I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài thực hành giúp cho HS
- Nắm vững sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi .
- Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của 3 khu vực châu Phi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi (phóng to).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
60 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 34: Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm như: cam, chanh, ôliu )
2.
Hoạt động 3:
2. Kinh tế:
? Phân tích 58.3, cho biết chăn nuôi cừu ở Hi Lạp như thế nào?
(cừu được chăn thả du mục; mùa hạ lên núi, mùa đông xuống đồng bằng)
- Kinh tế Nam Âu nhìn chung chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu. I-ta-li-a là nước phát triển nhất trong khu vực.
(số lượng đàn cừu không nhiều , quy mô nhỏ => nên sản lượng không cao)
? Quan sát 58.4, nhận xét về thành phố Vơ-ni-dơ?
(Vơnidơ là 1 thành phố trên biển , giao thông đi lại trong thành phố khi thuỷ triều lên là bằng thuyền nhỏ)
- Nông nghiệp vùng Địa Trung Hải có nhiều sản phẩm độc đáo, đặc biệt là cây ăn quả cận nhiệt đới (cam, chanh, và ôliu).
(Vơnidơ là 1 thành phố du lịch, nên người dân có ý thức rất cao trong vấn đề xử lí rác thải & nước sinh hoạt , mặt dù ngập nước thường xuyên)
? Tại sao nói kinh tế Nam âu kém phát triển hơn Bắc âu & Tây-Trung âu?
(khoảng 20% lao động làm việc trong nông nghiệp, sán xuất theo quy mô nhỏ)
(Trình độ sản xuất chưa cao, Italia có công nghiệp phát triển nhất nhưng tập trung ở phía Bắc của đất nước)
- Du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều nước trong khu vực.
? Quan sát 58.5, em có nhận xét gì về tháp Pida?
(tháp nghiêng Pida ở Italia thu hút nhiều khách du lịch , và vì nơi đây là nơi nhà Bác học Ga-li-lê đã thực hiện thí nghiệm vật rơi tự do nổi tiếng của ông)
? Nêu những tiềm năng để phát triển du lịch Nam âu?
(có nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá & nghệ thuật cổ đại, bờ biển đẹp, khí hậu địa trung hải đặc sắc)
? Ở Việt Nam có những phong cảnh nào ? du lịch có ý nghĩa gì ?
(vịnh Hạ Long, động Phong Nha, cố đô Huế, Đà Lạt, Nha Trang, có ý nghĩa là nghỉ mát, giải trí, trị bệnh ) phải có biện pháp bảo vệ các di tích đó vì có nhiều du khách)
4.CỦNG CỐ HDVN
Câu hỏi 1: Tại sao nói kinh tế Nam âu kém phát triển hơn Bắc âu & Tây-Trung âu ?
Câu hỏi 2: Nêu những tiềm năng để phát triển du lịch Nam âu ?
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 59.
Tiết 68 – Ngày dạy:
Bài 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp cho HS
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu.
- Hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông âu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên của khu vực đông Âu.
- Sơ đồ lát cắt thảm thực vật Đông Âu theo chiều từ Bắc xuống Nam.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, văn hoá, kinh tế các nước khu vực Đông Âu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
1/ Tại sao nói kinh tế Nam âu kém phát triển hơn Bắc âu & Tây-Trung âu?
2/ Nêu những tiềm năng để phát triển du lịch Nam âu ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung chính
? Quan sát hình 59.1 cho biết địa hình chủ yếu của Đông âu ?
(phần lớn diện tích là đồng bằng cao từ 100 - 200m ; phía Bắc có băng hà; còn ven biển Catxpi thấp dưới mực nước biển 28m)
1. Khái quát tự nhiên:
? Quan sát hình 59.2 giải thích sự thay đổi từ Bắc xuống Nam của thảm thực vật Đông âu?
(phần phía Bắc có khí hậu giá lạnh có đồng rêu ® rừng cây lá kim ® rừng hỗn giao ® rừng cây lá rộng ® thảo nguyên ® nửa hoang mạc)
- Khu vực Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu. Khí hậu mang tính chất lục địa. Thảm thực vật thay đổi rõ rệt từ bắc xuống nam.
? Quan sát hình 59.1 cho biết đặc điểm khí hậu của Đông âu?
(càng xuống vĩ độ thấp nhận được nhiều nhiệt & ánh sáng nên mùa đông bớt lạnh và ngắn , mùa hạ dài và ấm hơn
(Đông âu là đồng bằng nên các khối khí từ địa cực dễ dàng di chuyển xuống phía Nam làm nhiệt độ ở phía Nam giảm ; còn khối khí nóng từ lục địa di chuyển lên phía Bắc làm nhiệt độ tăng lên đột ngột)
2.
2. Kinh tế:
? Quan sát hình 59.1 cho biết sự phân bố khoáng sản ở Đông âu?
(than, đồng, sắt, mangan, dầu mỏ ở LB Nga & Ucraina)
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp . Công nghiệp khá phát triển , đặc biệt là các ngành truyền thống . Các nước phát triển hơn cả là Nga, U-crai-na.
? Quan sát hình 59.1 cho biết sự phân bố các ngành công nghiệp Đông âu?
(sản xuất máy bay, ôtô, luyện kim màu, hoá chất, lọc dầu)
? Nông nghiệp trồng được những loại nào?
(lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường; chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn , gia cầm theo qui mô lớn)
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo qui mô lớn. U-crai-na là một trong những vựa lúa lớn của châu Âu.
? Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?
(nền công nghiệp châu Âu khá phát triển , nhưng những ngành truyền thống như : khai thác khoáng sản, luyện kim & cơ khí giữ vai trò chủ đạo)
(nông nghiệp phát triển theo qui mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì & các nông sản ôn đới)
4.CỦNG CỐ HDVN
Câu hỏi 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật cuả châu Âu?
Câu hỏi 2: Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?
Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 60.
Tiết 69 – Ngày dạy:
Bài 60 : LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp cho HS
- Biết được sự ra đời và mở rộng của liên minh châu Âu.
- Hiểu rõ các mục tiêu của liên minh châu Âu.
- Hiểu rõ liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới .
- Nắm vững liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu và cũng là một trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu.
- Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước liên minh châu Âu.
- Lược đồ các khối kinh tế trên thế giới.
- Sơ đồ ngoại thương liên minh Châu Âu -Hoa Kì -Châu Á.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật cuả châu Âu ?
Câu hỏi 2 : Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu ?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung chính
? Quan sát 60.1 Nêu sự mở rộng của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn ? Sau 4 lần mở rộng được 15 nước.
1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu:
+ Năm 1958 có 6 nước : Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, HàLan.
+ Năm 1973 thêm 3 nước : Anh, Ailen, Đan Mạch.
- Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đến năm 1995 đã gồm 15 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm.
+ Năm 1981 thêm 1 nước: HyLạp.
+ Năm 1986 thêm 2 nước :Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
+ Năm 1995 thêm 3 nước : Áo, Thụy Điển, Phần Lan.
2. Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới:
Hoạt động 2:
- GV xác định được mục tiêu chính trị xã hội và kinh tế của Liên minh châu Âu, trao đổi buôn bán tự do với nhau.
- GV liên hệ thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề: quốc tịch, tôn giáo, dân tộc và đa dạng về văn hoá.
- Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, là tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.
- Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô) tiêu sài dễ dàng qua lại nhiều nước trong khối này.
Hoạt động 3:
? Quan sát 60.3 nêu vài nét về hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu?
(Liên minh châu Âu đầu tư công nghiệp vào các nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mĩ )
3. Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:
? Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
(Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có trình độ công nghiệp , KHKT rất cao , nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới )
- GV liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó.
(để buôn bán hàng hoá khỏi đóng thuế quan, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, thành 1 khối kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhằm thu lợi nhuận cao nhất)
4.CỦNG CỐ HDVN
Câu hỏi 1: Kể tên những nước của Liên minh châu Âu?
Câu hỏi 2: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới ?
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 183, chuẩn bị 2 câu hỏi bài thực hành 61.
Tiết 70 – Ngày dạy:
Bài 61: Thực Hành
ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ
CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp cho HS
- Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau.
- Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số quốc gia châu Âu .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ các nước châu Âu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Kể tên những nước của Liên minh châu Âu ?
Câu hỏi 2: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
3. Bài mới:
1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ
- Các nước Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Aixơlen.
- Các nước Nam Âu: Tây ban nha, Bồ đào nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ nhỉ kì, HyLạp.
- Các nước Đông Âu: Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Uc-rai-na, Môn-đô-va, LB Nga.
- Các nước tây và Trung âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Ao, Thụy Sĩ,
- Các nước thuộc Liên minh châu Âu: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, HàLan, Anh, Ailen, Đan Mạch, HyLạp,TâyBan Nha, Bồ Đào Nha, Áo , Thụy Điển, Phần Lan.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
- Xác định Pháp trên lược đồ ở Tây âu; Ucraina ở Đông âu.
- Hướng dẫn HS vẽ 2 biểu đồ tròn: 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của pháp và 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.
Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của pháp
Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.
- Nhận xét trình độ phát triển của 2 nước .
- Kết luận Pháp phát triển hơn Ucraina.
4.CỦNG CỐ HDVN
Tiết 71 và 72 - ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
Dựa vào SÁCH ĐỀ KIỂM TRA THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Xuất bản NĂM 2011
Tiết 73 - KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tiết 74 – Sửa bài kiểm tra học kì II
File đính kèm:
- aOnh(1).doc