Đã lâu, tôi chưa được về phép, nay được về quê, thăm nhà, thăm bố, mẹ lòng tôi bồi hồi như lửa đốt. Cứ muốn về ngay cho đến nhà, trong đầu tôi cứ hiện ra muôn màu, muôn vẻ trước mắt. Xa quê, xa nhà, xa vợ con đã hơn chục năm trời bây giờ họ ra sao, bao nhiêu câu hỏi trong đầu cứ tuôn ra càng thôi thúc bước chân tôi.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi viết về người phụ nữ yêu thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Nguyễn Xuân Vinh; Sinh ngày 12/12/1968
Nghề nghiệp: Giáo viên Tiểu học
Chức vụ: Hiệu trưởng
ĐT: 0914179050; Email: vnguyenxuanvinh@gmail.com
BÀI DỰ THI
‘Viết về người phụ nữ yêu thương”
KỈ NIỆM NHỮNG NGÀY PHÉP
Đã lâu, tôi chưa được về phép, nay được về quê, thăm nhà, thăm bố, mẹ lòng tôi bồi hồi như lửa đốt. Cứ muốn về ngay cho đến nhà, trong đầu tôi cứ hiện ra muôn màu, muôn vẻ trước mắt. Xa quê, xa nhà, xa vợ con đã hơn chục năm trời bây giờ họ ra sao, bao nhiêu câu hỏi trong đầu cứ tuôn ra càng thôi thúc bước chân tôi.
Ngày tôi rời ghế nhà trường phổ thông lên đường hập ngũ bảo vệ Tổ Quốc, cũng là những ngày hết sức quan trọng riêng của cuộc đời tôi. Bố tôi bảo: nay tôi đã lớn tuổi, mẹ anh cũng đã có phần yếu đi, anh đi rồi để cái thân này võ võ trông anh hay sao. Anh tìm cô nào trong xóm vừa ý để tôi sang xin giạm hỏi và định ngày cho anh, bố tôi còn bảo: Tôi cưới vợ cho anh để anh còn nhớ đường về thăm quê cha đất tổ, tôi cười bảo: bố cứ bảo như là con bất hiếu ấy chứ. Thế rồi đám cưới cũng được diễn ra, vợ tôi là một cô gái xinh đẹp, hiền lành, nết na thuộc nhất nhì xóm Thượng.
Sau ngày cưới chẳng bao lâu, chúng tôi chia tay, tôi vào quân ngũ. Một ngày hành quân qua nhà tôi trốn về thăm trong chốc lát, tuy không gặp con nhưng tôi mới biết tôi đã có một cô Hĩm xinh xắn đã lên Ba, cũng cái ngày ấy mà Cu Tí cậu con trai tôi sau này tôi biết cũng hình thành. Thế rồi chiến tranh khốc liệt, tôi biền biệt quê nhà vào chiến trường đỏ lửa.
Ngày tôi được về phép, về đến đầu làng những người già lớn tuổi biết tôi liền hỏi: thằng Cún đã về ấy à, gớm biền biệt chả có tin tức gì để già này với vợ con đỏ cả mắt. Nghe vậy tôi lại càng bồi hồi, chân như ríu lại, tự hỏi: vợ mình bây giờ như thế nào, con mình bao lớn cứ thế, cứ thế về đến nhà khi nào mình không hay.
Vào sân, trời đã trưa nắng, mẹ tôi đang ngồi thái rau, mắt cụ đã mờ đi nhiều, thấy bóng tôi cụ liền hỏi: ai vậy, tôi liền thưa “dạ con đấy mẹ ạ, mẹ khỏe chứ ạ, vừa hỏi tôi vừa bỏ chiếc Ba lô con cóc xuống ôm chầm lấy mẹ tôi. Mẹ tôi đứng lên, cái lưng đã còng, bàn tay nhăn nheo sờ tìm cái Gậy Trúc miệng hỏi liên hồi: mầy là thằng Tư, hay thằng Năm ấy, dạo này con đóng quân ở đâu mà về thăm mẹ được ấy. Tôi nghẹn ngào thưa: dạ con thằng Cún đấy ạ. Tổ cha mầy về thăm mẹ còn đùa giỡn được, thằng Cún nhà mẹ nó còn lo đuổi Giặc còn lâu mà về thăm mẹ được.
Bên cánh cửa ngôi nhà bếp một cô bé chừng mười ba, mười bốn tuổi đứng ngấp ngó nhìn tôi trông như dáng con gái của tôi mà vợ tôi thường viết thư nhắc tới, nghe tôi nhắc tên Cún, nó cứ tròn xoe mắt nhìn tôi, khi tôi quay lại hỏi?....Con có phải là cái Tủn phải không. Cô bé hình như đã cảm nhận được điều gì sâu lắng trong trái tim. Cô bé òa khóc miếu máo, bảo: sao bố không về thăm con và em. Tôi ôm chặt con vào lòng, cứ ngỡ như mình đang trong giấc mộng. Bỗng Cu Tí đi học về thấy chị nó khóc, nó liền hỏi, ơ sao chị lại khóc. Chú này là ai vậy hả chị, mà làm sao chị lại khóc, cô bé kéo đứa em lại gần để rồi lăn dài giọt nước mắt trên má thì thầm với Cu Tí: vì đất nước chiến tranh, thằng bé ra vẻ hiểu điều gì đó rồi cầm tay tôi kéo vào trong ngôi nhà quen thuộc ngày nào, lấy khăn, lấy nước cho tôi. Cu Tí giắt tôi lại bên giường Bố tôi đang nằm vì bệnh tuổi già. Cu Tí mừng rỡ miệng liến thoắng ông ơi ông dậy đi, bố cháu đã về rồi ông này, bố cháu không bỏ ông đi nữa đâu. Tôi giắt cụ ngồi lên hỏi han, trò chuyện cụ mững rỡ đón lấy tay tôi gắng ngồi dậy.
Bóng một người phụ nữ có nước da nâu vì nắng gió, quần xắn cao với dáng vẻ lam lũ nhưng với thân hình thon thả quen thuộc, vai mang đôi quang gánh bước vào sân thấy tôi, đứng sững lại miệng lắp bắp “bố con Tủn đã về ấy à, rồi bước nhanh vào sau giếng nước, để dấu đi những giọt nước mắt tủi hờn và hạnh phúc.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy đã không còn thấy bóng vợ tôi đâu tôi đứng lên rửa mặt. Trên bàn bữa cơm sáng đã bày sẵn, tôi nhìn quanh thấy mẹ tôi đang quét nhà tôi hỏi: nhà con đi làm rồi hả mẹ, mẹ tôi bảo: ừ quê nhà mùa màng mãi lắm con ạ nếu không ra đồng sớm sẽ không kịp vụ mùa sau, mẹ cái Tủn bảo để con nghỉ ngơi cho khỏe kẻo đi đường dài về mệt mỏi, nên nó không đánh thức con dậy sớm.
Tôi nghỉ phép đúng vào vụ Chiêm, quê tôi mãi lắm, nào là thu hoạch lúa mùa, làm đất kịp gieo cho mùa tiếp theo tránh mưa lũ, bên cạnh ấy còn có ít lạc, đậu, đỗ, tuy không nhiều những thứ nào cũng có một ít gọi tên. Tôi là người lính sa trường đã quen với gian lao, ấy mà giúp vợ thu hoạch được mấy hôm nhưng cũng thấm mệt vì cái nắng oi ả của mùa hạ, vật vã mồ hôi của lúa Chiêm, lại thêm cái mỏi rã rời chân tay của cái bùn sâu của đồng trũng. Cứ vậy, tôi vật lộn với vụ Chiêm cùng vợ tôi; ngày ra đồng gặt lúa, tối về ăn vội vã miếng cơm rồi lại trần lưng ra đập lúa. Đến khoảng chừng 23 giờ tối thì kết thúc của một ngày làm việc mùa màng ở quê. Khi giấc nồng, nằm bên vợ mà tôi cứ ngỡ như là người xa lạ, hình dáng thon thả, nước da trắng hồng ngày nào giờ đây đã bị cái nắng, cái gió, cái vất vả nhọc nhằn của vùng quê nghèo khó đã làm thay đổi tuổi thanh xuân của vợ tôi. Ban ngày mệt nhọc, vợ tôi cứ ngã lưng là có một giấc tròn, lại thêm mùi lúa, mùi lạc làm cho tôi lạc vào một cõi hư vô, tôi trầm ngâm nghĩ đến ngày trả phép. Chỉ mới có mấy ngày phép thôi mà đôi bàn tay tôi đã phồng lên, bóc móng vì công việc bẻ lạc, bó lúa, đập lúa không quen. Những ngày ấy quả thật đã làm cho tôi cảm thấy mệt mỏi và mong đến ngày trả phép. Sao? “Quê hương là chùm khế ngọt”, được về bên người vợ thương yêu, các con ngoan ngoãn, cùng gia đình ấm cúng mà tôi lại có cái gì đó làm tôi cứ buồn buồn, miên man rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Thế rồi ngày trả phép cũng đến, tối hôm ấy nằm bên vợ, tôi mới nhớ rằng ngày xa vợ, xa con đã đến, lòng thầm hỏi bao nhiêu năm xa cách vì đất nước chiến tranh nay về thăm nhà, thăm vợ, thăm con, mình đã làm được những gì giúp vợ, giúp gia đình. Tôi chòang lên cầm lấy bàn tay, đôi bàn tay ram ráp vì lao động nặng nhọc đã làm cho đôi bàn tay thon thả, trắng nõn ngày nào nay trở thành những vết sần sùi. Tuy vậy, cũng không thể làm mất đi vẻ đẹp của một thời xuân sắc của vợ tôi. Tôi chợt nhận ra rằng người vợ đã bao năm tần tảo, một nắng hai sương lao động thay chồng nuôi mẹ già, cha yếu, dưỡng dục con cái lớn khôn để cho tôi yên tâm làm tròn nhiệm vụ. Trằn trọc thâu đêm, tôi tự bảo mình; tôi đi chiến đấu góp phần bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương; nhưng khi về lại quê hương cha già, mẹ yếu, con thơ dại ai là người trông nom, nuôi dưỡng. Tôi cầm chặt đôi bàn tay của vợ ôm chặt vào lòng thì thầm. Anh đã để lại cho em bao nhiêu vất vả cực nhọc. Anh đi mình em ở nhà vất vả với gia đình, nuôi dạy con cái lúc nào tôi được về quê đỡ đần công việc đồng áng cho mẹ con Tủn bớt vất vả. Vợ tôi ghé vào tai, anh xa nhà bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cho quê hương, gia đình, làng xóm, mẹ con em mới yên ổn để làm ăn. Nay anh đã về là em và con mừng lắm rồi, các con còn biết được mặt người Cha thân yêu của mình còn mang một nhiệm vụ cao cả, rồi cho các con còn noi theo chăm lo học tập tu dưỡng nên người.
Ngày tôi rời quê hương về đơn vị, vợ tôi tiễn tôi ra tận ga xe lửa không quên mang theo một mo cơn nếp, nắm muối vừng, một túi lạc, túi thuốc lào là quà quê cho anh em đơn vị. Đi bên tôi vào trong ga vợ tôi cứ nắm chặt lấy tay tôi bẽn lẻn bước đi như thuở ban đầu. Còn tôi lòng nặng trĩu thương người vợ ở quê nhà lam lũ, khi tiễn chồng đi rồi lại quay vào với bao nhiêu công việc vất vả, tần tảo sớm hôm với những công việc đời thường.
Tàu đã xa dần, bóng người vợ thân yêu cứ nhỏ dần, vẫn còn đứng đó trông theo đoàn tàu đưa người chồng cứ xa dần, xa dần. Khi tàu khuất hẳn rồi mới quay đi tay lau những giọt nước mắt hạnh phúc ngắn ngủi lăn dài trên má.
File đính kèm:
- bai viet ve phu nu.doc