- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích của hình kia;Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách.
-Rèn Hs làm toán chính xác, thành thạo, biết cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài : diện tích của một hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
Bài : DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
Tiết: 139
I / Mục tiêu:
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích của hình kia;Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách.
-Rèn Hs làm toán chính xác, thành thạo, biết cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II / Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ, phấn màu. Các miếnng bìa, các hình ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh họa các ví dụ.
HS: VBT, bảng con.
PP: giảng giải, động não, thực hành
III / Các hoạt động lên lớp :
HĐ1: Bài cũ: Luyện tập.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3
- Nhận xét ghi điểm.
HĐ2: Bài mới: GTB- GB :Diện tích của một hình
-Giới thiệu biểu tượng về diện tích.
Ví dụ 1: GV có 1 hình tròn (miếng bìa đỏ hình tròn) một hình chữ nhật (miếng bìa trắng hình chữ nhật). Đặt hình chữ nhật trọn trong hình tròn, Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn (GV chỉ vào phần mặt miếng bìa trắng bé hơn phần mặt miếng bìa màu đỏ).(SGK)
Ví dụ 2: Giới thiệu 2 hình A, B ( trong là 2 hình có dạng khác nhau, nhưng có cùng 1 số ô vuông như nhau (SGK)
Ví dụ 3: GV giới thiệu tương tự như trên cho HS thấy được khi tách các ô vuông của một hình thành 2 hình thì diện tích không thay đổi.(SGK)
Hoạt động 3 : Thực hành
Bài 1 :Câu nào đúng ,câu nào sai?
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
-Câu nào sai, câu nào đúng?
-Đại diện các nhóm báo cáo.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
-1 HS nêu yêu cầu bài
a/ Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
Hình Q có bao nhiêu ô vuông?
b/ So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q.
-GV gọi HS nhận xét sau đó GV chốt lời giải đúng
Bài 3: So sánh diện tích hình A với diện tích hình B.
-Thu 5-10 bài chấm điểm nhận xét.
Hoạt dộng 3 : .Củng cố
HS nhắc lại bài học
HĐNT :
-Về nhà xem lại bài
-Chuẩn bị bài Đơn vị đo diện tích Xăng-ti-mét vuông.
- Nhận xét tuyên dương
-HS theo dõi thao tác của GV.
-Nêu ra được các nhận xét
-HS thấy được 2 hình A và B có diện tích bằng nhau. HS có khái niệm “do” diện tích qua các ô vuông đơn vị. Hai hình A và B có cùng số ô vuông nên diện tích bằng nhau.
-Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N. (có thể thấy hình P gồm 10 ô vuông, hình M gồm 6 ô vuông, hình N gồm 4 ô vuông, 10 ô vuông = 6 ô vuông + 4 ô vuông).
-HS đọc yêu cầu + thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm báo cáo
- Lớp nhận xét
-Câu b đúng, câu a, c sai .
-HS trả lời miệng.
-11 ô vuông
-10 ô vuông
-Hình P (có 11 ô vuông) nhiều hơn hình Q (có 10 ô vuông ) nên diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q.
- HS đọc yêu cầu + giải vào vở
- Hình vuông B gồm 9 ô vuông bằng nhau, cắt theo đường chéo của nó để được hai hình tam giác, sau đó ghép thành hình A.
Từ đó hình A và B có diện tích bằng nhau (đều bằng 9 ô vuông).
File đính kèm:
- tuan 28(1).doc