Bài dự thi: Phòng chống ma túy

Câu1. Hỏi: Ma tuý là gì?

Đáp: Theo từ điển tiếng Việt (từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Trung tâm Từ điển học 1996, trang 583) thì Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.

Những chất gây nghiện có thể được chiết xuất từ cây thực vật như cây Anh Túc (cây thuốc phiện), cây Côca, cây khác và những chất gây nghiện kích thích thần kinh khác như Amphetaminh, LSD được sản xuất từ các tiền chất, hoá chất. Những chất kích thích thần kinh đó, trong thuật ngữ tiếng Việt ta có thể gọi là chất ma tuý hướng thần.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài dự thi: Phòng chống ma túy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạm tội, nếu thời gian bị phạt tù ít hơn thời gian cai nghiện ma túy thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù phải tiếp tục cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì vẫn phải thực hiện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. 36. Hỏi: Người đã cai nghiện được hỗ trợ như thế nào để hoà nhập cộng đồng? Đáp: Theo khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống ma tuý quy định như sau: 1. Người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện phải chịu sự quản lý sau cai nghiện từ một năm đến hai năm theo một trong hai hình thức sau đây: a) Quản lý tại nơi cư trú do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; b) Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện cao. 2. Nội dung quản lý sau cai nghiện bao gồm: a) Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại nơi cư trú; b) Quản lý, tư vấn, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện. 3. Người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất được hưởng thành quả lao động của mình theo quy định của Chính phủ. 4. Người đang được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện mà bỏ trốn thì người đứng đầu cơ sở ra quyết định truy tìm; cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở quản lý sau cai nghiện trong việc truy tìm để đưa người đó trở lại cơ sở thực hiện tiếp thời gian còn lại. 5. Cơ sở quản lý sau cai nghiện phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được quản lý sau cai nghiện. 6. Người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện. 7. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục đưa vào cơ sở quản lý sau cai nghiện; chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người sau cai nghiện; tổ chức và hoạt động của cơ sở quản lý sau cai nghiện. 37. Hỏi: Tái nghiện ma tuý và hậu quả của việc tái nghiện? Đáp: Tái nghiện là hiện tượng của một người nghiện ma tuý sau khi được gia đình, chính quyền, các đoàn thể giúp đỡ, giáo dục, chữa trị cai nghiện để trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội, nhưng vì một lý do nào đó họ đã không kìm chế được nên lại sử dụng các chất ma tuý. Người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện ma tuý lại tái nghiện bao giờ cũng nghiện nặng hơn. Thông thường những đối tượng nghiện hút, hít nếu tái nghiện thì chuyển sang sử dụng bằng hình thức tiêm chích. Vì người nghiện ở tình thế thiếu tiền, sử dụng ma tuý bằng hình thức tiêm chích ít tốn kém mà mức độ thoả mãn lại cao. Hầu hết những người tái nghiện đều không nhận thức hoặc coi thường sự nguy hiểm của hình thức tiêm chích. Với hình thức tiêm chích, nguy cơ mắc bệnh rất lớn vì dùng ống bơm kim tiêm hoặc dùng chung lọ thuốc trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, người nghiện ma tuý vốn có thể trạng yếu khi tái nghiện càng trở nên suy kiệt về thể chất. Qua điều tra ở một số địa bàn cho thấy 70 - 75% người tái, nghiện mắc các bệnh thư: lao, giang mai, sốt rét, 80% suy kiệt về thể chất, 70% số người nhiễm HIV là do tim chích ma tuý: Tái nghiện ma tuý dễ dẫn đến nguy hiểm về tính mạng cho người nghiện ma tuý. Do tình trạng không làm chủ được bản thân khi lên cơn nghiện mà chưa có ma tuý đáp ứng khiến người ta dễ bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc bị tử vong do sử dụng ma tuý quá liều. Do tình trạng sức khoẻ suy sụp, người tái nghiện sẽ mất dần khả năng lao động và như vậy nếu có việc làm họ cũng rất dễ bị sa thải, khiến nguồn kinh tế thu nhập mất đi. Kết quả tất yếu là họ phải sa vào con đường phạm tội trộm cắp, cướp giật để có tiền chích hút ma tuý. Tệ hại hơn, người nghiện vốn đã bị suy sụp về tinh thần, về trạng thái tâm lý lại càng suy sụp hơn trong tình trạng tái nghiện cùng với sự tẩy chay, kỳ thị của người thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó, người tái nghiện càng trở nên mất niềm tin, dẫn đến mắc các sai lầm, thậm chí quẫn trí, bất cần đời. Đối với gia đình có người tái nghiện: - Thiệt hại nặng nề về kinh tế so với nghiện lần đầu. - Chịu tổn thất lớn về tinh thần, tâm lý do bị cộng đồng xung quanh kỳ thị. Các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tinh thần do phải chịu sức ép tâm lý nặng nề, không khí gia đình căng thẳng, mất lòng tin với người nghiện, ảnh hưởng về kinh tế của người bị tái nghiện đối với cộng đồng cũng rất to lớn. Chưa kể đến việc sản phẩm lao động xã hội bị giảm sút, việc điều trị cai nghiện cho các đối tượng tái nghiện cũng là một gánh nặng lớn đối với xã hội. Tái nghiện là nghiện nặng hơn và vì vậy, phác đồ điều trị cai nghiện cũng phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều so với cai nghiện lần đầu. Chính vì vậy mà công tác cai nghiện cũng trở nên tốn kém hơn rất nhiều. Với số lượng người tái nghiện gia tăng, xã hội tất yếu sẽ phải gánh chịu hàng loạt vấn đề phức tạp khác như: mất trật tự an ninh xã hội, tội phạm gia tăng, các tệ nạn xã hội khác trở nên nghiêm trọng hơn. 38. Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến tái nghiện ma tuý? Đáp: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho những người nghiện các chất ma tuý sau khi cai nghiện xong lại tái nghiện. Nguyên nhân chủ quan của bản thân người nghiện. Lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tái nghiện. Khi đã quen với lối sống xấu, người ta rất khó từ bỏ thói quen sử dụng ma tuý. Nếu xung quanh người nghiện vẫn còn những điều kiện xấu và sức hút của lối sống lành mạnh chưa đủ mạnh thì điều đương nhiên xảy ra là người ta sẽ quay trở lại với ma tuý. - Họ không đủ can đảm và nghị lực để đoạn tuyệt với những bạn bè xấu, người cai nghiện tiếp tục giao du với bạn bè cũ và như vậy, điều kiện thích hợp cho việc sử dụng ma tuý không bị loại trừ. Nguyên nhân khách quan - Do môi trường xã hội chưa trong sạch: mặt trái của nền kinh tế thị trường luôn là mảnh đất tốt cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma tuý. Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát chặt chẽ được các chất ma tuý, ma tuý vẫn đang trôi nổi, tồn tại ngoài xã hội. Đồng thời các đối tượng nghiện nhưng chưa cai nghiện và những người tái nghiện trước thường lôi kéo rủ rê người đã cai nghiện trở lại con đường nghiện ma tuý. - Họ không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, sau khi cai nghiện người ta thường có tâm lý chán chường, bế tắc. Nếu không có việc làm ổn định hoặc thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì người ta rất dễ sa vào tái nghiện. - Cuộc sống gia đình không hoà thuận cũng là một nguyên nhân khiến người ta tái nghiện. Với tâm trạng mặc cảm, buồn chán sẵn có, nếu gia đình, người thân không chia sẻ cảm thông và có những sự hỗ trợ kịp thời cả về vật chất và tinh thần thì người ta dễ rơi vào tình trạng tái nghiện./- Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết. · Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ. · Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. · Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình. · Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. · Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. Ảnh hưởng đến gia đình · Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. · Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện) · Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...) · Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra. Ảnh hưởng đến xã hội Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm... · Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. · Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. · Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý · Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình

File đính kèm:

  • docphong chong ma tuy.doc
Giáo án liên quan