A- Mục tiêu.
- Biết chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để ghép cây kiểu chữ T.
- Ghép được cây kiểu chữ T theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ yêu nghề trồng cây ăn quả, ý thức tổ chức kỷ luật, làm việc theo một trình tự.
B- Chuẩn bị.
GV:- Nghiên cứu kỹ nội dung bài 6- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các dụng cụ: Cành làm gốc ghép, cành có mắt ghép, dao sắc, dây nilon.
HS: - Đọc và tìm hiểu trước mục 3 bài 6- SGK.
- Tìm hiểu kiểu ghép chữ T ở thực tế.
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu:
+ Cành làm gốc ghép.
+ Cành có mắt ghép.
+ Dao sắc.
+ Dây nilon.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6: Thực hành. Ghép chữ T, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13.
Tuần 13.
Thứ…ngày…tháng…năm 200….
Bài 6: Thực hành.
Ghép chữ T.
A- Mục tiêu.
Biết chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để ghép cây kiểu chữ T.
Ghép được cây kiểu chữ T theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Rèn luyện tính cẩn thận, thái độ yêu nghề trồng cây ăn quả, ý thức tổ chức kỷ luật, làm việc theo một trình tự.
B- Chuẩn bị.
GV:- Nghiên cứu kỹ nội dung bài 6- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị các dụng cụ: Cành làm gốc ghép, cành có mắt ghép, dao sắc, dây nilon.
HS: - Đọc và tìm hiểu trước mục 3 bài 6- SGK.
- Tìm hiểu kiểu ghép chữ T ở thực tế.
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu:
+ Cành làm gốc ghép.
+ Cành có mắt ghép.
+ Dao sắc.
+ Dây nilon.
C- Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong 2 tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được 2 kiểu ghép đó là ghép đoạn cành và ghép mắt nhỏ có gỗ. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một kiểu ghép khác đó là kiểu ghép chữ T.
Hoạt động 2: Quy trình thực hành.
Gv giới thiệu quy trình thực hành.
Làm mẫu và giảng từng thao tác cho học sinh quan sát.
? Kỹ thuật tạo miệng ghép như thế nào?
? Để có một mầm ghép tốt cần phải cắt như thế nào?
GV giảng về kỹ thuật gài mắt ghép?
GV giảng:
Bước 4: Không làm trong bài thực hành nhưng trong thực tế đó là bước quan trọng và cần thiết làm suốt trong quá trình thực hành.
Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.
-Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.
-Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm rồi rạch 1 đường vuông góc với đường đã rạch tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa đủ để đưa mắt ghép vào.
Bước 2: Cắt mắt ghép.
-Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 đến 2cm có một ít gỗ và mầm ngủ.
Bước 3: Ghép mắt.
-Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.
-Quấn nilon cố định vết ghép.(Chú ý khi quấn dây nilon không đè lên mắt ghép và cuống lá).
Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép.
-Sau khi ghép từ 15 đến 20 ngày, mở dây buộc kiêmt tra thấy mắt ghép xanh tươi là được.
-Tháo dây buộc được 7 đến 10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép phía trên mát ghép khoảng 1,5 đến 2cm.
Củng cố.
- Gv kiểm tra kết quả bài thực hành.
- Nhận xét đánh giá bài làm thực hành, học sinh thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
Hướng dẫn về nhà.
- Thao tác lại quy trình thực hành tại vườn cây ăn quả của gia đình.
- CB bài 7: Kể tên các cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, giá trị kinh tế của cây ăn quả có múi tại địa phương.
…………………………………………………………..
Hết tuần 13.
Tiết 14.
Tuần 14.
Thứ…ngày…tháng….năm 200….
Bài 7 (Tiết 1)
Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.
Mục tiêu.
Biết đực giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
Hiểu được các biện pháp khoa học kỹ thuật trong việc gieo trồng cây ăn quả có múi.
Vận dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật vào việc trồng cây ăn quả ở gia đình và địa phương.
Chuẩn bị.
GV:- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Các tranh vẽ có liên quan.
HS:- Tìm hiểu trước nội dung bài 7- SGK.
- Tìm hiểu sự phát triển của cây ăn quả có múi ở địa phương và kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày các quy trình ghép cây ăn quả: Ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏn có gỗ, ghép chữ T?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Cam, quýt, bưởi ….là những loại cây có giá trị dinh dưỡng caolà nguồn cung cấp chất bổ ch cơ thể như các vitamin, chất khoáng, đường…đồng thời nó là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nên được phát triển rổngãi ở mọi miền trên đất nước. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, những đăc điểm thực vật, những yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi.
Gv yêu cầu học sinh kể tên một số loại cây ăn quả có múi mà em biết?
Học sinh đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi:
? Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi?
*Các loại cây ănquả có muúi chủ yếu là : Cam, quýt, bưởi,chanh…
*Giá trị dinh dưỡng:
+ Cung cấp vitamin, chất khoáng, đường…
+ Lấy tinh dầu: vỏ cam.
+ Làm thuốc: vỏ cam, bưởi…
+ Làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến: làm nước quả, đống hộp…
Hoạt động 3: Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin phần II- SGK và nêu các đặc điểm thực vật và các yêu cầu ngoại cảnh đối với cây ăn quả có múi.
*Đặc điểm thực vật:
+Hoa: Ra nhiều cùng lá non có mùi thơm hấp dẫn.
+Rễ: Rễ cọc ăn sâu xuống đất, rễ con phân bố ở lớp đất mặt từ 10 đến 30 cm.
* Yêu cầu ngoại cảnh:
+ Nhiệt độ: Từ 25 đến 27 độ C.
+ ánh sáng: Đủ, không ưa ánh sáng mạnh.
+ Độ ẩm: 70 đến 80%, đất luôn ẩm.
+ Phù sa, bazan.
+ Độ PH: 5,5 đến 6,5, đất hơi chua.
Hoạt động 4: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.
GV giới thiệu cho học sinh biết một số giống cây ăn quả có múi nổi tiếng ở mỗi vùng của nước ta.
Một số giống cây ăn quả có múi phổ biến.(SGK, SGV).
Kỹ thuật nhân giống cây.
+ Các biện pháp nhân giống cây:
Chiết cành.
Giâm cành.
+ Kỹ thuật nhân giống: SGK.
Kỹ thật trồng.
+ Thời vụ: Miền Bắc: Mùa xuân, mùa thu.
Miền Nam: Mùa mưa.
+ Kỹ thuật trồng:
Khoảng cách trồng:Tuỳ thuộc từng loại cây.
Đào hố, bón lót:
+ Kích thước hố:
+ Thời điểm đào hố:
+ Cách bón lót:
4- Củng cố:
GV nêu câu hỏi:
? Cây ăn quả cố giá trị dinh dưỡng như thế nào?
? Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi?
5- Hướng dẫn về nhà.
Học kỹ bài, trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi ở địa phương.
Tìm hiểu phần còn lại của nội dung bài 7.
…………………………………………………..
Hết tuần 14.
Tiết 15.
Tuần 15.
Thứ…ngày..tháng…năm 200….
Bài 7 (T theo)
Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.
Mục tiêu.
Hiểu được các biện pháp chăm sóc , thu hoach, chế biến, bảo quản cây ăn quả có múi.
Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
Chuẩn bị.
GV: - Nghiên cứu nội dung bài 7 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- Các tranh ảnh và một số thông tin liên quan đến bài học.
HS: - Tìm hiểu nôị dung bài 7-SGK.
- Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch, chăm sóc, bảo quản, chế biến cây ăn quả ở gia đình và địa phương.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?
? Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào là phổ biến? Vì sao?
3-Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong tiết học trước chúng ta đã biết được giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi để làm sao đạt được kết quả cao nhất.
Hoạt động 2: Kỹ thuật chăm sóc.
? Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
? Hãy giải tích tại sao không bón phân vào gốc cây mà lại bón theohình chiếu của tán cây?
? Cách tưới nước co cây ăn quả như thế nào?
? Mục đích của việc tạo hình sửa cành là gi?
? Cần thiết phải phòng trừ các loại sâu, bệnh nào cho cây ăn quả?
Làm cỏ, vun xới để diệt cỏ dạilàm mất nơi ẩn lấp của sâu bệnh và làm cho đất tơi xốp.
Bón phân thúc Dùng phân vô cơ, hữu cơ bón cho cây theo hình chiéu của tán cây tuỳ theo độ tuổi và tình hình phát triển của cây.
Tưới nước: Đủ ẩm, phủ rơm, rạ lên gốc cây.
Tạo hình, sửa cành: Giúp cho cây cân đối…
Phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Sâu vẽ bùa.
+ Sâu xanh ăn lá.
+ Sâu đục cành.
+ Bệnh loét do vi khuẩn.
+ Bệnh vàng lá do vi khuẩn.
Hoạt động 3: Thu hoạch và bảo quản.
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong
SGK và hoàn thành theo gợi ý sau.
* Thu hoạch: - Thời điểm:
- Phương pháp:
* Bảo quản: - Các phương pháp bảo quản:
4- Củng cố.
Kỹ thuật chăm sóc cây như thế nào để có được năng suất cao, chất lượng tốt?
Theo em làm thế nào để bảo quản được cam, chanh, bưởi được lâu mà vẫn giữ đựơc chất lượng tốt?
5- Hướng dẫn về nhà
Học kỹ bài, trả lời câu hỏi 4-SGK.
Tìm hiểu trước bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn.
…………………………………………………
Hết tuần 15.
File đính kèm:
- cn9- t13,14,15.doc