I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1 Kiến thức:
+ Biết cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình đơn giản.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
3. Thái độ:
Giúp HS hình dung ra cách viết một chương trình đơn giản từ đó có thể viết các CT khó hơn
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Cấu trúc chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: , Tiết:
Ngsoạn:
Ngdạy:
Chương II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1 Kiến thức:
+ Biết cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình đơn giản.
Kỹ năng:
Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
3. Thái độ:
Giúp HS hình dung ra cách viết một chương trình đơn giản từ đó có thể viết các CT khó hơn
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ lục một số chương trình đơn giản.
Học sinh: SGK, vở ghi, xem trước bài 3 trong SGK .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, ghi tên học sinh vắng.. (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
?. Hãy viết ba tên đúng và ba tên sai theo quy tắc của Pascal?
?. Hãy cho biết điể m khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn?
Bài mới:
Như chúng ta đã biết khi viết một bài làm văn thường có 3 phầøn. Trong NNLT cũng vậy nó cũng có cấu trúc chung của nó, vậy nó gồm có bao nhiêu phần và mỗi phần được viết như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
* Hoạt động 1: Cấu trúc chung (5 phút)
a. Các phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp, gợi mở, trực quan
b. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BÀI
I. Cấu trúc chung:
* Giới thiệu 1 vài chương trình đơn giản trên bảng con.
* Hãy cho biết các chương trình trên gồm mấy phần cơ bản?
* Phần khai báo là phần không bắt buộc, dùng để khai báo cho máy biết chương trình sẽ sử dụng những tài nguyên nào của máy. Mỗi NNLT có mỗi cách khai báo khác nhau.
F Xem các ví dụ trên bảng con
F Gồm 2 phần: Phần khai báo và phần thân.
§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
I. Cấu trúc chung: gồm 2 phần:
[]
- Phần khai báo có thể có hoặc không
- Phần thân nhất thiết phải có
* Hoạt động 2: Các thành phần của chương trình: (20 phút)
a. Các phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp, gợi mở
b. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BÀI
II. Các thành phần của chương trình:
* Có những khai báo nào trong chương trình?
* Cách khai báo tên chương trình trong Pascal?
* Tên chương trình do người lập trình đặt và theo đúng quy định về tên. Hãy nhắc lại 1 số quy định về cách đặt tên trong Pascal?
* Cho VD về khai báo tên chương trình?
* Thư viện chương trình thường chứa những đoạn chương trình lập sẵn giúp người lập trình thực hiện một số công việc thường dùng.
* Cách khai báo thư viện trong Pascal? trong C++?
* Hãy cho VD
* Khai báo hằng giúp cho người LT tiện hơn khi sử dụng hay khi cần thay đổi giá trị của nó trong chương trình, tránh việc lặp lại nhiều lần. Khai báo hằng còn tiện lợi hơn khi cần thay đổi giá trị của nó trong chương trình.
* Giới thiệu cách khai báo hằng trong Pascal và trong C++.
* Thế nào là biến?
* Khi cần sử dụng 1 biến nào đó thì ta cũng phải khai báo biến.
* Lập trình bằng NN nào thì cần tìm hiểu cách khai báo của NN ấy.
* Thân chương trình chứa gì?
* Trong Pascal, thân chương trình bắt đầu bằng từ gì và kết thúc bằng từ gì?
- Tên chương trình, hằng, biến, thư viện, ct con.
F Program ;
F HS trả lời
Program Phương_trinh_b2;
F Trong Pascal:
uses ;
Trong C++:
#include
Vd: Trong Pascal: uses crt;
Trong C++: #include
F Biết được từ khoá khai báo hằng là Const.
F Lắng nghe, ghi bài
F Quan sát, trả lời
HS: Trả lời
F Lắng nghe, ghi chép
F Chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình.
FBắt đầu bằng từ begin, kết thúc bằng từ end
II. Các thành phần của chương trình:
1. Phần khai báo( không bắt buộc):
- Có thể khai báo cho: tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con,
a. Khai báo tên chương trình:
Trong Pascal:
Program ;
- Tên CT do người lập trình tự đặt theo đúng quy tắt đặt tên
Vd: Program Phương_trinh_b2;
b. Khai báo thư viện: Để dùng các chương trình có sẳn trong thư viện nào cần phải khai báo thư viên đó.
Trong Pascal:
uses ;
Trong C++:
#include
Vd: Trong Pascal: uses crt;
Trong C++: #include
c. Khai báo hằng: những hằng xuất hiện nhiều lần trong chương trình thường được đặt tên cho tiện khi sử dụng.
Vd:
Trong Pascal:
Const N =100;
PI =3.1416;
Trong C++:
Const int N=100;
float PI =3.1416;
d. Khai báo biến:
- Mọi biến sử dụng trong chương trình đều phải được khai báo cho chương trình dịch biết để xử lý và lưu trữ.
- Biến chỉ mang 1 giá trị gọi là biến đơn.
2. Phần thân chương trình:
- Là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình.
- Thường có cặp dấu hiệu bắt đầu và kết thúc.
Vd: Thân chương trình trong Pascal:
begin
[]
end.
* Hoạt động 3: Ví dụ chương trình đơn giản (8 phút)
a. Các phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp, gợi mở, trực quan
b. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BÀI
III Ví dụ đơn giản:
* GV treo bảng chứa 2 chương trình
* Hãy quan sát 2 chương trình viết bằng 2 ngôn ngữ khác nhau. 2 chương trình này cùng thực hiện 1 công việc nhưng hệ thống câu lệnh khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng gồm 2 thành phần cơ bản: phần khai báo và phần thân.
HS: Quan sát
F Lắng nghe, quan sát, ghi bài
III. Ví dụ chương trình đơn giản:
Ví dụ 1: Chương trình sau thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo: “Chao mung cac ban den voi tin hoc”
Trong Pascal
Trong C++
Program vidu;
begin
writeln(‘Chao mung cac ban den voi tin hoc’);
end.
#include
void main()
{
Print(“Chao mung cac ban den vo
i tin hoc”);
}
Ví dụ 2:
Begin
Writeln(‘Xin chao cacban’);
Writeln(‘Moi cac ban hoc th’);
End.
Tổng kết và hướng dẫn học tập
4. 1. Tổng kết (5 phút)
Một chương trình gồm có các thành phần nào?
Cho chương trình sau, hãy chỉ ra các thành phần của chương trình:
Program thongbao;
Uses crt;
begin
Clrscr;
Writeln(‘Goodnight’);
Readln;
End.
Hướng dẫn học tập: (1 phút)
Về học bài và làm bài tập, xem bài tiếp theo.
File đính kèm:
- bai 3.doc