I. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Học sinh biết được các nội dung của định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng.
- Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản.
3. Thái độ.
- HS chú ý nghe giảng, có hứng thú học tập, có tính sáng tạo trong soạn thảo văn bản.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 3549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 17: Định dạng đoạn văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
Tiết:
Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU.
Kiến thức.
Học sinh biết được các nội dung của định dạng đoạn văn bản.
Kỹ năng.
Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản.
Thái độ.
HS chú ý nghe giảng, có hứng thú học tập, có tính sáng tạo trong soạn thảo văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN.
Phương pháp.
Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, trình bày trực quan, thao tác mẫu, giải thích cho HS và cho HS tự giác thực hành trên máy.
Phương tiện.
Giáo viên: giáo án, máy chiếu.
Học sinh: vở ghi chép, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Ổn định tổ chức lớp.
Sĩ số lớp:. Vắng:.
Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là định dạng văn bản?
Nêu mục đích của định dạng văn bản? Định dạng văn bản gồm có mấy loại?
Nêu ý nghĩa của các nút lệnh trên thanh công cụ?
Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
GHI BẢNG
1’
- Giới thiệu bài:
- Định dạng văn bản được chia thành mấy loại?
- GV: vậy định dạng kí tự có giống với định dạng đoạn văn hay không thì tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu định dạng đoạn văn bản.
- Gồm 2 loại: định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản
- Lắng nghe.
Bài 17:
ĐỊNH DẠNG
ĐOẠN VĂN BẢN
10’
* Định dạng đoạn văn bản.
- Chiếu slide các ví dụ về đoạn văn.
- GV giới thiệu các lề của văn bản.
- Các em có nhận xét gì về vị trí của các đoạn văn so với các lề?
- Thế nào là định dạng đoạn văn bản?
- GV lần lượt nêu các tính chất của định dạng đoạn văn bản.
- GV: định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn văn mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
- Gọi HS nhắc lại nội dung định dạng đoạn văn bản.
- GV: Đối với đoạn văn bản ta cũng có 2 cách để định dạng: sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Paragraph. Vậy cách làm có giống như định dạng kí tự không, ta cùng nhau tìm hiểu phần 2 – sử dụng nút lệnh.
- Quan sát.
- Nhận xét
- Là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
1. Định dạng đoạn văn bản.
- Là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn vản bản:
+ kiểu căn lề.
+ vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
+ khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
+ khoảng cách đến đoạn văn bản trên hoặc dưới.
+ khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản
* Lưu ý: định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn văn mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
10’
* Sử dụng nút lệnh.
- GV giới thiệu các bước thực hiện và thực hiện minh họa.
- Để định dạng, bước đầu tiên ta làm gì?
- Sau đó, ta thực hiện định dạng như thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- Chiếu slide thanh định dạng và giới thiệu các nút lệnh trên thanh định dạng.
- GV: trên thanh công cụ có các nút lệnh căn lề, nút lệnh thay đổi lề cả đoạn văn, nút lệnh thay đổi khoảng cách dòng trong đoạn văn.
-Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện định dạng.
- Lắng nghe, quan sát.
- Đặt con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn cần định dạng.
- Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ.
- Nhận xét.
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn.
- Bước 1: Đặt con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn bản cần định dạng.
- Bước 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
+ Nút căn lề: căn lề trái , căn lề phải , căn giữa , căn đều .
+ Nút thay đổi lề của đoạn văn: Nháy một trong hai nút , để tăng hay giảm lề trái của văn bản.
+ Khoảng cách dòng trong đoạn văn: nháy nút , bên phải nút (khoảng cách dòng) và chọn một trong các tỉ lệ trong bảng chọn hiện ra.
15’
* Hộp thoại Paragraph.
- GV giới thiệu hộp thoại Paragraph.
- Trước khi định dạng ta phải làm gì?
- GV nêu các bước định dạng đoạn văn
- Mở hộp thoại Paragraph bằng cách nào?
- Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện định dạng.
* Hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu HS nêu các nút lệnh có chức năng tương ứng với các lựa chọn trong hộp thoại Paragraph.
- Quan sát.
- Đưa con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn.
- Lắng nghe, quan sát.
- Thảo luận nhóm.
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph.
- Bước 1: đưa con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn
- Bước 2: Vào Format à Paragraph
- Bước 3: thực hiện định dạng
- Bước 4: nháy Ok.
Củng cố.
Điền tác dụng định dạng đoạn văn bản của các nút lệnh:
+ Nút dùng để
+ Nút dùng để
+ Nút dùng để
+ Nút dùng để
+ Nút dùng để
Dặn dò.
Làm các bài tập trong SGK/91
Học bài và tự thực hành ở nhà
SỬA CHỮA - BỔ SUNG
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- BAI 17 DINH DANG DOAN VAN BAN.doc