I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-HS biết cách xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu
2.Kỹ năng:
-Có kỹ năng quan sát, thực hành
3.Thái độ, ý thức:
Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:
1.Nội dung:
Nghiên cứu SGK
GV làm thử vài lần cho quen thao tác
2.Dụng cụ, mẫu vật:
-Mẫu đất HS tự chuẩn bị
-GV chuẩn bị cho mỗi bàn 1 lọ chỉ thị màu tổng hợp, 1 thang màu chuẩn, 1 thìa nhỏ (nhựa hoặc sứ) màu trắng.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3793 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 5: Thực hành: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: tiết 5 Ngày soạn: 9/9/ 2013
Tiết 5: Bài 5: Thực hành:
XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
A.CHUẨN BỊ CHUNG:
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-HS biết cách xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu
2.Kỹ năng:
-Có kỹ năng quan sát, thực hành
3.Thái độ, ý thức:
Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:
1.Nội dung:
Nghiên cứu SGK
GV làm thử vài lần cho quen thao tác
2.Dụng cụ, mẫu vật:
-Mẫu đất HS tự chuẩn bị
-GV chuẩn bị cho mỗi bàn 1 lọ chỉ thị màu tổng hợp, 1 thang màu chuẩn, 1 thìa nhỏ (nhựa hoặc sứ) màu trắng.
III> Phương pháp dạy học:
Thực hành – quan sát
B.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I.Ổn định tổ chức: 2phut
-Kiểm tra sỉ số lớp
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II>Dạy bài thực hành:
1.Giới thiệu bài học: 3 phút
-GV gọi 1 HS nhắc lại kiến thức cũ
HỎi: Căn cứ vào đâu để biết một loại đất là đất chua, kiểm hay trung tính ? (Căn cứ vào độ pH của đất).
Vậy làm thế nào để đo độ pH của đất ? Bài thực hành hôm nay sẽ cung cấp cho các em một phương pháp dùng để đo dộ pH của đất, đó là PP so màu
-GV giới thiệu quy trình thực hành ( neeu vắn tắt 3 bước). Sau đó gọi 1 HS đứng lên nhắc lại.
2.Triển khai các hoạt động:
*Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỰC HÀNH: 4 phút
GV:
-Yêu cầu HS lấy mẫu vật cho vào thìa, đặt lên bàn. Các HS trong bàn thay nhau làm, hết người này đến người khác.
-Các em dựa vào mục II ( quy trình thực hành) SGK tr 12 để làm. Nhắc nhở HS khi thực hiện bước 2, không nên nhỏ chất chỉ thị màu quá ít hoặc quá nhiều; còn ở bước 3, không nên nghiêng thìa quá sớm hoặc quá muộn, mà đúng 1 phút phải thực hiện ngay.
-Mỗi mẫu đất cần đo 3 lần, sau đó lấy kết quả trung bình ( tức là trị số pH trung bình cộng của 3 lần đo). Ghi kết quả thí nghiệm và nhận xét kết luận vào bảng thu hoạch, chính là bảng 13, SGK, HS kẽ bảng này vào vở bài tập.
-Nhắc nhiwr HS giữ trật tự, vệ sinh
-Nêu nội quy và quy tắc an toàn lao động, vệ sinh môi trường, không nên để chất chỉ thị màu dính vào quần áo, sách vở. Nhắc nhở HS sau khi làm xong gói gọn mẫu đất để vào nơi quy định, cuố giờ trực nhật sẽ thu dọn và đổ vào hố rác
*Hoạt động 2: THỰC HIỆN QUY TRÌNH (30 ph)
Bước 1:
GV: thao tác mẫu 1 lần
HS: quan sát thao tác mẫu của GV
-Bước 2:
HS: thao tác
GV: quan sát và nhắc nhở HS cho chất chỉ thị màu tổng hợp vào đất đúng như quy trình ( bước 2, SGK). Chờ đủ thời gian 1 phút sau đó tiến hành so màu ngay (bước 3 – SGK)
3.Tổng kết, đánh giá kết quả: 5 phút
-HS: Thu dọn dụng cụ, mẫu đất, dọn vệ sinh khu vực thực hành
+HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình: xem đất thuộc loại nào (chua, kiềm hay trung tính)
_GV: Căn cứ vào kết quả thực hành của HS để đánh giá, cho điểm
-GV đánh giá, nhận xét giờ thực hành v ề:
+Sự chuẩn bị của HS
+Thực hiện quy trình
+An toàn lao động và vệ sinh môi trường
+Kết quả thực hành.
III> Hướng dẫn chuẩn bị bài sau:
-Đọc trước bài 6 SGK
-Tìm hiểu các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương.
IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CN7,Tuần 5.doc.doc