Câu 1: Tỉnh Bình Dương được tái lập vào ngày, tháng ,năm nào? Hãy cho biết có bao nhiêu huyện, thị xã(kể tên) và số lượng xã, phường, thị trấn;diện tích dân số của tỉnh tại thời điểm tái lập tỉnh và hiện nay?
Trả lời:
Tỉnh Bình Dương được tái lập vào ngày 01/01/1997. Tỉnh Bình Dương hiện có: 03 thị xã (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An), 04 huyện (Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 89 xã (phường), thị trấn. Tại thời điểm tái lập tỉnh, dân số hơn 1 triệu người với diện tích: 2695.5 km . Hiện nay tỉnh có 1 481 550 người (1/4/2009) với diện tích: 2695.5 km
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Tìm hiểu 15 năm tái lập và phát triển tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại trực thuộc Trung ương, vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2010. Bình Dương là tỉnh đứng ở nhóm đầu của cả nứơc về chỉ số cạnh tranh thu hút đầu tư, phải tiếp tục giữ vững và tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo để phát triển không được chủ quan, thoả mãn.
b- Mục tiêu cụ thể: Hết sức quan tâm đến công tác quy hoạch một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng qui hoạch, kể cả quy hoạch chung về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, các vùng, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư... Quy hoạch của tỉnh phải kết nối với quy hoạch của cả khu vực, cả nước theo hướng mở rộng không gian kinh tế của tỉnh... Kinh tế của tỉnh Bình Dương cần phải phát triển theo chiều sâu, bền vững, phấn đấu theo hướng cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỉnh cần có chính sách đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ chất lượng cao, đưa tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn tốc độ phát triển công nghiệp; phải chọn lọc thu hút những ngành công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng, chất xám cao, ít gây ô nhiễm môi trường, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến. Đặc biệt cần quan tâm phát triển công tác bảo vệ môi trường nhất là nguồn nước, quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính đi vào chiều sâu đạt hiệu quả. Đây là một trong những nhân tố, những điều kiện có ý nghĩa quyết định để Bình Dương phát triển nhanh và bền vững. Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng bộ cần quan tâm chăm lo phát triển văn hoá - xã hội, trong đó cần chú ý làm tốt các công tác chăm lo an sinh xã hội; quan tâm chăm lo cho các hộ nghèo theo tiêu chí đã nâng thêm của tỉnh...
Các cấp uỷ đảng cần tăng cường công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể gắn với đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đi vào chiều sâu; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thật sự liêm khiết; xây dựng các cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò và đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoan thể, tập hợp quần chúng vào các phong trào hành động cách mạng, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong các tầng lớp nhân dân tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội; phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Câu 7: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), Đảng bộ tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thực hiện một số chương trình đột phá nào?
Trả lời:
Tập trung giải quyết các đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng - Nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015
1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính
Yêu cầu cơ bản để thể chế kinh tế thị trường phát huy hết mặt tích cực của nó là các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, các loại thị trường phát triển đồng bộ với độ minh bạch cao, được quản lý và giám sát tốt; nhờ đó, thị trường xác lập sự cân bằng động trong phân bổ nguồn lực vào các ngành sản xuất và dịch vụ theo tín hiệu thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2011-2015 là phải tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ được tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt, có tính cạnh tranh cao và gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trường thế giới, được quản lý và giám sát hiệu quả.
Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XI xác định tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính là trọng tâm trong khâu đột phá về thể chế.
Trong 5 năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực để phát triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng.
2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ
Điểm nhấn mới trong khâu đột phá này là đặt việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.
Trong nhiệm kỳ 2011-2015, Chính phủ sẽ đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ưu tiên sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh.
3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn
Kết cấu hạ tầng là đường dẫn của sự phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để phân b ố lực lượng sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa.. Trong những năm qua, chúng ta đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo trên các vùng miền của đất nước.
Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: Xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn là một khâu đột phá.
Trên tinh thần đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011-2015 sẽ thực hiện theo định hướng sau:
Thứ nhất, tập trung đầu tư tuyến đường bộ Bắc-Nam.
Thứ hai, tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng các đô thị lớn gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư. Phát triển nhanh hệ thống giao thông đô thị. Tập trung giải quyết nạn ùn tắc và úng ngập ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phát triển nhanh hệ thống nguồn và truyền tải điện đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.
Thứ tư, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và xả lũ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo đúng vai trò nhân dân là chủ nhân của quá trình phát triển, nhất định chúng ta sẽ thực hiện tốt ba đột phá chiến lược, tạo tiền đề có tính quyết định thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020./.
Câu 8: Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm gì trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển giai đoạn 1975 – 2010?
Trả lời:
Từ thực tiễn lãnh đạo công tác xây dựng và phát triển tổ chức đảng của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ qua, bước đầu có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây.
Một là, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt nghiêm túc và tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng. Đảng ủy phải luôn tâm huyết, sâu sát, kiên trì, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, quy định của Đảng, chỉ đạo của Tỉnh ủy; đồng thời kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các đoàn thể để đề ra kế hoạch, giải pháp sát đúng và phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp trong Khối nhằm triển khai công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kịp thời và bảo đảm phát huy hiệu quả.
Hai là, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng gắn với xây dựng khối đoàn kết trong toàn Đảng bộ. Thực hiện tốt quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ, trong đó phải thường xuyên sâu sát cơ sở để lắng nghe, từ đó có sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, thiết thực các tổ chức cơ sở đảng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình.
Ba là, xây dựng tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc các doanh nghiệp; thường xuyên quan tâm xây dựng các đoàn thể vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể; thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế phối hợp trong lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bốn là, định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết hoạt động của Đảng bộ và việc chấp hành, triển khai cũng như kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng theo chỉ đạo của trên. Thông qua đó, nghiêm túc rút kinh nghiệm để bổ sung vào nghị quyết lãnh đạo; đồng thời có chính sách khen thưởng thiết thực, kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.
Câu 9: Cảm nhận của anh,chị về những thay đổi của tỉnh Bình Dương sau 15 năm xây dựng và phát triển (Bài viết không quá 1000 từ).
File đính kèm:
- BÀI DỰ THI TÌM HIỂU 15 NĂM TÁI LẬP VÀ PHÁT TRIỂN.doc