I. Mục đích, yêu cầu :
1. Rèn luyện kỹ năng nói :
Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho hợp với nội dung .
2. Rèn luyện kỹ năng nghe :
Lắng nghe bạn kể chuyện: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy - học :
· 5 tranh minh hoạ nội dung chuyện (phóng to nếu có điều kiện) .
· 1 bó đũa và 1 túi vải đựng tiền như trong truyện .
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài: Câu chuyện bó đũa ( 1 tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
( 1 Tiết )
Mục đích, yêu cầu :
Rèn luyện kỹ năng nói :
Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho hợp với nội dung .
Rèn luyện kỹ năng nghe :
Lắng nghe bạn kể chuyện: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
Đồ dùng dạy - học :
5 tranh minh hoạ nội dung chuyện (phóng to nếu có điều kiện) .
1 bó đũa và 1 túi vải đựng tiền như trong truyện .
Các hoạt động dạy – học :
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
5’
Ổn định lớp .
Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện Bông hoa Niềm vui .
GV nhận xét, cho điểm từng HS .
Hát bài “ Thật là hay “ .
HS 1 : kể đoạn 1 .
HS 2 : kể đoạn 2 .
HS 3 : kể đoạn 3 .
HS 4 : kể đoạn 4 .
Dạy bài mới .
Giới thiệu bài
1’
GV hỏi : Bạn nào giỏi có thể nhắc lại cho cả lớp biết ý nghĩa của “Câu chuyện bó đũa “ .
- Hôm nay, cả lớp cùng nhớ lại, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh để kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung .
Chuyện có ý nghĩa : Anh em phải biết thương yêu nhau, đoàn kết là sức mạnh.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn kể chuyện .
2.1 Kể từng đoạn theo tranh .
10 - 12’
Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài .
GV nhắc HS : Mỗi tranh minh họa cho 1 đoạn chuyện, riêng đoạn 2 được minh họa bằng tranh 2 và 3. Tranh và những lời gợi ý chỉ có tác dụng giúp các em có thể kể theo ý và lời của mình, chỉ cần đúng trình tự và nội dung của chuyện .
GV lần lượt treo 5 tranh lên bảng .
- Gọi 1 HS giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh (với lớp HS bình thường thì có thể ghi lại nội dung trên bảng) .
- Gọi 1 HS kể mẫu theo tranh 1. Khuyến khích HS kể bằng lời của mình, tránh kể theo kiểu đọc văn bản .
1 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp quan sát 5 tranh .
1 HS giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh .
Tranh 1 : Vợ chồng người anh và người em cãi nhau. Người cha thấy cảnh ấy rất đau lòng.
Tranh 2 : Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con .
Tranh 3 : Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi .
Tranh 4 : Ông cụ bẻ từng chiếc đũa rất dễ dàng .
Tranh 5 : Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha .
- 1 HS kể mẫu theo tranh 1 : “Ngày xưa, có một ông cụ có hai người con, một trai, một gái. Lúc nhỏ, hai anh em rất thương yêu nhau. Nhưng khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, họ thường cãi nhau. Thấy các con không hoà thuận, người cha rất đau lòng.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Phân vai, dựng lại câu chuyện .
13 - 15’
Kể chuyện trong nhóm : Yêu cầu HS quan sát từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới tranh, nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện trước nhóm .
Kể chuyện trước lớp : GV yêu các nhóm cử đại diện thi kể .
GV nhận xét, đánh giá .
Khi kể lần 1, GV có thể là người dẫn chuyện và phân vai cho 2 bạn gái là 2 người con gái, 2 bạn trai là 2 người con trai và một bạn sắm vai người cha già .
Cách dựng câu chuyện :
Với lớp HS bình thường : Người đóng vai người cha nói lời của người cha, 4 người con cùng nói lời của các con, những câu khác do người dẫn chuyện kể .
Với lớp HS khá giỏi : Các nhân vật có thể nói thêm những lời thích hợp.
Ví dụ :
Khi kể đoạn 1, những bạn đóng vai con có thể cãi nhau về chuyện gà nhà này phá luống rau nhà kia như : “ Tại sao chú cho gà nhà chú sang phá nát vườn rau nhà tôi?” – “ Thế hôm qua vợ anh thả lợn cho dẫm nát vườn bên này thì sao?” … Người cha thì lẩm bẩm : “ Khổ quá! Anh em mà chẳng biết thương nhau gì cả! “.
- Các HS nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện trước nhóm.
- 4 HS đại diện 4 nhóm thi kể.
- Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét .
- Các nhóm tự phân các vai rồi lần lượt dựng lại câu chuyện .
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khi kể đoạn 2, mỗi người con sau khi bẻ không được bó đũa có thể nói đại ý : “ Aùi chà! Khó quá “, “ Bẻ làm sao được nhỉ? ”, “ Bẻ làm sao được cả bó đũa một lúc nhỉ? “ …
Cuối giờ, GV tổng kết, bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất để ghi điểm cộng .
- Sau mỗi lần một nhóm đóng vai để kể, cả lớp nêu nhận xét về các mặt : nội dung (ý, trình tự), cách diễn đạt (từ, câu, sự sáng tạo), cách thể hiện (đóng vai tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng nói thích hợp) .
Củng cố, dặn dò .
2 - 3’
GV nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ lời khuyên của câu chuyện : Phải biết yêu thương, sống hoà thuận với anh, chị em .
Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân .
HS lắng nghe .
File đính kèm:
- Bai Cau Chuyen Bo Dua.doc