Bài giảng Bài 1: Thông tin và tin học (tiếp theo)

* Hoạt động 1: Thông tin là gì

 1.1 / Kiến thức:

- Học sinh biết: HS bước đầu làm quen với khái niệm thông tin.

- Học sinh hiểu:về các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người.

 1.2 / Kĩ năng

-Học sinh thực hiện được cho các ví dụ về thông tin trong cuộc sống hàng ngày.

- Học sinh thực hiện thành thạo: các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người

 

docx5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Thông tin và tin học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Tiết PPCT: 1 Ngày dạy: 19 / 8 / 2013 Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 1/ Mục tiêu * Hoạt động 1: Thông tin là gì 1.1 / Kiến thức: - Học sinh biết: HS bước đầu làm quen với khái niệm thông tin. - Học sinh hiểu:về các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người. 1.2 / Kĩ năng -Học sinh thực hiện được cho các ví dụ về thông tin trong cuộc sống hàng ngày. - Học sinh thực hiện thành thạo: các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người 1.3 / Thái độ: - Thói quen: Học bài, chuẩn bị bài, bảo quản tài sản của nhà trường - Tính cách: Giáo dục các em học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn Tin học, ứng dụng được CNTT vào cuộc sống * Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người 2.1 / Kiến thức: - Học sinh biết được hoạt động thông tin của con người. - Học sinh hiểu:về các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người. 2.2 / Kĩ năng -Học sinh thực hiện được cho các ví dụ về thông tin trong cuộc sống hàng ngày. - Học sinh thực hiện thành thạo: các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người 2.3 / Thái độ: - Thói quen: Học bài, chuẩn bị bài, bảo quản tài sản của nhà trường - Tính cách: Giáo dục các em học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn Tin học, ứng dụng được CNTT vào cuộc sống 2/ Nội dung học tập + Hiểu được thông tin là gi + Hiểu được các hoạt động thông tin của con người 3/ Chuẩn bị 3.1 / Giáo viên: Phòng máy, các ví dụ 3.2 / Học sinh: đọc kĩ nội dung bài học 4 / Tổ chức các hoạt động học tập 4.1 / Ổn định tổ chức và kiểm diện ( 1 phút ) - Lớp 6A1. 6A2 6A3. 4.2 / Kiểm tra miệng 4.3 / Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Thông tin là gì? ( 15 phút) - Gv:đưa ra một số ví dụ về thông tin mà chúng ta nghe hằng ngày cho hs hiểu. - GV : Qua một số ví dụ cô đã nêu về thông tin thì em hiểu thông tin là gì? - Hs: Trả lời - GV : Ghi bảng * Hoạt động 2 Hoạt động thông tin của con người. ( 18 phút ) - GV: Theo em, thông tin có quan trong với cuộc sống của con người không ? - HS: Trả lời - GV: Theo em trong hoạt động thông tin, quá trình nào là quan trọng nhất ? vì sao? - HS: Trả lời 1. Thông tin là gì ? - Hàng ngày chúng ta tiếp nhận được rất nhiều nguồn thông tin: + Tin tức thời sự trong nước và thế giới thông qua báo chí, phát thanh truyền hình. + Hướng dẫn trên các biển báo chỉ đường. + Tín hiệu đèn xanh đèn đỏ của đèn giao thông Vậy: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. 2. Hoạt động thông tin của con người. - Thông tin có vai trò rất quan trọng với cuộc sống của con người. - Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. -> Hoạt động thông tin là quá trình xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. - Hoạt động thông tin diễn ra như một nhu cầu thường xuyên và tất yếu của con người. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, mục đích chính của xử lý thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết . 4.4 / Tổng kết: ( 7 phút ) Thông tin là gì? Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin 4.5 / Hướng dẫn học tập ( 5 phút) Đối với bài học tiết này: + Học thuộc nội dung đã ghi trong tập Đối với bài học tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ nội dung phần còn lại của bài “ Thông tin và tin học” 5 / Phụ lục: Tuần: 1 - Tiết PPCT: 2 Ngày dạy : 19 / 8/ 2013 Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tiếp theo) 1/ Mục tiêu * Hoạt động 1: Hoạt động thông tin của con người 1.1 / Kiến thức: - HS biết được các hoạt động thông tin của con người. - HS nắm được thế nào là hoạt động thông tin và tin học, sự quan trọng của tin học đối với đời sống con người. - Học sinh hiểu:về các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người. 1.2 / Kĩ năng -Học sinh thực hiện được các hoạt động thông tin của con người - Học sinh thực hiện thành thạo: các hoạt động thông tin của con người 1.3 / Thái độ: - Thói quen: Học bài, chuẩn bị bài, bảo quản tài sản của nhà trường - Tính cách: Giáo dục các em học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn Tin học, ứng dụng được CNTT vào cuộc sống * Hoạt động 2: Hoạt động thông tin và tin học 2.1 / Kiến thức: - HS biết được các hoạt động thông tin của con người, mô hình xử lý thông tin. - HS nắm được thế nào là hoạt động thông tin và tin học, sự quan trọng của tin học đối với đời sống con người. - Học sinh hiểu:về các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người. 2.2 / Kĩ năng - Học sinh thực hiện được các hoạt động thông tin của con người, mô hình xử lý thông tin. - Học sinh thực hiện thành thạo: các hoạt động thông tin của con người, mô hình xử lý thông tin. 2.3 / Thái độ: - Thói quen: Học bài, chuẩn bị bài, bảo quản tài sản của nhà trường - Tính cách: Giáo dục các em học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn Tin học, ứng dụng được CNTT vào cuộc sống 2/ Nội dung học tập - HS nắm được thế nào là hoạt động thông tin và tin học, sự quan trọng của tin học đối với đời sống con người. 3/ Chuẩn bị 3.1 / Giáo viên: Phòng máy, các ví dụ 3.2 / Học sinh: đọc kĩ nội dung bài học 4 / Tổ chức các hoạt động học tập 4.1 / Ổn định tổ chức và kiểm diện ( 1 phút ) - Lớp 6A1. 6A2 6A3. 4.2 / Kiểm tra miệng ( 6 phút ) - HS1: Thông tin là gì ?Nêu các ví dụ về thông tin ? Đáp án: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người. - HS2: Vai trò của hoạt động thông tin với con người ? Em hãy cho biết trong hoạt động thông tin thì quá trình nào là quan trọng nhất ? Đáp án: Hoạt động thông tin là quá trình xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, mục đích chính của xử lý thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết . 4.3 / Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hoạt động thông tin của con người. (Tiếp) ( 10 phút ) - GV: Như các em đã biết trong bài trước thì trong hoạt động thông tin của con người thì quá trình xử lý thông tin là quan trọng nhất. - GV : Ghi bảng - VD: Thực hiện phép tính: 3 x 5 = 15 + Thông tin vào: 3 x 5 + Thông tin ra: 15 * Hoạt động 2: Hoạt động thông tin và tin học. ( 20 phút ) - GV: con người tiếp nhận thông tin nhờ những đâu ? Em hãy nêu các ví dụ. - HS: trả lời - GV: Em có thể nhìn được những vật rất nhỏ như vi trùng, các vì sao trên bầu trời không ? - Hs: Trả lời - GV: Các khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn chính vì vậy con người đã sáng tạo ra các công cụ và phương tiện để vượt qua những giới hạn ấy. Ví dụ: kính thiên văn, kính hiển vi - GV: Em hãy tìm thêm một số ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não? - HS: Trả lời 2. Hoạt động thông tin của con người. (Tiếp) - Mô hình quá trình xử lý thông tin:Thông tin ra Thông tin vào Xử lí + Thông tin vào: thông tin trước xử lí. + Thông tin ra: thông tin nhận được sau xử lí. + Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lý. 3. Hoạt động thông tin và tin học. - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các giác quan và bộ não. + Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. + Bộ não giúp con người xử lý, biến đổi và lưu trữ thông tin. - Máy tính điện tử được làm ra ban đầu là để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người. - Với sự ra đời của máy tính điện tử, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. 4.4 / Tổng kết: ( 5 phút ) - Hãy nêu một số ví dụ về hoạt động thông tin của con người. - Hãy nêu một số ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua các hạn chế của giác quan và bộ não. 4.5 / Hướng dẫn học tập ( 4 phút ) Đối với bài học tiết này: + Học thuộc nội dung đã ghi trong tập Đối với bài học tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới: “ Thông tin và biểu diễn thông tin” + Đọc bài đọc thêm 1 “ Sự phong phú của thông tin” 5 / Phụ lục: không có

File đính kèm:

  • docxGIAO AN TIN 6 TUAN 1.docx