vĩ đại. Là sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại.Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại một con người làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời. Đồng thời là tấm gương rất gần gũi để mọi người học tập và noi theo .
3 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của hồ chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng uỷ xã Quảng Trung Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chi bộ: Trường Tiểu học.
Bài dự thi
Kể chuyện về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
1/ Sơ yếu lý lịch:
Họ và tên: Đoàn Lương Yên
Ngày tháng năm sinh: 15 - 8 – 1957.
Quê quán: Quảng Tiên – Quảng Trạch – Quảng Bình.
Chức vụ: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Trung.
2/ Nội dung bài thi:
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ vĩ đại. Là sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại.Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại một con người làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời. Đồng thời là tấm gương rất gần gũi để mọi người học tập và noi theo .
Trong muôn vàn mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi xin kể mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tựa đề:
Đi làm ruộng với nông dân.
Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê, giữa những người nghèo khổ, một nắng hai sương ngoài đồng nên người thấm thía nỗi khổ, nổi vất vả của người nông dân. Những việc của nghề nông đối với Bác cũng không có gì xa lạ.
- Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi người được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân, có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân từ nhà nho, tri thức,nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ cho rằng Bác không có điều kiện để am hiểu các vấn đề về nông dân. Sau khi bế mạc Đại hội nông dân,các đại biểu đi thăm một nông trang, thấy nông dân đang lao động, Bác cũng xắn quần xuống giúp một nông dân đang làm ruộng, trong khi các đại biểu nhiều người đang lúng túng thì Bác làm nhanh nhẹn như một nông dân thực thụ trước con mắt thán phục của mọi người . Có ai biết một thời Bác đẩ đồng cùng người dân quê Làng Sen làm lụng.
- Ngay sau khi dành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc Bác cũng dành nhiều thời gian không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt mà còn trực tiếp xuống tận các xã để đôn đốc kiểm tra công việc.
- Hậu quả nạn đói năm 1945 như một bóng ma ghê rợn phủ lên cuộc sống đói rách của người nông dân, càng làm không khí ảm đạm, khó khăn thêm. Trên cương vị chủ tịch nước, Bác đi xuống các địa phương như Ninh Bình, Thái Bình...để đôn đốc việc cứu đói, tổ chức tăng gia sản xuất, đắp đê phòng chống thiên tai.
- Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân. Nghe tin Bác về, các đồng chí cán bộ Tỉnh tổ chức đón Bác long trọng. Bác không hài lòng và phê bình ngay: “ Bác về là để chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp”. Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự. Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, rồi Bác xắn quần, xắn tay áo và xuống đào đất cùng bà con, để lại phía sau các “ quan cách mạng” trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng, hổ thẹn trước dân chúng. Cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương của Bác. Bác không nói, không hô hào nhưng Người đã làm cuộc “cách mạng” cho “ các quan” trước muôn dân. Bác ăn cơm với mọi người tại nơi đang đào mương. Bữa ăn có bác vui hẳn lên.
- Lần Bác về Hà Đông chống hạn. Khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí chủ tịch Tỉnh mời bác đi vòng để đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xuống thấy đồng chí chủ tịch Tỉnh đi đôi giày bóng lộn, Bác bảo: “Chú cứ đi đường ấy”, nói rồi Bác cởi dép lội tắt qua cho nhanh để đến với nông dân đang tát nước chống hạn. Sang bờ bên kia, Bác bảo mọi người cùng tát nước giúp dân. bác chỉ một thanh niên ăn mặc bảnh bao cùng tát nước với Bác, nhưng đồng chí này không biết tát nước, đồng chí bí thư Tỉnh đỡ lời: “ Thưa Bác, đồng chí này là nhà báo ạ!”. Bác cười và nói: “Nhà báo của nông dân thì phải biết lao động như nông dân thì mới viết đúng được”.
- Mồi người dân chúng ta ai cũng được xem hình ảnh Bác đang đạp nước trên guồng chống úng và ghi nhận trong ta hình ảnh Bác Hồ hoà mình với nỗi vất vả “ một nắng hai sương” của người nông dân. Khắc sâu trong ta tâm niệm: Chủ tịch nước cũng là một công dân, một người lao động trong triệu triệu người lao động, không có gì cách biệt. Đó là hình ảnh được ghi vào năm 1960 khi Bác về chống úng tại xã Hiệp Lực. Vừa đạp guồng nước Bác vừa nhắc nên lắp ổ bi vào trục để người đạp đỡ vất vả mà năng suất cao hơn.
- Những năm tháng cuối đời, tuy sức khoẻ yếu nhưng Người dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Khi họp Bộ chính trị hay trong các buổi làm việc về nông nghiệp Bác thường nhắc đến điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo: Công nhân có ngày kỷ niệm, nên lấy ngày ban hành điều lệ hợp tác xã làm ngày kỷ niệm cho nông dân. Bác dặn viết bản điều lệ sao cho nông dân ít học cũng hiểu được . Sau khi đọc bản dự thảo, Bác nói: đây là bản dùng cho cán bộ, còn đối với xã viên thì viết phải tóm tắt hơn, dễ hiểu hơn. Bác đọc và sửa chữa rất kỷ, có chỗ nào chữ nghĩa cầu kỳ, khó hiểu Bác đều sửa lại. Số thứ tự các chương đánh số La mã, Bác sửa lại “Chương một, chương hai...” Sau đó Bác yêu cầu chuyển nội dung bản điều lệ sang diễn ca và phát trên đài phát thanh cho dân dễ thuộc, dễ nhớ, dễ làm theo.
Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Với quan điểm:
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Với người nông dân Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la. Mẫu chuyện tôi vừa kể là những việc làm bình thường nhưng không tầm thường chút nào. Tất cả điều đó nói lên:
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy.
Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
Quảng Trung, ngày 20 / 7 / 2007.
Người kể:
Đoàn Lương Yên
File đính kèm:
- BAI THI KE CHUYEN VE BAC HO.doc