Bài dự thi câu chuyện đạo đức

Ai xúc động hơn ?

 Ở trường chúng tôi về thực tập năm đó, cô giáo Thảo được coi là “ Cô giáo tài năng” của trường. Cảm nhận ban đầu của tôi : Đó là con người nền nã, dịu dàng, hiểu biết.

Chúng tôi bắt đầu đi dự giờ. Người đầu tiên tôi xin dự là cô Thảo ( Lớp 5A) và dự 2 tiết liền ở chính lớp cô chủ nhiệm. Tiết thứ nhất, có thể nói vắn tắt: chuẩn xác và truyền cảm. Có đôi chỗ nếu yêu cầu cao thì góp ý cũng được. Đó là những sơ suất ai cũng có thể mắc. Chuyện tôi muốn viết sau đây nằm ở tiết thứ 2.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi câu chuyện đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi Câu chuyện Đạo đức Trần Thị Mỹ Dung GV Trường TH Trần Phú - TP Hà Tĩnh Ai xúc động hơn ? ở trường chúng tôi về thực tập năm đó, cô giáo Thảo được coi là “ Cô giáo tài năng” của trường. Cảm nhận ban đầu của tôi : Đó là con người nền nã, dịu dàng, hiểu biết. Chúng tôi bắt đầu đi dự giờ. Người đầu tiên tôi xin dự là cô Thảo ( Lớp 5A) và dự 2 tiết liền ở chính lớp cô chủ nhiệm. Tiết thứ nhất, có thể nói vắn tắt: chuẩn xác và truyền cảm. Có đôi chỗ nếu yêu cầu cao thì góp ý cũng được. Đó là những sơ suất ai cũng có thể mắc. Chuyện tôi muốn viết sau đây nằm ở tiết thứ 2. Hết tiết một, khi tôi tiến đến bên cô Thảo định hỏi thăm chuyện gia đình, con cái thì em lớp trưởng đã đứng bên cô. Em đang xin phép cô cho các em “mượn” 15 phút cuối để làm “một việc đặc biệt”. Các em xin hoàn lại cô tiết sinh hoạt ngày hôm sau. “Thưa cô... chúng em không hoãn được. Chúng em mời cả cô ( tôi) - em quay sang phía tôi - mời cô dự với chúng em”. Khi cô giáo nhìn tôi như muốn hỏi “ Em thấy thế nào?”, tôi nói với em lớp trưởng: “Chuyện giờ giấc như thế này, nhà trường có cần được biết ? ”... Dạy chừng quá nửa giờ thì cô giáo dừng lại. Các em cán bộ lớp nhanh chóng “chiếm lĩnh” vị trí của mình. Trong khi một em phủ lên bàn cô giáo cái khăn bàn in hoa rất đẹp và đặt lên đó một lọ hồng rất tươi, thì các em khác đứng lên chuyển bàn và ghế của các em lùi xuống phía dưới để khoảng tróng phía trên rộng hơn. Trên bàn điều khiển chương trình, em lớp trưởng trông rất đáng yêu: - Thưa các cô giáo cùng các bạn ... Hôm nay là ngày 20 tháng 12. Cách đây 40 năm, ngày hôm nay là ngày cô giáo của chúng em ra đời. Nhân 40 năm ngày sinh của cô, lớp chúng em kính chúc cô giáo thân yêu mạnh khỏe, trẻ trung. Chúng em xin gửi tới cô 40 bông hồng. Đó là tấm lòng kính yêu của chúng em. Thật bất ngờ. Cô Thảo đứng lên nhận hoa, lúng túng để rơi cả kẹp bài soạn đang ôm trong lòng. Bốn em thay mặt cho cả lớp tiến lại phía cô để trao 40 bông hồng các em đã “bí mật” chuẩn bị ngay từ đầu buổi học. Bài hát “Mừng sinh nhật” bằng tiếng Anh được cả lớp hát theo nhịp vỗ tay rất nhịp nhàng. Bài hát vừa dứt, em lớp trưởng lại xuất hiện: -Thưa cô, đến hôm nay nhiều bạn lớp em mới đươc biết: năm nay là năm thứ 20 trong cuộc đời dạy học của cô. Nhân dịp này, lớp chúng em chúc cô thật hạnh phúc trong nghề nghiệp cô lựa chọn, nghề mà chúng em và bố mẹ chúng em rất kính trọng. Xin cô nhận món quà nhỏ của chúng em... em trao vào tay cô một món quà. Hôm nay là ngày sinh của minh thì cô nhớ, nhưng năm nay là năm thứ 20 của nghề làm thầy thì đến lúc này Thảo mới ý thức được. Cô cắn nhẹ lên môi mình nén xúc động. “Mới đó đã 20 năm”. Cô đứng vào chỗ đứng quen thuộc của mình, đến một phút sau mới nói được nên lời: - Các em yêu quý! Các em đã làm cô xúc động! Cô hạnh phúc quá. Cô cám ơn các em đã nghĩ nhiều đến cô, dành cho cô những giây phút thật đặc biệt. Trong buổi họp mặt cảm động này, cô xin phép các em được tặng quà hai em Nguyễn Bạch Dương và Lê Văn Thanh cùng ngày sinh với cô, ngày 20 tháng 12.. Cô và cả lớp chúc Dương và Thanh khỏe mạnh, ngày một tấn tới, đạt được những điều các em mơ ước... Cô Thảo rút từ cặp ra hai gói nhỏ vuông vắn, trao cho Dương và Thanh Đó là giây phút cả lớp cùng xúc động, lặng người. Khó có thể nói được rằng giữa cô giáo Thảo, các em học sinh của cô Thảo và tôi, ai cảm động hơn ai. Ngay đêm hôm đó tôi đã ghi vào nhật kí: “Chị Thảo là một người thầy hạnh phúc”. Trần Thị Mỹ Dung Bài hiến kế xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị là là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt đô thị , công nghiệp phát triển.Xu hướng và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vì thế việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị là cần thiết đối với các đô thị nói chung và với Thành phố Hà Tĩnh nói riêng. Những vấn đề cơ bản có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nếp sống văn hóa - văn minh đô thị : Thứ nhất là vệ sinh môi trường. Thứ hai là tình hình giao thông đô thị. Thứ ba là văn hóa ứng xử nơi công cộng. Thứ tư là kinh doanh , buôn bán trên vỉa hè , lòng đường. Một số đóng góp cho công tác xây dựng các hành vi ứng xử văn hóa - văn minh , chống lại những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm nếp sống văn hóa - văn minh đô thị: 1, Nâng cao ý thức người dân - Tuyên truyền sâu rộng, cụ thể , nhằm vào đối tượng rõ ràng. Tổ chức thành nhóm “ vi môi trường” để giáo dục, tuyên truyền sẽ hiệu quả hơn. Chẳng hạn có thể tổ chức cuộc thi về bảo vệ môi trường cho từng nhóm đối tượng như trẻ em , thanh niên ....Hoạt động này vừa có tác dụng tuyên truyền , giáo dục chính những người tham gia cuộc thi mà nó còn có tác dụng tuyên truyền , giáo dục đối tượng khác. Hay ứng xử có văn hóa trên xe buýt : không chen lấn, xô đẩy, nhường ghế cho người già, trẻ em.....cần có câu tuyên truyền thực tế dán trên xe buýt.... và sau đó mọi người sẽ hành động một cách tự giác. Xe buýt cũng được xem là một vi môi trường để giáo dục. Giáo dục ở gia đình đóng vai trò làm nền tảng nó hình thành nên thói quen , nếp sống cho mỗi cá nhân. Gia đình là môi trường vi mô góp phần giáo dục nên phẩm chất ban đầu của con người. ở nhà trường có kế hoạch giáo dục , phổ biến nội dung yêu cầu về xây dựng nếp sống văn hóa , văn minh đô thị trong hệ thống các trường học , từ mẫu giáo đến đại học, cao đẳng , các trường chuyên nghiệp , dạy nghề với nhận thức đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong xung kích thực hiện và trong thúc đẩy gia đình , cộng đồng cùng thực hiện. 2, Hoàn thiện hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật hoàn thiện , rõ ràng.Những quy định phổ biến cho người dân phải cụ thể , dễ hiểu, đễ nhớ, có tính khả thi, nhanh chóng. Pháp luật phải được thực hiện nghiêm thông qua các khoản tiền phạt nặng, hình thức răn đe nghiêm khắc. Lực lượng cán bộ thực hiện quản lí giám sát điều hành nghiêm túc. 3, Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất thiết yếu để phục vụ cho thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị : hệ thống thùng rác công cộng , nhà vệ sinh công cộng......Đồng thời cần phải làm sạch không gian đô thị . Cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ. GV: Trần Thị Mỹ Dung Trường TH Trần Phú - TP Hà Tĩnh

File đính kèm:

  • docbai thi cau chuyen dao duc.doc
Giáo án liên quan