- Gv giới thiệu – HS hoạt động cá nhân
- HS quan sát tranh (SGK) trang 75.
(?) Nêu những hình ảnh có trong tranh ?
Gọi từng HS trả lời.
- GV kết luận: Trong chủ đề tự nhiên sẽ giới thiệu với các em về nội dung thực vật, động vật và các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, trái đất .
1 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 40: Thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 40: Thực vật Lớp 3
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể:
I. Giới thiệu chủ điểm:
Mục tiêu: Giới thiệu chủ điểm mới: Tự nhiên
P. pháp: Thuyết trình, hỏi đáp, quan sát
ĐD: Tranh trong SGK( 75)
- Gv giới thiệu – HS hoạt động cá nhân
HS quan sát tranh (SGK) trang 75.
(?) Nêu những hình ảnh có trong tranh ?
Gọi từng HS trả lời.
- GV kết luận: Trong chủ đề tự nhiên sẽ giới thiệu với các em về nội dung thực vật, động vật và các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, trái đất ....
II. Bài mới:
GV giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Mô tả thực vật
Mục tiêu:
+ Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên
+ Nêu những điểm giống và khác nhau của cây cối
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, quan sát
Đồ dùng:
+ Tranh ảnh trong SGK (trang 76,77)
+ Cây thật (sưu tầm)
- Ghi đề bài lên bảng, gọi vài em nhắc lại
Phương án 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên thiên
(Do trời mưa nên không thực hiện được)
Phương án 2 : Làm việc cả lớp
Mô tả những cây các em đã quan sát ở nhà, ở trường.....
Bước 1 : GV giao việc: Cô đã dặn các em quan sát 1 số cây ở nhà, ở trường hoặc trên đường đi học, bây giờ các em sẽ nêu cây đó là cây gì, trồng ở đâu, có hình dạng, kích thước như thế nào ?
-GV gọi lần lượt khoảng 7-10 em trình bày.
-Chuyển tiếp : Để hiểu hơn sự đa dạng của các loài cây, các em hãy mở SGK trang 76, 77 để quan sát các cây ở trong sách và kể tên một số cây mà em biết.
+ GV gọi một số em kể, học sinh khác bổ sung.
GV (?) Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước các cây mà các em đã quan sát ?
- HS trả lời. HS khác bổ sung.
*GV tiểu kết : Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. (Một số học sinh nhắc lại)
Bước 2: Thảo luận nhóm ba (GV chia nhóm 3 theo trò chơi)
+ GV giao việc: Các nhóm quan sát, thảo luận các cây đã sưu tầm được và chỉ rõ các bộ phận của cây.
+ Học sinh thảo luận nhóm - GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
+ Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
+ Các nhóm khác bổ sung.
*GV tiểu kết: Mỗi cây thường có 3 bộ phận : Rễ, thân, lá. Ngoài ra, một số cây có hoa, quả.
GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả.
Học sinh đọc kết luận trong SGK trang 77.
GV liên hệ : (.....)
2. Hoạt động 2 : Vẽ và tô màu một số cây
+ Mục tiêu: Vẽ được 1 số cây, tô màu theo các bộ phận của cây.
+ Phương Pháp:
Thực hành
+ Đồ dùng : Giấy A4, bút màu, giấy roky, hồ dán.
Chuyển tiếp : Các em đã quan sát và mô tả được một số cây, bây giờ các em sẽ vẽ các cây mà các em đã quan sát được.
*Hoạt động theo nhóm 6
GV giao nhiệm vụ : Mỗi em sẽ vẽ và tô màu ít nhất 1 cây lên giấy, sau đó các em dán tranh vẽ lên tờ bìa của nhóm mình. Nhóm nào có nhiều tranh vẽ, tô màu và dán đẹp sẽ được thưởng.
-Học sinh thực hành, GV theo dõi, giúp đỡ.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm.
-Học sinh tham quan.
-Nhận xét và bình chọn tranh đẹp.
III/Củng cố - tổng kết
+ Đại diện 1 nhóm giới thiệu tranh vẽ, nêu tên cây và các bộ phận của cây.
+ GV nêu lại nội dung chính và nói thêm về một số lợi ích .
+ GV nhận xét tiết học - Tuyên dương cá nhân, nhóm tốt.
File đính kèm:
- THUC VAT(1).doc