Bài dự thi tìm hiểu 80 năm công đoàn Việt Nam - Gv. Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học thị trấn Quỳ Hợp - Năm học 2009 - 2010

Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam, bầu Ban Chấp hành gồm 54 đồng chí, Đoàn Chủ tịch gồm 19 đồng chí và bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.

Khẩu hiệu hành động là: “ Động viên cán bộ công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất đất nước”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài dự thi tìm hiểu 80 năm công đoàn Việt Nam - Gv. Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học thị trấn Quỳ Hợp - Năm học 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. - Chủ động tham gia xây dựng, hoàn thiện, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật pháp, chính sách nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bình đẳng giới. Chú trọng vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước có đông nữ công nhân lao động. - Đẩy mạnh các hoạt động xã hội trong lao động nữ. Xây dựng, phát triển Quĩ “Vì nữ công nhân, lao động nghèo của các cấp công đoàn để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm bớt khó khăn trong đời sống của nữ  công nhân, viên chức, lao động và gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Quĩ “Tài năng sáng tạo nữ và Quĩ “Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam. - Tham gia tích cực, có hiệu quả vai trò thành viên Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ cấp trung ương và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các ngành, địa phương, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân, viên chức, lao động.  - Phát động và tổ chức sâu rộng trong nữ công nhân, viên chức, lao động phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà, gắn với phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua khác trong nữ công nhân, viên chức, lao động. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tài năng sáng tạo nữ, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và cuộc vận động do công đoàn tổ chức. - Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ của công đoàn, tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp trong công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ phù hợp với yêu cầu của từng cấp công đoàn; giới thiệu cán bộ nữ ưu tú để Đảng, Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp; khắc phục tư tưởng an phận, hẹp hòi trong nội bộ cán bộ nữ. Ưu tiên tuyển dụng nữ công nhân, viên chức, lao động có năng lực, trình độ vào cơ quan công đoàn các cấp. - Phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp trong công tác vận động phụ nữ nói chung, nữ công nhân, viên chức, lao động nói riêng. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ công đoàn. Tăng cường sự chỉ đạo của tập thể Ban Chấp hành Công đoàn các cấp đối với công tác nữ. Phân công nữ uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có năng lực, phẩm chất tốt, có uy tín trực tiếp phụ trách công tác nữ công của công đoàn. 6- Công tác tài chính và hoạt động kinh tế - Thực hiện tốt công tác thu- chi, quản lý ngân sách Công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, sinh hoạt văn hoá, thi đua khen thưởng, phúc lợi xã hội và các hoạt động khác của công nhân, viên chức, lao động, kể cả việc trả lương hoặc phụ cấp lương cho cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp; ưu tiên kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, hoạt động bảo vệ công nhân, viên chức, lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. - Tiếp tục tổ chức hoạt động kinh tế công đoàn theo hướng sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn. Chú trọng nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ công đoàn nhằm phát triển kinh doanh các ngành, nghề mà tổ chức công đoàn có lợi thế và tiềm năng cả về vật chất và con người. Hướng tới việc liên doanh, liên kết, phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa các đơn vị kinh tế trong hệ thống công đoàn. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn. 7- Công tác đối ngoại Quán triệt phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với công đoàn các nước, các tổ chức công đoàn quốc tế, tổ chức phi chính phủ và tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trên tinh thần xây dựng, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi, vì quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, vì việc làm bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động, vì một thế giới hoà bình, phát triển, tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội. Chủ động tham gia các hoạt động của các tổ chức công đoàn ngành nghề quốc tế; tăng cường tình đoàn kết quốc tế giữa công nhân, lao động và Công đoàn Việt Nam với phong trào công nhân và công đoàn thế giới; tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế và công đoàn các nước trong việc nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và người lao động. IV. Liên hệ thực tiễn tại cơ sở: V. Nhiệm cụ của CNVC,LĐ để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng thứ 6, khoá X và chương trình hành động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: - Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, sứ  mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn; nâng cao giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; sống có tình nghĩa giàu lòng nhân ái, tính cộng đồng cao; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, có lối sống lành mạnh; dù lao động ở thành phần kinh tế nào cũng với tư cách là người làm chủ đất nước. - Phải không ngừng học tập, coi học tập là việc phải làm cả đời để lập thân. Học là điều kiện tiên quyết để có việc làm, thu nhập và đời sống, học để trở thành người lao động có tri thức, có văn hoá; hiểu biết về pháp luật, để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Từng công nhân lao động cần tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập về từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với điuề kiện sống, yêu cầu của quá trình sản xuất, công tác ở đơn vị, doanh nghiệp - Sáng tạo trong lao động, sản xuất, có lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với cơ quan, đơn vị và doanh nghệp; nâng cao năng suất lao động, để có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. - Tích cực tham gia hoạt động công đoàn, vận động công nhân gia nhập công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội; tham gia xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.   Câu 6: Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của đồng chí? Trả lời: Trong suốt thời gian hoạt động công đoàn tôi đã trăn trở rất nhiều tìm đủ biện pháp để xây dựng công đoàn cơ sỏ nơi tôi công tác ngày được vững mạnh hơn. CuốI cùng tôi cũng nghĩ ra một số biện pháp thiết thực để xây dựng tổ chức công đoàn trường từng bước phát triển. Trước tiên, chủ tịch công đoàn phải luôn phối hợp với cấp quản lý tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và phong trào lao động sáng tạo. Các kế hoạch của công đoàn đề ra luôn được sự nhất trí cao trong ban chấp hành và được sự đồng tình ủng hộ của cấp uỷ Đảng và BGH nhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình chủ tịch công đoàn luôn phải hoạt động theo phương pháp “ Hoạt động quần chúng” : Thứ nhất, chủ tịch công đoàn phải hoạt động theo phương pháp thuyết phục đó là: - Liên hệ mật thiết với quần chúng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng và tôi luôn sinh hoạt trong một tổ công đoàn và lúc nào cũng nghĩ là mình một đoàn viên công đoàn. - Luôn gương mẫu, nhiệt tình, thật sự dân chủ, công bằng, thẳng thắn, đấu tranh bảo vệ và đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động có hiệu quả, không hứa suông, không thờ ơ, không đùn đẩy trách nhiệm. -Tạo được bầu không khí tích cực, đầm ấm trong cơ quan, đơn vị, là trung tâm nhất trí cao, nhạy bắn trong các vấn đề nhạy cảm nảy sinh tạI cơ quan, đơn vị. Thứ hai, Chủ tịch công Đoàn phải hoạt động theo phương pháp tổ chức: - Sức mạnh của công Đoàn lá tập hợp, tổ chức đông đảo CNVCLĐ tham gia hoạt động. Vì vậy phải tổ chức các ban, tiểu ban quần chúng ổn định và hoạt động có hiệu quả. - Sử dụng các cộng tác viên, mạng lưới và tất cả đoàn viên đều được giao việc. - Tổ chức sinh hoạt nhiều hình thức : toạ đàm, tiếp đoàn viên, hòm thư góp ý, tổ chức các hoạt động TDTT như : cầu lông, bóng chuyền. để thu hút đoàn viên tham gia. - Chủ tịch công đoàn phải xây dựng được kế họach và nội dung hoạt động từng thời kì (Tháng, học kì, năm học). Tổ chức sinh hoạt đều đặn, rút kinh nghiệm trong công tác. - Tổ chức bồi dưởng cán bộ thông qua hình thức tập huấn ngắn ngày có nội dung thiết thực. - Chủ tịch công đoàn phải xây dựng được qui chế hoạt động và hoạt động theo qui chế. -Tổ chức các mạng lưới nhóm chuyên đề, toạ đàm, câu lạc bộ để thu hút quần chúng vào hoạt động. -Tổ chức tốt hội nghị CBCC để công nhân viên chức lao động tham gia phát huy quyền làm chủ của mình, huy động trí tuệ tập thể tham gia quản lý Nhà nước. -Kiểm tra đôn đốc thu nhận thông tin, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với công đoàn cấp trên. Trên thực tiễn công đoàn cơ sở trường tôi luôn hoạt động theo ý tưởng trên. Vừa qua chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hoạt động như: Thi cầu lông cấp trường, toạ đàm gặp mặt dâu rể ngày 8/3, thi nấu ăn, biểu diễn văn nghệ Tôi nhận thấy tất cả Đoàn viên ,CBCNV trong nhà trưởng rất hào hứng, phấn khởi , điều này góp phần rất lớn trong công tác chuyên môn của nhà trường nói chung và của mỗi Đoàn viên nói riêng. Quỳ Hợp, ngµy 08 th¸ng 4 n¨m 2009 Ng­êi làm bài Nguyễn Thị Hường

File đính kèm:

  • docCau 6 bai thi tim hieu 80 nam cong doan.doc