I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết khái niệm và vai trò của kiểu tệp
Biết hai cách phân loại tệp: theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập
Hiểu bản chất của tệp văn bản.
Biết các bước làm việc với tệp: gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp;
Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản với tệp văn bản.
Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.
5 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 15: Thao tác với tệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT TP.HCM
Trường: THPT Trần Hưng Đạo
Ngày dạy:
Lớp:
TIN HỌC LỚP11
CHƯƠNG V: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
BÀI 14: KIỂU DỮ LIỆU TỆP
BÀI 15: THAO TÁC VỚI TỆP
MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết khái niệm và vai trò của kiểu tệp
Biết hai cách phân loại tệp: theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập
Hiểu bản chất của tệp văn bản.
Biết các bước làm việc với tệp: gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp;
Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản với tệp văn bản.
Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.
Kỹ năng
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Phương pháp:
Phương pháp vấn đáp gợi mở là chủ yếu, kết hợp việc tạo tình huống có vấn đề.
Dùng hình ảnh trực quan bằng các slide giúp học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
Phương tiện:
Giáo viên: Chuẩn bị giáo án giảng dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên quan.
Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa và các tài liệu liên quan.
TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi.
Hoạt động dạy học
GV đặt vấn đề:
Tất cả những kiểu dữ liệu các em đã học, khi được lưu trữ thì nó ở trong bộ nhớ RAM, sẽ bị mất đi khi tắt máy. Để những kiểu dữ liệu trên tồn tại lâu dài và có thể lưu lượng lớn, ta nên lưu nó thành một tệp, hay còn gọi là file mà các em hay thao tác trên máy. Như vậy tệp chính là 1 kiểu dữ liệu lưu trữ những kiểu dữ liệu khác, nó ở trong bộ nhớ ngoài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kiểu tệp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV: Tệp để lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất khi tắt nguồn điện. Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.
GV: Theo cách tổ chức dữ liệu, có hai loại tệp:
- Tệp văn bản là tệp được ghi dưới dạng kí tự. Các dữ liệu dạng văn bản như sách, báo, tài liệu,
- Tệp cấu trúc là tệp mà các thành phần nó được tổ chức theo cấu trúc nhất định.
Theo cách thức truy cập:
- Truy cập tuần tự
- Truy cập trực tiếp
- Học sinh lắng nghe và ghi bài.
1. Khái niệm kiểu tệp
- Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài và không bị khi tắt nguồn điện.
- Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp rất lớn.
2. Phân loại tệp
- Theo cách tổ chức dữ liệu: tệp văn bản và tệp có cấu trúc.
- Theo cách thức truy cập: tệp truy cập tuần tự và tệp truy cập trực tiếp
Hoạt động 2: Các thao tác với tệp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Để làm việc được với tệp ta phải biết cách khai báo biến tệp. Vậy ta phải làm thế nào?
Ví dụ:
var tep1,tep2: text
- Chiếu sơ đồ làm việc trên tệp, giải thích sơ đồ. Lần lượt đi từng công việc.
- Ở lớp 10 ta đã nói tệp, mỗi tệp đều được gắn một tên khác nhau. Ở đây ta không thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa mà thông qua tên biến tệp. Do vậy để thao tác với tệp, trước hết ta phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục:
assign(,);
? Giả thiết có biến tệp tep1 cần gắn với tệp có tên là DULIEU.DAT, ta phải làm thế nào?
Lưu ý: trước khi mở tệp, biến tệp phải được gắn tên tệp bằng thủ tục assign.
- GV đưa ra cú pháp và ví dụ để HS thực hiện.
Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục rewrite, nếu trên thư mục gốc chưa có tệp, thì tệp sẽ được tạo nội dung rỗng. Nếu đã có, thì nội dung cũ sẽ bị xóa để ghi dữ liệu mới.
Việc đọc tệp văn bản được thực hiện giống như nhập từ bàn phím. Việc ghi dữ liệu ra tệp văn bản giống như ghi ra màn hình.
- GV đưa ra cú pháp và ví dụ để học sinh thực hiện.
Giả sử trong chương trình có khai báo:
Var tepA, tepB: text;
Và tepA được mở để đọc dữ liệu, còn tepB dùng để ghi dữ liệu. Viết thủ tục đọc và ghi cho tệp A và tệp B
- Sau khi làm việc xong cần phải đóng tệp. Đây là công việc đặc biệt quan trọng để hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp.
Sau khi đóng, một tệp có thể mở lại. Khi mở lại tệp, nếu vẫn dùng biến tệp cũ thì không cần phải dùng thủ tục assign gắn lại tên tệp.
- Cho HS xem lại sơ đồ đầu bài, đối chiếu và ghi lại sơ đồ thao tác với các thủ tục đã học.
- HS trả lời lắng nghe và ghi bài
HS trả lời
Ta làm như sau:
Assign(tep1,’DULIEU>DAT’) ;
- HS trả lời.
- HS thực hiện
- HS thực hiện.
1. Khai báo.
Khai bao biến tệp văn bản có dạng:
var : text;
2. Thao tác với tệp
a) Gắn tên tệp
assign(,);
trong đó, tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu.
b) Mở tệp
Câu lệnh dùng thủ tục để ghi dữ liệu có dạng:
Rewrite();
Trước khi đọc dữ liệu từ tệp đã gắn với một biến tệp, ta mở tệp bằng thủ tục:
Reset();
Ví dụ: để đọc dữ liệu từ tệp DL.INP, ta có thể làm như sau:
Tentep:= ‘DL.INP’;
Assign(tep1, tentep);
Reset(tep1);
Hoặc
Assign(tep1, ‘DL.INP’);
Reset(tep1);
c) Đọc/ghi văn bản
Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
read(,);
hoặc
readln(,);
Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
write(,);
hoặc
writeln(,);
Một số hàm chuẩn thường dùng trong khi đọc/ghi tệp:
- Hàm eof() trả vè giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.
- Hàm eoln() trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
d) Đóng tệp
Câu lệnh dùng thủ tục đóng tệp có dạng:
Close();
Vd: close(tep1); close(tep2);
Hoạt động 5: Tổng kết – Dặn dò
Cần nắm được khái niệm kiểu dữ liệu tệp
Nắm được cách thao tác khi thực hiện với tệp: gắn tên tệp, mở tệp, đọc/ghi và đóng tệp.
File đính kèm:
- Bai 14 Kieu du lieu tep.docx