I./ Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Biết được thế nào là sự biến đổi của chuyển động và vật bị biến dạng . Nêu ra được thí dụ minh hoạ .
Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó bị biến dạng hoặc làm vật đó vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng .
Kỹ năng: Biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu kết quả tác dụng của lực.
Biết phân tích thí nghiệm, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng của lực .
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 7 . Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS NGUYễN DU Vũ ĐạT TôNV
Giáo án Vật Lý 6G
Tiết 7 . Bài 7 . TìM HIểU KếT QUả TáC DụNG CủA LựC
I./ Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Biết được thế nào là sự biến đổi của chuyển động và vật bị biến dạng . Nêu ra được thí dụ minh hoạ .
Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó bị biến dạng hoặc làm vật đó vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng .
Kỹ năng: Biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu kết quả tác dụng của lực.
Biết phân tích thí nghiệm, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng của lực .
Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
II./ Đồ dùng dạy học:
Mỗi nhóm: 1 xe lăn; 1 lò xo lá tròn; 1 máng nghiêng; 2 hòn bi; 1 lò xo xoắn; 1 sợi dây
Cả lớp: 1 sợi dây thun tròn lớn
III./ Các bước lên lớp:
1./ ổn định lớp .
2./ Kiểm tra bài cũ:
1./ Lực là gì?
2./ Như thế nào là 2 lực cân bằng? Cho 1 ví dụ về 2 lực cân bằng?
3./ Làm BT 6.3 và 6.4
3./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
- GV đưa ra sợi dây thun tròn lớn cho HS quan sát .
- Cho HS quan sát 2 trường hợp: Dùng ngón tay giữ dây thun (không làm biến dạng) ; Làm biến dạng sợi dây thun
- Hỏi: Trong trường hợp nào, thầy đã tác dụng lực vào sợi dây thun?
- Vì sao các em biết?
- Như vậy, để xác định được là đã có lực tác dụng 1 vật hay không, ta phải tìm hiểu kết quả tác dụng của lực đó .
Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng vào (5’)
- Yêu cầu HS đọc phần 1 trong SGK
- Gv có thể làm thí nghiệm minh hoạ cho sự biến đổi của chuyển động (đẩy hộp phấn)
- Sự biến đổi của chuyển động gồm các dạng nào?
- Em hiểu thế nào là chuyển động nhanh lên và chuyển động chậm lại?
- GV lấy ví dụ như khi đạp xe mạnh và nhanh; khi thắng lại .
- Yêu cầu HS làm câu C1
- Sự biến dạng là gì?
- Yêu cầu HS làm câu C2
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời
Hoạt động 3: Những kết quả tác dụng của lực (15’)
- Gọi HS đọc phần 1 SGK
- Phân phát dụng cụ thí nghiệm cho HS, hướng dẫn HS làm thí nghiệm .
- Định hướng cho HS chú ý vào sự biến đổi của chuyển động và sự biến dạng của vật do lực gây ra .
- Yêu cầu HS làm 3 thí nghiệm như hình 6.1; 7.1 và 7.2 và hoàn thành các câu C3; C4 ; C5 và C6
- GV gọi các nhóm trả lời, các em khác bổ sung .
- GV nhận xét các câu trả lời, thống nhất kết quả
- Gọi HS đọc phần 2: Rút ra kết luận
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành câu C7
- GV nhận xét và cho ghi vào tập
- Gọi HS đọc câu C8 và hoàn thành
- GV giải thích lại câu C8 bằng ví dụ cụ thể (đập lon hoặc đá banh)
- Yêu cầu HS rút ra kết luận và cho HS ghi phần ghi chú
Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
- Gọi HS đọc 3 câu C9; C10 và C11
- Gọi 3 em lên bảng làm bài
- Các em khác góp ý, phân tích các hiện tượng vừa được trả lời
- GV đánh giá bổ sung
- Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết
- HS quan sát .
- Trường hợp sợi dây thun dãn ra, thầy đã tác dụng 1 lực .
- Vì sợi dây đã giãn ra .
- HS đọc phần 1
- HS chú ý nghe và quan sát các thí nghiệm của GV để hiểu được thế nào là sự biến đổi của chuyển động .
- HS trả lời các ý như trong SGK
- Giảm tốc độ, tăng tốc độ
- Đẩy xe, đóng đinh, kéo lò xo
- Trường hợp 1 (cung bị biến dạng)
- HS đọc phần 1 trong SGK
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, xem GV hướng dẫn và làm các thí nghiệm
- HS trả lời các câu hỏi theo sự định hướng của GV
- HS đọc câu C7 và hoàn thành
- HS đọc và hoàn thành câu C8
- HS rút ra kết luận và ghi bài
- HS đọc câu C9; C10 và C11
- HS lên bảng làm bài và cùng phân tích các hiện tượng được nêu
I./ Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng:
1) Những sự biến đổi của chuyển động:
C1 :
+ Hòn bi đang lăn dừng lại
+ Xe đang đứng yên từ từ chuyển động
+ Xe đang chạy chậm, lên ga xe chạy nhanh hơn
+ Giọt mưa đang rơi bị gió thổi bạt đi
2) Những sự biến dạng:
C2 : Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung làm cho dây cung và cánh cung bị biến dạng
II./ Những kết quả tác dụng của lực:
1) Thí nghiệm:
C3 : Lò xo lá tròn tác dụng lực đẩy làm biến đổi chuyển động của xe
C4 : Tay ta tác dụng lực kéo làm thay đổi chuyển động của xe
C5 : Lò xo tác dụng lên viên bi tròn làm nó thay đổi chuyển động
C6 : Tay ta tác dụng lực lên lò xo làm lò xo biến dạng
C7 :
SGK
C8 :
SGK
* Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
III./ Vận dụng
C9 : Bắt bóng, bắn thun, đẩy xe
C10 : Kéo dây thun, kéo lò xo, giương cung
C11 : Đập lon
3./ Cũng cố:
- hãy nêu các kết quả tác dụng của lực lên một vật?
- Trả lời câu 7.1 trong SBT
4./ Dặn dò:
- Học bài và làm các bài tập 7.2; 7.3 và 7.4 SBT
- Xem trước bài 8: “TRọNG LựC – ĐơN Vị LựC”
File đính kèm:
- fdhasfdhsfdkuygoak[pơasdkopfa (7).doc