.Yêu cầu cần đạt:
óHọc sinh:
1.Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
2.Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học Toán.
II.Đồ dùng dạy học:
õGV và HS cần có: Sách Toán 1, Bộ đồ dùng học Toán 1.
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1 : Tiết học đầu tiên tuần thứ một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
2.Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học Toán.
II.Đồ dùng dạy học:
õGV và HS cần có: Sách Toán 1, Bộ đồ dùng học Toán 1.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
-Hát
2.Kiểm tra bài cũ: Không có
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Giới thiệu: Hôm nay học bài Tiết học đầu tiên.
-Lắng ngh
-Ghi tựa bài lên bảng.
-Nhắc tựa bài.
b.Dạy bài mới:
*.Hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1:
-Giới thiệu ngắn gọn về sách toán :
+Từ bìa đến Tiết học đầu tiên”.
+Tên bài học ở đầu mỗi trang, mỗi Bài có hai phần: phần bài học nằm ở trong khung và phần HS thực hành. Trong tiết học tất cả HS phải chú ý theo dõi để tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Sau tiết học tất cả các em phải làm đựoc bài 1, 2, 3 ở SGK. Những em khá giỏi phải làm thêm những bài tập còn lại.
-Tất cả lấy sách Toán 1 để lên bàn mở ra bài “Tiết học đầu tiên”
-Hướng dẫn HS thực hành gấp, mở sách, giữ gìn sách...
-Thực hành mở, gấp sách nhiều lần.
*.Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1:
-Hướng dẫn HS quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào trong các tiết toán.
-Học sinh nêu được :
+Hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
+Các đồ dùng cần có : que tính, bảng con, bô thực hành toán, vở bài tập toán, sách Gk, vở, bút, phấn…
-Giới thiệu các đồ dùng học toán cần phải có trong học tập môn toán.
-Kiểm tra đồ dùng của mình có đúng yêu cầu của giáo viên chưa ?
-Giới thiệu qua các hoạt động học thảo luận tập thể, thảo luận nhóm. Tuy nhiên trong học toán, học cá nhân là quan trọng nhất. HS nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
*.Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS:
-Yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng học toán ra.
-Mở hộp đồ dùng học toán, quan sát.
-Hỏi:
-Trả lời:
+Trong bộ đồ dùng học toán em thấy có những đồ dùng gì ?
+Que tính, đồng hồ, các chữ số từ 0 Ò 10, các dấu >< = + - , các hình 0 r, bìa cài số …
+Que tính dùng để làm gì ?
+ Que tính dùng khi học đếm, làm tính
+Yêu cầu học sinh lấy đưa lên 1 số đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên. Ví dụ: Các em hãy lấy những cái đồng hồ đưa lên cho cô xem nào ? ...
+Lấy đúng đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên
+Cho học sinh tập mở hộp, lấy đồ dùng, đóng nắp hộp, cất hộp vào hộc bàn và bảo quản hộp đồ dùng cẩn thận.
+Thực hiện theo yêu cầu.
4.Củng cố:
+Em vừa học bài gì ?
+Học toán cần có những dụng cụ gì ?
5.Nhận xét – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS:
+Xem trước bài 2: Nhiều hơn, ít hơn.
-------------------------------------------------------------------
Tuần 1 – Tiết 2 Môn: Toán
Bài 2 : NhΘều hơn – ít hơn
F&E
I.Yêu cầu cần đạt:
óHọc sinh:
1.Biết so sánh số lựơng hai nhóm đồ vật.
2.Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
II.Đồ dùng dạy học:
õSử dụng tranh của sách Toán 1.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
-Hát
2.Kiểm tra bài cũ: Không có.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Giới thiệu: Nêu yêu cầu cầu đạt của giờ học.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài lên bảng.
-Quan sát.
b.Dạy bài mới:
*So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật:
-Đưa ra 1 số cốc và 1 số thìa, hỏi:
-Quan sát, trả lời:
+Có 1 số cốc và 1 số thìa, muốn biết số cốc nhiều hơn hay số thìa nhiều hơn em làm cách nào ?
+Đặt thìa vào cốc.
+Sau khi HS nêu ý kiến, GV yêu cầu HS lên đặt vào mỗi cốc 1 cái thìa rồi hỏi cả lớp: Còn cốc nào chưa có thìa ?
+1HS lên GV thực hiện. Chỉ vào cái cốc chưa có thìa
-Nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: Số cốc nhiều hơn số thìa.
-Lặp lại số cốc nhiều hơn số thìa.
-Tương tự như vậy GV cho HS lặp lại “số thìa ít hơn số cốc”.
-Học sinh lặp lại số thìa ít hơn số cốc.
-Sử dụng một số bút chì và một số thước yêu cầu học sinh lên làm thế nào để so sánh 2 nhóm đồ vật.
-Thực hành so sánh 2 nhóm đồ vật.
*Cách so sánh số lượng hai nhóm đồ vật:
-Giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng như sau, chẳng hạn: Ta nối 1 cái ly chỉ với 1 cái thìa, nhóm nào có đối tượng thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
+Mở SGk quan sát hình. 4HS lên ghép đôi cứ 1 đồ vật với 1 đồ vật khác.
-Yêu cầu HS thực hành so sánh hai nhóm đồ vật trong SGK.
-Thực hành và SGK,
-Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
-Phát biểu ý kiến:
+Số nút chai nhiều hơn số chai
"Số chai ít hơn số nút chai
+Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
"Số củ cà rốt ít hơn số thỏ
+Số nắp nhiều hơn số nồi
"Số nồi ít hơn số nắp
+Số phích điện ít hơn ổ cắm điện
"Số ổ cắm điện nhiều hơn phích cắm điện.
-Nhận xét đúng sai, tuyên dương học sinh dùng từ chính xác
-Nhận xét, bổ sung.
*Trò chơi: “Nhiều hơn – ít hơn”
-Đưa 2 nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Cho học sinh thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số lượng ít hơn
-Nêu. VD:
+Số bạn gái nhiều hơn số bạn trai, số bạn trai ít hơn số bạn gái
+Số bàn ghế học sinh nhiều hơn số bàn ghế giáo viên.
+Số bàn ghế giáo viên ít hơn số bàn ghế học sinh
-Nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố:
-Số bàn thừa ra so với số ghế, đồ vật nào nhiều hơn, đồ vật nào ít hơn ?
+Số bàn nhiều hơn số ghế; Số ghế ít hơn số bàn.
-Số bút chì thiếu so với số thước kẻ, đồ vật nào nhiều hơn, đồ vật nào ít hơn ?
+Số thước kẻ nhiều hơn số bút chì; Số bút chì ít hơn số thước kẻ.
5.Nhận xét – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS:
+Xem lại bài đã học.
+Xem trước bài 3: Hình vuông hình tròn.
-------------------------------------------------------------------
Tuần 1 – Tiết 3 Môn: Toán
Bài 3 : Hình vuông – hình tròn
F&E
I.Yêu cầu cần đạt:
óHọc sinh:
1.Biết đựoc hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
2.Trả lời 2, 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học:
õGV: Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thướt màu sắc khác nhau.
õMột số đồ vật thật có mặt hình vuông, hình tròn.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1.Ổn định lớp:
-Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Hỏi về nội dung kiến thức bài cũ:
-3HS thực hiện theo yêu cầu.
+So sánh số cửa sổ và số cửa đi ở lớp học em thấy thế nào ?
+Số bóng đèn và số quạt trong lớp ta, số lượng vật nào nhiều hơn, ít hơn ?
-Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Giới thiệu: Nêu yêu cầu cầu đạt của giờ học.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài lên bảng.
-Quan sát.
b.Dạy bài mới:
*Giới thiệu hình vuông:
-Giơ lần lượt từng tấm bìa cho HS xem và nói: Đây là hình vuông. Giơ tiếp tấm bìa hình vuông và yêu cầu HS nhắc lại.
-Vài HS nhắc lại: Đây là hình vuông.
-Yêu cầu HS mở SGK quan sát tranh: Hai em ngồi cạnh nhau thảo luận theo câu hỏi: Những vật nào có hình vuông.
-Thảo luận
-Yêu cầu nhóm HS trình bày.
-Đại diện nhóm trình bày
-Yêu cầu HS tìm đồ vật có dạng hình vuông ở xung quanh lớp.
-Tìm và nêu: viên gạch, khăn mùi xoa...
*Giới thiệu hình tròn:
-Giơ lần lượt từng tấm bìa cho HS xem và nói: Đây là hình tròn. Giơ tiếp tấm bìa hình tròn và yêu cầu HS nhắc lại.
-Vài HS nhắc lại: Đây là hình tròn.
-Yêu cầu HS mở SGK quan sát tranh: Hai em ngồi cạnh nhau thảo luận theo câu hỏi: Những vật nào có hình tròn.
-Thảo luận
-Yêu cầu nhóm HS trình bày.
-Đại diện nhóm trình bày
-Yêu cầu HS tìm đồ vật có dạng hình tròn ở xung quanh lớp.
-Tìm và nêu: bánh xe, mặt trời, ...
*Thực hành:
FBài 1: Yêu cầu HS dùng bút chì màu tô hình vuông (cùng màu).
-Thực hành tô hình vuông và SGK.
FBài 2: Yêu cầu HS dùng bút màu tô hình tròn (cùng màu)
-Thực hành tô hình tròn và SGK.
FBài 3: Yêu cầu HS tô màu hình vuông, hình tròn (cùng loại tô cùng màu).
-Thực hành tô và SGK.
FBài 4: Yêu cầu HS dùng bút chì thước nối lại thành những hình vuông rồi tô màu.
-HS khá giói thực hiện nếu còn thời gian.
4.Củng cố:
-Giơ một số tấm bìa, yêu cầu HS nhận dạng là hình vuông hoặc hình tròn
-Nhận dạng.
5.Nhận xét – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe
-Dặn HS:
-Ghi nhớ.
+Làm lại bài tập nếu chưa hoàn thành ở lớp.
+Xem trước bài 4: Hình tam giác.
------------------------------------------------------------------------------
Tuần 1 – Tiết 4 Môn: Toán
Bài 4 : Hình tam giác
F&E
I.Yêu cầu cần đạt:
óHọc sinh: Biết được hình tam giác, nói đúng tên hình.
II.Đồ dùng dạy học:
õGV: Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước màu sắc khác nhau.
õMột số đồ vật thật có mặt hình tam giác.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Hỏi về nội dung kiến thức bài cũ: Yêu cầu HS nhận dạng hình tròn
-3HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Giới thiệu: Nêu yêu cầu cầu đạt của giờ học.
-Lắng nghé
-Ghi tựa bài lên bảng.
-Quan sát.
b.Dạy bài mới:
*Giới thiệu hình tam giác:
-Đưa lần lượt từng tấm bìa hình tam giác và nói: Đây là hình tam giác. Đưa tiếp hình tam giác khác hỏi: đây là hình gì?
-Vài HS nhắc lại: Đây là hình tam giác.
-Yêu cầu cả lớp tìm hình tam giác đưa lên.
-Tìm hình tam giác trong đồ dùng học toán.
-Yêu cầu HS mở SGK quan sát các hình tam giác.
-Quan sát.
*Thực hành:
-Yêu cầu HS dùng hình vuông, hình tam giác có màu sắc khác nhau xếp thành các hình như SGK.
-Thực hành ghép hình.
-Khuyến khích HS đặt tên cho hình vừa ghép.
-Đọc tên hình vừa ghép.
-Hướng dẫn dùng bút màu tô hình SGK.
-Tự tô theo ý thích.
*Trò chơi: Thi đua chọn nhanh các hình.
-Gắn lên bảng các hình đã học như: 5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình tròn màu sắc khác nhau.
-Quan sát.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng, mỗi HS chọn 1 loại hình:
+HS 1: hình vuông
+HS 2: hình tròn
+HS 3: hình tam giác
-3HS tham gia trò chơi, các HS khác cổ vũ.
-Tổng kết, tuyên dương HS chọn nhanh và đúng.
4.Củng cố:
-Yêu cầu HS tìm các vật có hình tam giác (ở lớp, ở nhà).
5.Nhận xét – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS:
+Xem lại bài đã học.
+Xem trước bài 5: Luyện tập.
--------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 1.docx