1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.
- Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm:
- Trình bày được đặc điểm sinh học của hạt, củ sau thu hoạch và tiêu chuẩn của hạt, củ giống làm cơ sở khoa học cho việc bảo quản hạt, củ làm giống.
- Trình bày được những biện pháp hiện đại trong bảo quản hạt giống nói chung và nêu được biện pháp phù hợp ở Việt Nam, ở gia đình hiện nay để có hạt giống có chất lượng cao nhất dùng trong sản xuất.
- Nêu được quy trình chung và giải thích được vai trò của mỗi bước trong quy trình bảo quản hạt, củ làm giống.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 15468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 41 Bảo quản hạt, củ làm giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 tháng 10 năm 2012
Bài 41 - Tiết PPCT: 20 BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG
Tuần dạy: 10
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được mục đích và phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.
- Hiểu được cơ sở khoa học của phương pháp bảo quản hạt, củ làm giống.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức bảo quản giống cây trồng cho sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm:
- Trình bày được đặc điểm sinh học của hạt, củ sau thu hoạch và tiêu chuẩn của hạt, củ giống làm cơ sở khoa học cho việc bảo quản hạt, củ làm giống.
- Trình bày được những biện pháp hiện đại trong bảo quản hạt giống nói chung và nêu được biện pháp phù hợp ở Việt Nam, ở gia đình hiện nay để có hạt giống có chất lượng cao nhất dùng trong sản xuất.
- Nêu được quy trình chung và giải thích được vai trò của mỗi bước trong quy trình bảo quản hạt, củ làm giống.
3. Chuẩn bị
3.1. Giáo viên:
- Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo.
- Vật thật (hạt giống đóng gói)
3.2. Học sinh:
- Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà.
4. Tiến trình
4.1. Ổn định tổ chức: 2’
4.2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
©Câu hỏi kiểm tra
1/ Trong bảo quản cần chú ý tới đặc điểm nào của nông, lâm, thủy sản?
2/ Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản?
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
ª Hoạt động 1: Vào bài
GV: Giống là khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, sản xuất nông nghiệp có nhu cầu nhất định về giống cho gieo trồng hoa màu, hoặc lương thực chủ yếu bằng hạt và củ giống. Vậy quy trình và phương pháp bảo quản hạt, củ giống như thế nào? chúng ta tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay
HS: Lắng nghe và ghi tựa bài vào vở
ªHoạt động 2: Tìm hiểu quy trình bảo quản hạt giống
GV:Em hãy cho biết mục đích của công tác bảo quản hạt giống là gì?
HS: Trả lời
GV: hạt giống đưa vào bảo quản có những tiêu chuẩn nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập
Các pp bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thời gian bảo quản
PP 1
PP 2
PP3
HS: Thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập, sau đó cử đại diện lên trình bày
GV: Nhận xét
HS: Ghi lại ý kiến của giáo viên
GV: Tại sao thời gian bảo quản hạt giống càng lâu thì điều kiện càng lạnh hơn?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập
- Quy trình bảo quản hạt giống gồm có mấy bước?
Các bước trong quy trình
Nội dung
HS: Thảo luận nhóm, điền vào phiếu học tập và cử đại diện lên trình bày
GV: nhận xét
HS: Ghi lại ý kiến của GV
GV: Trong bước 4 nếu sử dụng hóa chất chống vsv gây bệnh và ức chế nảy mầm quá liều thì có ảnh hưởng đến sử khỏe của con người không? Tại sao?
HS: Trả lời
ª Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình bảo quản củ giống
GV: Củ giống đem bảo quản có tiêu chuẩn như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Có mấy pp bảo quản củ giống? thời gian bảo quản là bao lâu?
HS: Trả lời
GV: Quy trình bảo quản củ giống gồm mấy bước? Nội dung của từng bước?
HS: trả lời
GV: Trong quá trình bảo quản củ giống thì theo em yếu tố nào ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người?
HS: Trả lời
GV: Sử dụng hóa chất đúng danh mục nhà nước cho phép, không lạm dụng hóa chất sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và chú ý công tác vệ sinh môi trường.
I.Bảo quản hạt giống
* Mục đích
- Nhằm giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng để tái sản xuất và góp phần duy trì tính đa dạng sinh học
1. Tiêu chuẩn hạt giống
- Có chất lượng cao
- Thuần chủng
- Không bị sâu, bệnh
2. Các phương pháp bảo quản hạt giống
Các pp bảo quản
Điều kiện bảo
quản
Thời gian bảo quản
PP 1
điều kiện thường: t0 26-280C, nơi khô ráo
Ngắn hạn: dưới 1 năm
PP 2
Điều kiện lạnh: dưới 00C, độ ẩm không khí 35-40%
Trung hạn: dưới 20 năm
PP3
Điều kiện lạnh đông: - 100C, độ ẩm không khí 35-40%
Dài hạn: trên 20 năm
3. Quy trình bảo quản hạt giống
Thu hoạch ®Tách hạt® Phân loại và làm sạch ®Làm khô ®Xử lí bảo quản ®Đóng gói ®Bảo quản ®Sử dụng.
Các bước trong quy trình
Nội dung
1. Thu hoạch
Đúng thời điểm
2. Tách hạt
Tách. tuốt hạt ra khỏi bông, bắp
3. Phân loại và làm sạch
Bỏ hạt sâu. bệnh, sứt mẻ
4. làm khô
Sấy khô (thóc độ ẩm còn 13%, đậu nành và đậu phộng còn 8-9%
5. Xử lí bảo quản
Chống vsv gây bệnh hoặc ức chế nảy mầm
6. Đóng gói
7. Lưu giữ trong điều kiện bảo quản
Đưa vào trong kho (kho mát, kho lạnh)
8. Sử dụng
Gieo hạt
* Nông dân thường bảo quản trong chum, vại, đóng trong bao, treo ở chỗ khô ráo, thời gian bảo quản từ 1-2 năm.
II. Bảo quản củ giống
1. Tiêu chuẩn của củ giống
- Có chất lượng cao
- Đồng đều, không già quá, không non quá
- Không bị sâu, bệnh
- Không bị lẫn với các giống khác
- Còn nguyên vẹn
- Khả năng nảy mầm cao
2. Phương pháp bảo quản
- Bảo quản trong điều kiện thường.
- Bảo quản trong kho lạnh: t0 = 00C- 50C, độ ẩm không khí từ 85-90%.
3. Quy trình bảo quản củ giống
Thu hoạch ® Phân loại và làm sạch ®Xử lí chống vsv hại ®Xử lí ức chế nảy mầm ®Bảo quản ®Sử dụng.
- Thu hoạch: đúng thời điểm
- Phân loại và làm sạch: bỏ củ sứt, vỡ, bị sâu hại.
- Xử lí chống vsv hại: sử dụng chất bảo quản phun lên củ hoặc trộn với cát để ủ.
- Xử lí ức chế nảy mầm: bảo quản trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế nảy mầm phun lên củ.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập
Bảo quản củ giống
Nội dung
Bảo quản củ giống
Mục đích
Tiêu chuẩn hạt giống tốt
Phương pháp
Quy trình
Đáp án phiếu học tập số1,2
Bảo quản hạt củ giống
Nội dung
Bảo quản hạt giống
Bảo quản củ giống
Mục đích
- Có giống sản xuất cho vụ sau góp phần duy trì tính đa dạng sinh học
- Đảm bảo cho sức sống hạt giống tốt: có độ nảy mầm cao, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng
Tiêu chuẩn hạt, củ giống tốt
- Chất lượng cao
- Thuần chủng
- Không sâu bệnh
- Chất lượng cao
- Đồng đều, không già,non
- Không sâu bệnh
- Không lẫn
- Còn nguyên vẹn
- Khả năng nảy mầm cao
Phương pháp
- Ngắn hạn: cất giữ trong điều kiện bình thường
- Trung hạn: bảo quản ở điều kiện lạnh
- Dài hạn: bảo quản ở điều kiện đông lạnh
Ngắn hạn: cất giữ trong điều kiện bình thường hoặc kho lạnh
Quy trình
Thu hoạch-> tách hạt-> phân loại, làm sạch-> Làm khô-> Xử lí bảo quản-> đống gói-> bảo quản-> Sử dụng
Thu hoạch-> phân loại, làm sạch-> Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại-> Xử lí nức chế nảy mầm-> bảo quản-> Sử dụng
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài 41 và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu xem ở địa phương em hạt, củ giống được bảo quản như thế nào?
- Đọc trước bài 42.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- ppct-20.doc