mức độ mức độ nhận thức khác nhau không ?
+Các câu hỏi khi đàm thoại có nằm yêu cầu HS suy nghĩ và giúp HS biết cách suy nghĩ không ? Bên cạnh những câu hỏi chỉ đòi hỏi HS nhớ lại điều đã học hạy đã biết , cần có những câu hỏi ở mức độ nhận thức cao ( Đòi hỏi ứng dụng , phân tích , tổng hợp ) .
+Tiếp đó bạn cần kiểm tra xem các câu hỏi đó có rõ ràng , mạch lạc giúp HS hiểu được nội dung cần hỏi hay không ?
V . Hoạt động 5 :
a/ Thảo luận trong lớp học là một hình thức tổ chức dạy học có những đặc điểm sau :
-Thảo luận trong lớp học có mục đích thu nhận những thông tin từ những người tham gia thảo luận , đòi hỏi mỗi HS tham gia thảo luận đã được trang bị một lượng kĩ năng , thông tin , kiến thức và đứng trước một tình huống / vấn đề chưa rõ , nhưng có thể tham gia giải quyết một cách độc lập , tìm ra câu giải đáp .
b/ Những điều cần chú ý khi tiến hành thảo luận ;
-Khi tiến hành thảo luận cần tuân theo những bước sau :
+Xác định người điều khiển .
+Xác định rõ ràng vấn đề thảo luận .
+Chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi thảo luận .
+Xoay quanh chủ đề .
+Lắng nghe khi người khác phát biểu .
+Tôn trọng ý kiến , quan điểm của người khác .
+Giữ thái độ khách quan , không để bị xúc động .
+Sử dụng các sự kiện , hiện tượng để minh hoạ cho ý kiến , quan điểm .
+Đưa ra những câu hỏi để làm sáng tỏ những điều còn nghi ngờ .
+Đảm bảo để càng nhiều người được thảo luận càng tốt .
+Kiên quyết không để cho ai lấn át cuộc thảo luận .
c/ Vai trò của GV khi tổ chức thảo luậ trong lớp :
+Lập kế hoạch thảo luận .
+Đảm bảo để mọi HS đều hiểu vấn đề đưa ra thảo luận .
+Giúp đỡ nhóm/ lớp trong việc đưa ra quyết định hay làm sáng tỏ các giá trị đã được thảo luận .
+GV chỉ đứng phía sau , giúp HS đưa ra những nhận xét , đánh giá , kết luận thời điểm thích hợp .
File đính kèm:
- bai 5.doc