Bài giảng Bài 1 kính yêu Bác Hồ

+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc.

+ Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ

+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

- HS hiểu, ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1 kính yêu Bác Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khả năng của mình. - GV giáo dục HS, dặn dò. TUẦN14 Bài 7 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: - HS hiểu: + Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. + Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ lhàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hằng ngày. - HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ cho câu chuyện “Chị Thuỷ của em”, Các bức tranh bài tập 2. - HS: Xem trước bài bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: KĐ- KTBC- GTB: - HS chơi trò chơi: Kết đoàn. - HS nêu cách xử lí của mình ở các tình huống ở bài tập 4 của tuần 13. - GV GTB. 2. HĐ2: Phân tích truyện “Chị Thuỷ của em” MĐ: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - GV kể chuyện: Chị Thuỷ của em và minh hoạ bằng tranh (2 lần). - GV: Trong truyện có những nhân vật nào? (Bé Viên, mẹ Viên, chị Thuỷ) - GV: Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của chi Thuỷ? (Mẹ Viên đi làm ngoài đồng nên không trông được Viên). - GV: Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi ở nhà? (bắt cho Viên con chuồn chuồn, dạy bé Viên học, làm chong chóng). - Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ? (Vì Thuỷ đã giúp đỡ khi bà bận rộn) - GV: Em biết được gì qua câu chuyện trên ? (Cần thông cảm, giúp đỡ những người xung quanh). - GV: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ? (Để họ cảm thấy bớt cô quạnh, lo lắng, buồn phiền…) - GV kết luận trang 61 SGV. 3. HĐ3: Đặt tên tranh. MĐ: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. - Mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh. - HS thảo luận theo tổ. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến. - GV kết luận từng bức tranh: Tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, còn tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng. 4. HĐ4: Bày tỏ ý kiến MĐ: HS biết bày tỏ thái độ của mìnhtrước những ý kiến,quan niệm đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - Các nhóm thảo luận nhóm đôi bài 3. - GV giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ. - Đai diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có ý kiến bổ sung. - GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù nhỏ tuổi, các em cũng cần làm các việc phù hợp, vừa sức để giúp đỡhàng xóm láng giềng. 5. HĐ5: Tổng kết - GV: Các em phải làm gì khi hàng xóm, láng giềng gặp khó khăn? (2 HS nêu) - GV giáo dục HS, dặn dò. TUẦN 15 Bài 7 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG ( Tiết 2 ) I.Mục tiêu: HS tiếp tục hiểu như tiết 1. II. Chuẩn bị: - GV: Câu hỏi thảo luận, trò chơi. - HS: Truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, tranh, ảnh… về chủ dề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. III. Các hoạt động dạỵ học: 1. HĐ1: KĐ- KTBC- GTB: - HS chơi trò chơi: Đoán nghe.à - GV kiểm tra bài: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (Tiết 1)- 3 HS. - GV GTB. 2. HĐ2: HS giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học. MĐ: Nâng cao ý thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm. - HS trưng bày các tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được. - GV cho 5 – 7 HS trình bày trước lớp. - HS ở lớp nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết, khen ngợi HS đã sưu tầm, trình bày tốt. 3. HĐ3: Đánh giá hành vi. MĐ: HS biết đánh giá hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. - Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi các tình huống của bài tập 4. - Đại diện các nhóm trình bày. HS bổ sung, nhận xét. - GV kết luận: Các việc a, d,e, g là việc làm tốt, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm. Các việc làm b, c, d là những việc không nên làm. - HS liên hệ bản thân theo các việc làm trên. - GV tuyên dưong HS. 4. HĐ4: HS xử lí tình huống và đóng vai. MĐ: HS có kĩ năng ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống. - Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và nêu cách giải quyết của mình bằng cách đóng vai. - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Lớp thảo luận về cách ứng xử trong từng tình huống. - GV kết luận như SGV trang 66. 6. HĐ6: Tổng kết. - 2 HS nêu những việc có thể làm được để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - GV giáo dục HS, dặn dò. TUẦN 16 Bài 8 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( tiết 1 ) I. Mục tiêu: - HS hiểu: + Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. + Những việc các em cần nên làm để tỏ lòng biết ơn các thương bimh, liệt sĩ. - HS biết những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, lệt sĩ. -HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ truyện “Môït chuyến đi bổ ích”, trò chơi. - HS: Xem trước bài học III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: KĐ- KTBC- GTB: - HS chơi trò chơi: Băng reo. - 2 HS kể những việc mà mình đã làm được để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - GV GTB. 2. HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “ Một chuyến đi bổ ích” MĐ:HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ. HS có thái độ biết ơn đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ. - GV kể câu chuyện “ Một chuyến đi bổ ích” và minh hoạ bằng tranh. -1 HS đọc lại câu chuỵện. -GV: Các bạn lớp 3A đi đâu vào ngày 27/ 7 ? ( Thăm các cô chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng) - GV: Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? (Là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập tự do, hoà bình cho Tổ quốc) - GV: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với thương binh, liệt sĩ? ( kính trọng và biết ơn ) - GV kết luận như SGV/ 69 3. HĐ3: Thảo luận nhóm MĐ: HS biết những việc nên làm và không nên làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ. - 1 HS đọc các tình huống. - Các nhóm thảo luận nhóm đôi, mỗi tổ thảo luận 1 tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Tranh 1, 2, 3 là các tình huống nên làm, tranh 4 là việc không nên làm. 4. HĐ4: Tổng kết - HS liên hệ bản thân. - GV giáo dục HS, dặn dò. TUẦN 17 Bài 8 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( tiết 2 ) I. Mục tiêu: HS tiếp tục hiểu như tiết 1 II. Chuẩn bị: - GV: Một số bài hát về chủ đề bài học - HS: Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ; Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: KĐ- ktbc- GTB: - HS chơi trò chơi: Gió thổi. - GV: Thương binh, liệt sĩ là những ngừoi như thế nào? ( 2 HS ) - Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ ( 2 HS ) - GV GTB. 2. HĐ2: Xử lí tình huống MĐ: HS biết những việc làm đối với thương binh, liệt sĩ. - 1 HS đọc bài 3 - HS 4 tổ thảo luận 4 tình huống của bài 3. - Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận sau khi nhận xét, tuyên dương nhóm xử lí tình huống tốt. 3. HĐ3: HS xem tranh và kể về những người anh hùng. MĐ: HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng. - HS đọc yêu cầu bài 4. - Mỗi nhóm xem 1 tranh và thảo luận các câu hỏi: + Người trong tranh là ai? + Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó? + Em hãy hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt các gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó. 4. HĐ4: HS báo cáo kết quả điều tra của mình. MĐ: HS hiểu rõ về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương và có ý thức tham gia các hoạt động đó. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra, tìm hiểu. - HS ở lớp nhận xét, bổ sung nếu biết. - GV tuyyên dương, nhắc nhở HS. 5. HĐ5: HS hát, đọc thơ, kể chuyện … về chủ đề bài học MĐ: HS hiểu và thể hiện đúng chủ đề - HS thi kể chuyện, đọc thơ, bài hát… về chủ đề bài học. - GV cho HS nhận xét, tuyên dương. 6. HĐ6: Tổng kết GV nhận xét giờ học, dặn dò. Tuần 18 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I I. Mục tiêu: - HS ôn lại các bài: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp; Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng; Biết ơn thương binh, liệt sĩ. - HS biết thực hành những điều đã học. II. Chuẩn bị: - GV: Câu hỏi ôn tập, trò chơi. - HS:Ôn lại các bài trên. III. Các hoạt động dạy học: - HS chơi trò chơi: Kết đoàn. - GV giới thiệu bài. 1. HĐ1: Thực hành kĩ năng MĐ:HS kể những việc làm được từ các bài đã học. - HS kể những việc mà mình đã làm được sau khi học các bài trên. - HS làm theo lần lượt từng bài. + HS kể theo nhóm đôi. + Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - GV cho HS nhận xét. - GV khen ngợi những HS thực hiện tốt các điều đã học. - GV nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt. - GV nhắc nhở HS thực hành tốt những điều đã học. 2. HĐ2: Tổng kết - 3 HS nêu những điều đã học từ 3 bài ôn. - GV giáo dục HS, dặn dò.

File đính kèm:

  • docgiao an.doc