CÂU 1:
Bạn hãy cho biết ,Bộ chính trị đã chính thức hạ quyết tâm tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào thời gian nào? Bộ chỉ huy chiến dịch gồm những đồng chí nào ? Chiến dịch diễn ra trong bao nhiêu ngày? Bắt đầu và kết thúc vào ngày tháng năm nào ?
Trả lời:
Ngày 6/12/1953, Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường toàn Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông - Xuân .
.
-Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch.
-Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch Hội đồng cung cấp Mặt trận.
-Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng chiến dịch.
-Lê Liêm làm Chủ nhiệm Chính trị chiến dịch.
-Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Trần Đăng Ninh phụ trách công tác đường sá, tiếp tế chiến dịch.
Thời gian bắt đầu từ 13/3/1954 .Chiến dịch diễn ra trong 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, với ý chí quyết thắng, cùng sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và kết thúc ngày 7/5/1954 .
5 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chiến thắng lịch sử điện biên phủ chủ đề: “Âm vang Điện Biên” - Ngô Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng trận đánh đồi A1 gặp khó khăn, ta phải tổ chức đánh đến ba lần.
*Đợt III (từ ngày 1 đến 7-5), các đại đoàn 308, 312, 306 đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía Đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía Tây và chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
2. Kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ:
Sau 56 ngày đêm chiến đấu , ta đã thu được những kết quả hết sức to lớn:
- Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch: gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn dù, 3 tiểu đoàn trọng pháo và súng cối hạng nặng, 10 đại đội nguỵ Thái và các đơn vị cơ giới, vận tải, không quân, các cơ quan chỉ huy và trực thuộc. trong đó có 1 thiếu tướng, 16 quan năm, 353 sĩ quan từ quan một đến quan tư, 1396 hạ sĩ quan.
- Bắn rơi 62 máy bay các loại, trong đó có cả máy bay ném bom hiện đại của Mỹ.
- Thu toàn bộ vũ khí, kho tàng bao gồm; 28 khẩu đại bác 105 và 155 ly, 10 súng phun lửa, 64 xe các loại trong đó có 3 xe tăng, 542 máy vô tuyến điện, 51 máy các loại trong đó có 5 máy xúc đất, 5915 khẩu súng các loại, 20.000 lít xăng dầu, 21.000 chiếc dù, 20 tấn thuốc và dụng cụ y tế và rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng. Giải phóng hoàn toàn vùng Tây Bắc rộng lớn với hàng vạn dân.
3.Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; là chiến thắng có ý nghĩa quyết địch đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Giải phóng đất đai và nhân dân Tây Bắc. Phá tan kế hoạch Na va và âm mưu của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. Góp phần to lớn vào thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao tại Giơ ne vơ.
- Chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương, mở đầu quá trình sụp đổ của thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đứng dậy giành độc lập .
- Chiến thắng Điện Biên Phủ chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lớn mạnh vượt bậc của quân đội ta.
- Khẳng định những nhận định, chủ trương, đường lối chỉ đạo, phương châm tác chiến của Đảng ta là phù hợp với quy luật khách quan, khoa học, sáng tạo. Nói lên tài tổ chức, vận động, tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí của quân đội và nhân dân ta.
CÂU 4:Trong bài thơ hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu có đoạn “Những đồng chí,thân chônlàm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào áo vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân ,nhắm mắt,còn ôm”
Bạn hãy cho biết,tác giả đã nhắc đến những vị anh hùng nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ?Hãy kể chiến công vang dội của những anh hùng đó.
Trả lời:
Ca ngợi các chiến sĩ Điện Biên ở khí phách anh hùng và hành động cực kỳ dũng cảm của họ, nhà thơ không trình bày theo diễn biến của chiến dịch, không dừng lại miêu tả một trường hợp cụ thể nào mà nhìn một cách bao quát, ca ngợi cả tập thể mà mỗi người đều xứng đáng như Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót. Bên cạnh hình tượng những chiến sĩ Điện Biên, nhà thơ dành cho những người dân công nổi tiếng trong chiến dịch những vần thơ ca ngợi "dù bom đạn, xương tan thịt nát/ không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh". Tác giả kể lại, gợi lại những sự việc tiêu biểu đáng khâm phục. Âm thanh, hình ảnh, ý tưởng dồn nén, chất chồng lên nhau, gợi cho ta một cảnh tượng hùng vĩ. Tôn trọng sự thật, nhà thơ không thể không nói đến cái chết. Hình ảnh cái chết khá dữ dội: "nát thân, nhắm mắt" "xương tan thịt nát" nhưng âm hưởng cả bài thơ không hề gây cảm giác rùng rợn, bi ai. Hai câu lục bát: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng mở ra trước mắt ta hình ảnh đất nước ngày mai tươi đẹp, thanh bình, gắn bó ân tình biết bao với những người đã hi sinh.
Chiến công vang dội của những anh hùng :
1. Tô Vĩnh Diện: Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm đồng chí xung phong lái để đảm bảo an toàn. Nửa đường dây thừng bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí bình tĩnh lái cho pháo xuống thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh. Trước hoàn cảnh đó, Tô Vĩnh Diện hô “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng dựa vào sườn núi, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ được pháo dừng lại.
2. Bế Văn Đàn: Trong trận đánh quân địch rút chạy từ Lai Châu về Điện Biên Phủ ở vùng Mường Pồn, tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt. Đại đội bị thương vong nhiều. Một khẩu trung liên của đại đội lại không bắn được vì xạ thủ hy sinh, khẩu trung liên của Chu Văn Pù vì chưa có chỗ đặt súng. Tình thế hết sức khẩn trương, mặc dù đã bị thương nhưng không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình và hô Chu Văn Pù bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “Kẻ thủ trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết hết chúng nó đi!”. Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch, quật ngã liên tiếp hàng chục tên địch.
3. Phan Đình Giót: Trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Him Lam, các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường đã đánh đến quả bộc phá thứ tám, Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương nhưng Đồng chí vẫn đánh tiếp quả thứ mười. Địch tập trung hỏa lực bắn như trút xuống trận địa ta. Đồng chí lao lên đánh tiếp hai quả nữa phá tan đoạn rào cuối cùng, mở thông cửa để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt thứ hai ném thủ pháo bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên, mặc dù bị thương nhưng Phan Đình Giót nhích dần đến lô cốt thứ ba, đồng chí dùng hết sức mình nâng tiểu liên lên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to “Quyết hy sinh vì Đảng vì dân!!!”. Rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của địch đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
4. Trần Can: Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can dẫn đầu tiểu đội tấn công quân Pháp, chiếm lấy mỏm cột cờ. Trần Can đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Trong lần thứ 5, quân Pháp ném lựu đạn trước khi xung phong, Trần Can nhặt lựu đạn và ném lại rồi chỉ huy đơn vị nhảy lên hào đánh giáp lá cà với địch. Trần Can tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Địch lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị anh dũng chống trả, giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Trần Can hy sinh anh dũng vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954.
CÂU 5:Hãy nêu cảm xúc của bạn đối với vịĐại tướnghuyền thoại Võ Nguyên Giáp và bản thân bạn phải làm gì để phát huy tinh thần ,ý chí quyết chiến quyết thắng của Điện Biên Phủvào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay Trả lời:
Ngày nay, đất nước ta đã độc lập và thống nhất, nhân dân ta có cuộc sống hoà bình, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng: Thắng lợi của nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng quốc tế lớn lao. Là thắng lợi chung của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đó là thắng lợi của chính nghĩa, của lịch sử và văn hoá Việt nam.
Vì vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta phải thấm nhuần hơn nữa, vận dụng triệt để và sáng tạo hơn nữa chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã chiến thắng ngoại xâm, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, tạo được tiền đề, cơ sở để xây dựng CNXH; do vậy, chỉ có đi lên xây dựng CNXH thì mới đảm bảo được độc lập dân tộc. Vì thế, một mặt chúng ta phải ra sức đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tiến quân vào khoa học công nghệ, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển nhanh, đồng đều và bền vững. Mỗi người Việt Nam, dù ở nơi đâu, làm công việc gì đều phải ra sức phấn đấu với tinh thần Điện Biên Phủ, không ngại khó khăn, gian khổ.
Chúng ta cũng đang sống trong thời đại vĩ đại.
Tương lai sẽ thuộc về dân tộc Việt Nam.
Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, nhân dân ta sẽ tiến lên.
Trong công cuộc vĩ đại ấy, chúng ta luôn tự hào rằng: Trong lịch sử đấu trang cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta, Điện Biên Phủ mãi mãi là chiến công hiển hách, một sự kiện vĩ đại không những đối với nhân dân ta mà còn với nhân dân yêu chuộng hoà bình và tự do trên toàn thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại sẽ mãi mãi cổ vũ nhân dân ta, dân tộc ta tiến lên giành những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng và bảo về Tổ quốc.
Với hôm nay và các thế hệ mai sau, Điện Biên Phủ cùng với những tên tuổi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót còn sáng mãi.
Đối với nhân loại, Điện Biên Phủ là điểm hẹn tất yếu mà lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh một chân lý của thời đại là: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, nếu biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do, vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của mình, có đường lối đúng đắn, không sợ gian khổ, hy sinh thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Dân tộc nào muốn dùng sức mạnh của mình để áp đặt ý muốn lên các dân tộc khác thì cuối cùng sẽ thất bại. Các thế lực hiếu chiến cho dù có tàn bạo đến đâu thì cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội cũng nhất định thắng lợi.
Tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ muôn năm !
Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm !
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !
File đính kèm:
- AM VANG DIEN BIEN.doc